Tag

Cá “tỷ đô” đang “mắc cạn”

Doanh nghiệp 25/09/2021 18:54
aa
TTTĐ - Đứng trước những hệ lụy tất yếu bởi dịch Covid-19, loài cá tra chiến lược của ngành thủy sản đang phải chịu nguy cơ sụp đổ bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Vì thế, để có thể phục hồi, các doanh nghiệp cần được ứng cứu kịp thời và nhanh chóng.
Mối lo của xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc Xuất khẩu cá tra sụt mạnh vì “tắc” tại các cửa khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp chế biến thủy sản “khóc ròng”

Việc áp dụng mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” làm giảm đến 50% lượng nhân công làm việc tại nhà máy, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, giá vận chuyển tăng 5 - 7 lần… là các yếu tố tác động trực tiếp tới tình hình sản xuất chung.

Theo đại diện một số doanh nghiệp, hiện nay, tại một số địa phương, các biện pháp phòng chống dịch mang tính rập khuôn, lý thuyết đã khiến họ phải “khóc ròng”.

Một lãnh đạo nhà máy chế biến cá phi lê đông lạnh tại miền Tây cho biết, họ đã chi hàng tỷ đồng cho chi phí ban đầu cũng như các phát sinh hàng ngày như ăn, ở, sinh hoạt… để sắp xếp cho hơn 1.000 con người làm việc tại chỗ.

Mục đích là không để quá trình sản xuất phải dừng vì phải giữ đơn hàng quốc tế quan trọng và cố gắng duy trì việc làm cho công nhân viên không bị thất nghiệp thời dịch. Nhưng tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt trong nhiều tháng nay, doanh nghiệp đã phải chịu nhiều áp lực hơn về các chi phí này.

Trong suốt thời gian này, tình hình vận chuyển của các đơn vị cũng rơi vào bế tắc. Một trong những việc làm mất thời gian nhất là giải quyết các thủ tục giấy đi đường cho lực lượng tài xế.

Theo đại diện một số doanh nghiệp, do đơn vị sản xuất liên kết với các hộ nuôi ở nhiều tỉnh nên lộ trình thu mua ở cả đường thủy và đường bộ phải qua nhiều chốt trạm của các tỉnh, thành. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại một kiểu giấy tờ khác nhau, yêu cầu kiểm soát cũng không thống nhất nên rất khó đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu sản xuất và phát sinh các loại chi phí khác.

Cùng với đó, quy định áp dụng giảm từ 30-50% số nhân công làm việc tại nhà máy theo chỉ đạo phòng chống dịch đã khiến công suất sản xuất không đạt, kéo theo nhu cầu thu mua cá nguyên liệu giảm mạnh.

Cá “tỷ đô” đang “mắc cạn”
Chỉ có 30-40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động

Trong khi bà con nuôi cá muốn duy trì ao nuôi phải chịu chi phí đầu vào cao và giá thành nuôi phải tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Vấn đề không đủ nguyên liệu sản xuất khiến các ông chủ trong ngành không khỏi đau đầu.

Một khó khăn nữa là khi hàng xuất khẩu phải gánh chi phí vận chuyển đường biển cao ngất do thiếu trầm trọng container rỗng từ cuối năm 2020. Hiện giá cước thuê container đã ở mức 6.000-6.500 USD/container so với hồi đầu năm 2021 là 1.400 USD/container.

Ở mức giá này, chi phí vận chuyển đã chiếm 30-40% chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp hầu như không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải chấp nhận gia tăng chi phí tồn kho, thuê kho lạnh hoặc giảm lợi nhuận để giữ khách hàng quốc tế.

Các loại chi phí tăng cao trong khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ nhanh chóng phát sinh nhiều vấn đề hóc búa về sau, nếu bối cảnh các quy định chống dịch của Chính quyền vẫn cứ tiếp diễn giật cục, khó dự đoán.

Con cá chiến lược cần được “giải cứu”

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, cá tra là loài mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, góp phần lớn vào sự phát triển xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung.

Cá tra là nguồn "kho báu" vô tận của thiên nhiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngành thủy sản có thể đã có trong tay "tỷ đô" mỗi năm khi khai thác được loài cá chiến lược này, nâng tầm giá trị cá tra Việt Nam trên trường quốc tế và ngư nghiệp quốc gia.

Cá “tỷ đô” đang “mắc cạn”
Các doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19

Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho việc phục hồi ngành thủy sản nếu tư duy quản lý trong cách phòng chống dịch tiếp tục đi theo lối mòn, rập khuôn và lý thuyết. Khi chuỗi cung ứng ngành thủy sản bị đứt gãy, dư địa của nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Chẳng hạn, ngành thức ăn thủy sản sẽ nhanh chóng bị tắc nghẽn cục bộ do giãn cách nên không thể nhập nguyên liệu đầu vào. Các mặt hàng giá trị gia tăng khác như bột cá, mỡ cá… cũng sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ của các khách hàng ở thị trường châu Âu và các nước khác.

Hiệu ứng "domino" sẽ nhanh chóng lan rộng đến các mắc xích quan trọng trong ngành, nếu địa phương không thật sự đánh giá kỹ những phát sinh không cần thiết, gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Thực tế rằng lãnh đạo một số địa phương chưa đạt được sự đồng bộ và thống nhất trong cách tiếp cận nội dung chỉ thị của Thủ tướng khi giãn cách xã hội.

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng, bản thân sự di chuyển của con người không phải thủ phạm lây lan dịch, mà nguyên nhân chính là sự di chuyển không an toàn.

Di chuyển an toàn khi hội tụ đủ ba yếu tố bao gồm con người, phương tiện và quy trình. Nếu người đã có đủ kháng thể bảo vệ, được trang bị các kỹ năng, kiến thức, đồ bảo hộ kỹ càng và áp dụng các quy tắc an toàn chặt chẽ khi tham gia lưu thông thì sẽ không có cách nào để con virus có thể tự do lây lan.

Vì vậy, chính những quy định không thống nhất giữa các địa phương đã khiến sản xuất, kinh doanh cá tra gặp khó. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7/2021 khi dịch Covid-19 lan nhanh từ TP HCM xuống các tỉnh miền Tây thì các doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam hứng chịu đầu tiên.

Ngay thời điểm đó, nhiều nhà máy không thể ứng phó kịp đã phải đóng cửa hoàn toàn. Do đó, tháng 8/2021, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm 30,66% so với tháng trước và giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo VASEP, tháng 8/2021, sự sụt giảm giá trị xuất khẩu cá tra nguyên nhân chính không bởi thị trường nhập khẩu mà công suất của tất cả các nhà máy chế biến cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm tối đa.

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngành thủy sản gặp khó khăn, mới đây, VASEP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương trong tháng 9/2021, đặc biệt là lực lượng công nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, VASEP cũng đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc quy định sản xuất “3 tại chỗ” bằng việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” sau khi đã tiêm đủ vắc xin ngừa Covid-19 và nơi ở công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy.

Đọc thêm

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế Doanh nghiệp

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Kim Tơ.
Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định Doanh nghiệp

Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định

TTTĐ - Dự án nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc Tập đoàn Food Empire Holdings của Singapore đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bình Định.
Standard Chartered: “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” Doanh nghiệp

Standard Chartered: “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa được vinh danh “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Doanh nghiệp

Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2024”.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới Doanh nghiệp

PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC: Hose: DCM) và Công ty Samsung C&T (Samsung) vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Với kinh nghiệm lâu năm và mạng lưới giao dịch toàn cầu, sản phẩm chất lượng cao từ hai bên sẽ được quảng bá và mở rộng phân phối đến khách hàng trên thị trường thế giới.
Xem thêm