Tag

Bình Thuận thông tin về dự án hồ thủy lợi Ka Pét

Môi trường 07/09/2023 11:12
aa
TTTĐ - Liên quan đến dự án hồ chứa nước Ka Pét (thuộc huyện Hàm Thuận Nam), Tỉnh ủy Bình Thuận đã có những thông tin chính thức mà dư luận đang quan tâm.
Bình Thuận: Tuổi trẻ chung tay gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ Bình Thuận ra quân tham gia xây dựng đô thị văn minh Tỉnh đoàn Bình Thuận phát động cuộc thi "Trợ lý ảo cùng Olympic Tiếng Anh"
Vị trí giữa lòng hồ Ka Pét vào mùa mưa (Nguồn: CTTĐT Bình Thuận)
Vị trí giữa lòng hồ Ka Pét vào mùa mưa (Nguồn: CTTĐT Bình Thuận)

Ngày 6/9/2023, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An đã có thông tin chính thức về dự án hồ chứa nước Ka Pét, thuộc huyện Hàm Thuận Nam và khẳng định: “Không đánh đổi môi trường để lấy việc phát triển kinh tế đơn thuần”.

Theo đó, tỉnh Bình Thuận là một trong những địa phương khô hạn, với lượng mưa hàng năm thấp nhất cả nước. Tình trạng khô hạn dẫn đến nhiều vùng đất bị hoang hóa, sản xuất nông nghiệp khó khăn, hiệu quả thấp. Không chỉ thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt cũng thiếu, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng hệ thống công trình thủy lợi (bao gồm các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và kênh tiếp nước...) với tổng dung tích thiết kế hơn 362 triệu m3.

Tuy nhiên, với nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất dự báo đến năm 2030 lên đến hơn 1.169 triệu m3/năm, tổng dung tích thiết kế của các hồ nêu trên chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Mặt khác, các hồ thủy lợi lớn của tỉnh chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc và Nam (gồm các huyện Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và thị xã La Gi) chỉ có những hồ chứa nhỏ nên nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất thiếu trầm trọng. Một số khu vực phải ngưng sản xuất nông nghiệp có thời hạn.

Theo đó, nhu cầu đầu tư hệ thống hồ chứa nước để giữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân cần được ưu tiên và dự án hồ chứa nước Ka Pét là một trong những dự án thủy lợi được Nhân dân Bình Thuận nói chung, huyện Hàm Thuận Nam và các huyện lân cận nói riêng mong đợi từ nhiều năm qua.

Vị trí xây hồ chứa nước
Vị trí xây Hồ thủy lợi Ka Pét (Nguồn: CTTĐT Bình Thuận)

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự án hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị định số 93/2019QH14 ngày 26/11/2019 và được quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023.

Dự án có tổng dung tích thiết kế là 51,21 triệu m3. Mục tiêu cấp nước cho 13.967ha đất sản xuất nông nghiệp trong vùng khô hạn. Qua đó, hồ tạo nguồn nước thô phục vụ sinh hoạt cho khoảng 120.000 hộ dân huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết; Cung cấp 2,63 triệu m3/năm nước thô cho KCN Hàm Kiệu II, huyện Hàm Thuận Nam. Đồng thời, hồ chứa nước Ka Pét góp phần phòng, chống lũ, lụt, cải tạo môi trường sinh thái cho một số vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 697,73ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72ha (đất có rừng là 619,58ha, gồm: Rừng đặc dụng 137,95ha; Rừng phòng hộ 0,51ha; Rừng sản xuất 440,4ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng 40,72ha và đất không có rừng 60,14ha); Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha.

Tỉnh Bình Thuận khẳng định, quá trình lập dự án, địa phương và các cơ quan liên quan đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Hiện nay, UBND tỉnh Bình Thuận đang hoàn chỉnh hồ sơ, đề cương nhiệm vụ khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Đồng thời, tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án. Đối với báo cáo tác động môi trường, tỉnh đang hoàn thiện để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thẩm định và phê duyệt.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận cũng đang xây dựng phương án trồng rừng thay thế ở hạ nguồn theo đúng quy định của pháp luật, phấn đấu việc trồng rừng sẽ hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành dự án hồ chứa nước Ka Pét vào cuối năm 2025.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng hệ thống công trình thủy lợi
Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng hệ thống công trình thủy lợi nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước trên địa bàn (Nguồn: CTTĐT Bình Thuận)

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, quá trình triển khai thực hiện dự án hồ thủy lợi Ka Pét, các ban, Bộ, ngành Trung ương và tỉnh đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đánh giá tác động môi trường với phương châm “không đánh đổi môi trường để lấy việc phát triển kinh tế đơn thuần”.

Cũng vì lý do đó, quá trình lập dự án, tỉnh Bình Thuận đã rà soát kỹ lưỡng và đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt phương án giảm từ 160h rừng đặc dụng xuống còn 137,95ha rừng đặc dụng.

Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đợt 1 cho dự án hồ chứa nước Ka Pét với diện tích là 434,22ha. Việc trồng rừng thay thế của dự án được thực hiện trong diện tích quy hoạch rừng đặc dụng của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã có báo cáo và đề nghị bổ sung một số khu vực khác để trồng rừng thay thế phù hợp, như mở rộng trồng rừng thay thế hơn 2.000ha tại khu vực được quy hoạch cho rừng sản xuất.

Nếu được Quốc hội cho phép, tỉnh Bình Thuận có thể triển khai trồng đồng thời trên diện rộng, rút ngắn thời gian hoàn thành việc trồng rừng thay thế của dự án và đồng bộ với tiến độ hoàn thành xây dựng công trình của dự án.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm