Tag

Cà Mau chuyển từ phòng vệ thụ động sang chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Môi trường 02/04/2021 09:50
aa
TTTĐ - Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang chủ động thích ứng với thiên nhiên. Sự thay đổi ấy khá rõ ở tỉnh Cà Mau, địa phương chịu ảnh hưởng khắc nghiệt nhất của biến đổi khí hậu. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Tô Quốc Nam để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tỉnh đoàn Cà Mau phát động Tháng Thanh niên năm 2021 Cà Mau: Cua Năm Căn và lẩu mắm U Minh lọt top món ăn đặc sản Việt Nam Bộ Công thương tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương năm 2020 Cà Mau: Xin hơn 947 tỷ xử lý khẩn cấp 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm Chủ động phòng chống thiên tai bằng khoa học công nghệ
Ông Tô Quốc Nam
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau

Hạn hán, ngập úng, sạt lở nghiêm trọng

- Tỉnh Cà Mau có ba phía tiếp giáp với biển, thời gian gần đây, tỉnh liên tục chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô thì hạn nặng, mùa mưa lại ngập úng và sạt lở bở biển nghiêm trọng, xin ông cho biết rõ hơn về tình trạng này?

- Về hạn hán và xâm nhập mặn, mùa khô năm 2015 - 2016 được đánh giá là “lịch sử” nhưng đến năm 2019 - 2020 còn khắc nghiệt hơn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và giao thông hơn 1.000 tỷ đồng. Chỉ riêng huyện Trần Văn Thời trong mùa khô 2019 - 2020 có 45.000ha lúa bị ảnh hưởng vì thiếu nước ngọt và cũng vì khô hạn làm co ngót đất mà hệ thống giao thông đường bộ ở huyện này mất ổn định, bị sụt lún hơn 1.000 điểm.

Về ngập úng, trong năm 2020, hai đợt mưa lịch sử (tháng 9 và 10) đã nhấn chìm TP Cà Mau gần một tháng, khác với trước kia triều cường chỉ gây ngập úng vài giờ trong ngày. Bây giờ nước thoát không kịp nên ngập úng kéo dài cả ngày, thậm chí là nhiều ngày. Triều cường và mưa gây ngập úng đã nhấn chìm con đường từ Năm Căn về Mũi Cà Mau khiến xe cộ không lưu thông được, đây là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh mới làm từng mở ra nhiều hy vọng thúc đẩy phát triển mảnh đất cực Nam.

Về sạt lở bờ biển, tỉnh Cà Mau có 254km bờ biển bao quanh ba mặt từ Đông sang Tây; Trong đó, hơn 100km bờ Đông mỗi năm bị sạt lở sâu vào 30 - 40m (có đoạn sâu vào 50 m), hơn 100km bờ Tây mỗi năm bị sạt sở sâu vào 20 - 30m; Chỉ còn vài chục ki lô mét vùng Mũi Cà Mau là còn phù sa bồi lấn ra biển, tuy nhiên mức độ bồi lấn đã rất thấp so với trước đây.

Kè ly tâm tạo bãi đang phục hồi rừng
Kè ly tâm tạo bãi đang phục hồi rừng

- Thưa ông, triều cường và nước biển dâng ngày càng cao, vậy tại sao còn có tình trạng khô hạn dẫn đến co ngót đất làm sụt lún đường giao thông?

- Triều cường và nước biển dâng ở những khu vực nằm ngoài đê biển, đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Còn vùng nông nghiệp phải giữ nước ngọt mà đặc điểm của Cà Mau là nước ngọt từ sông Hậu không chảy tới được, nên phải bao ví giữ nước mưa để sản xuất và sinh hoạt. Khi hạn lớn, nhiều con kênh trước đây không bao giờ cạn nước thì vừa rồi cũng khô kiệt, nứt nẻ khiến đất co ngót; Chênh lệch với mực nước biển dâng bên ngoài cao dẫn tới những con đường giữa hai khu vực mất ổn định, sụt lún.

- Vậy hệ sinh thái nổi tiếng của Cà Mau là rừng ngập mặn và canh tác tôm lúa đang bị tác động như thế nào, thưa ông?

- Rừng ngặp mặn ven biển vốn là lá chắn bảo vệ Cà Mau từ xưa, đang dần biến mất. Dải rừng ven biển ở Cà Mau vốn dày từ 500 - 3.000m, nay chỉ còn 100 - 1.000m. Còn sản xuất nông nghiệp, khô hạn làm cho canh tác tôm lúa rất khó khăn. Vùng đất Cà Mau không có nước ngọt từ sông Hậu, chỉ bao ví giữ nước mưa để sản xuất, khi hạn lớn thì nước bay hơi, còn muối mặn sắt lại, ao nuôi tôm trong nội đồng có khi độ mặn lên tới 35 - 40%o, thậm chí 50%o, mặn chát hơn nước biển, tôm bị dịch bệnh chết hết. Tôm nước lợ chỉ sống tốt với nước có độ mặn 15 - 25%o.

Sáng tạo và kiến nghị để thích ứng

- Trước thiên nhiên trở nên khắc nghiệt, những năm qua, Cà Mau đã làm gì để chủ động thích ứng?

- Cà Mau đã sáng tạo được kè ly tâm tạo bãi để bảo vệ và phát triển đai rừng phòng hộ rất tốt, cho đến nay, đây là phương pháp chống xói lở bờ biển hiệu quả nhất. Trước kia, các kiểu đê biển xây gần bờ đều bị sóng biển đánh sụp đổ. Còn kè ly tâm dựng cách bờ 100 - 200m, gồm những cọc bê tông đóng liền nhau, đóng 2 hàng song song cách nhau 1,5 - 2m và bỏ đá to vào giữa để giảm sóng, giữ phù sa tạo bãi bồi.

Nguyên lý như sau, sóng biển vào đến đây sẽ bị phân tán luồn qua kẽ hở các hộc đá và kết quả là lực tàn phá bị triệt tiêu, bờ bên trong được bảo vệ không bị xói lở, nước biển khi trở ra cũng luồn qua hộc đá thì phù sa được giữ lại, vài năm tạo nên bãi bồi. Nếu sát bờ còn rừng tự nhiên thì rừng sẽ lan ra bãi bồi, nếu không còn rừng tự nhiên thì trồng rừng cũng tạo được khu rừng mới. Cà Mau làm thí điểm kè ly tâm tạo bãi vào năm 2010 với 300 m, đến nay bằng nhiều nguồn vốn đã làm được 40km, khôi phục gần 300ha rừng; Phương pháp này đang được các tỉnh ở ĐBSCL học tập.

Trong sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều sáng tạo thích ứng với thiên nhiên, điển hình là thí điểm trữ nước tại chỗ cho 600ha ở huyện Trần Văn Thời. Khu vực này, ngân sách đầu tư đê bao vòng ngoài, bên trong nông dân làm ao trữ nước với diện tích theo quy định cho phép là 20% tổng diện tích, tức là cứ 1ha thì hạ thấp 2.000m2 để làm ao. Đây cũng là ao nuôi cá, tăng thêm thu nhập.

Một cánh rừng ven biển đã bị sóng đánh tan
Một cánh rừng ven biển đã bị sóng đánh tan

- Cà Mau có hơn 200km bờ biển phía Đông và phía Tây bị xói lở nghiêm trọng, với phương pháp làm kè ly tâm tạo bãi bảo vệ bờ biển rất tốt vậy tại sao chục năm qua chỉ làm được 40km, thưa ông?

Nguyên nhân khiến việc thi công kè li tâm còn khiêm tốn là do thiếu vốn. Mỗi cây số kè ly tâm tạo bãi cần 25 - 30 tỷ đồng ở bờ biển Tây và 45 - 50 tỷ đồng ở bờ biển Đông (phía Đông tốn tiền hơn bởi chênh lệch thủy triều lớn và sóng to hơn).

So với các loại đê biển khác thì làm kè ly tâm tạo bãi là rẻ và có hiệu quả cao, tuy nhiên vượt quá xa khả năng của tỉnh. Vì vậy, Cà Mau đang kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn làm kè ly tâm tạo bãi, trước mắt tập trung bảo vệ những khu vực xung yếu tổng cộng dài khoảng 70km. Đầu năm 2021 này đã có các nguồn vốn hỗ trợ để làm khoảng 10km.

Cà Mau cũng đã chủ động kiến nghị Trung ương xem xét cho thực hiện thí điểm cơ chế “Giao đất đầu tư các dự án sau khi doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ven biển” nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực. Đây là cơ chế xã hội hóa bảo vệ bờ biển, trồng rừng kết hợp tạo quỹ đất đầu tư các dự án đem lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội trong điều kiện hiện nay.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm