Tag

Bình Thuận: Người dân vẫn "khóc dở" vì thiếu đất san lấp

Bạn đọc 03/08/2024 12:37
aa
TTTĐ - Ngày 17/7/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô có bài “Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp” phản ánh nhiều hộ dân ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận phải kéo dài việc xây dựng nhà cửa và các công trình vì khan hiếm đất san lấp mặt bằng. Đến nay, tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết.
Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp

Nhiều người dân ở huyện Đức Linh tiếp tục thông tin kêu cứu đến Báo Tuổi trẻ Thủ đô bày tỏ sự bức xúc về tình trạng thiếu đất san lấp để xây dựng nhà; cải tạo đất đồi để phát triển canh tác nông nghiệp nhưng không được lấy sỏi đá đưa đi.

Vừa gặp chúng tôi, bà Trịnh Thị Kim Loan (ở tổ 3, thôn 8, xã Đức Tín, huyện Đức Linh) đã chia sẻ: “Chúng tôi khổ quá trời rồi”. Bà kể, tháng 5 vừa rồi, ngôi nhà nhỏ của bà bị bão giật bay nóc nên không có chỗ ở, phải kéo nhau đến ở nhờ nhà người thân tại thị trấn Đức Tài; đồng thời, lo xây lại căn nhà mới để tháng 9 các con đi học được gần nhà.

Tuy nhiên, gần đến ngày khai giảng rồi mà việc xây dựng lại nhà chưa xong. “Nhà tôi xây lại chưa xong vì không có đất san lấp mặt bằng. Nhiều hộ dân khác ở huyện Đức Linh cũng ở tình trạng tương tự. Gia đình tôi mong các cấp chính quyền có hướng giải quyết để chúng tôi có đất san lấp nền nhà, ổn định cuộc sống và các con được đi học gần nhà”.

Bình Thuận: Người dân vẫn

Công trình của gia đình bà Trịnh Thị Kim Loan tạm dừng thi công vì không có đất đổ làm móng

Cũng ở xã Đức Tín, ông Nguyễn Xuân Minh (trú tại tổ 9, thôn 10) chỉ về khu đất đá cằn cỗi, cây không còn mọc được, cho biết: Gia đình ông lập nghiệp ở đây đã hơn 40 năm, canh tác đất đồi rộng 1,6 ha. Trước đây, cây cối xanh tươi cho thu nhập khá nhưng mấy năm nay đất đã cằn cỗi, sỏi đá nổi lên nên canh tác không hiệu quả, cuộc sống nghèo khó. Gia đình ông muốn cải tạo lại hơn 1ha đất để canh tác nông nghiệp cho hiệu quả. Phương án cải tạo là bóc lớp sỏi đá bên trên đưa đi nơi khác, để canh tác lớp đất bên dưới. Gia đình ông vừa có ý định thì nhiều bà con cũng muốn xin sỏi đá đem về để san lấp nền xây nhà ở.

“Tuy nhiên, gia đình tôi chưa được phép bóc lớp sỏi đá cằn cỗi bên trên vì không phù hợp với quy định. Không riêng gì gia đình tôi mà nhiều gia đình ở xã Đức Tín, xã Đức Hạnh (huyện Đức Linh) cũng có nhu cầu tương tự để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tôi rất mong các cấp có thẩm quyền tháo gỡ vấn đề này”, ông Minh nói.

Bình Thuận: Người dân vẫn

Nhu cầu cải tạo đất đồi để canh tác nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Xuân Minh chưa thực hiện được

Ở trụ sở xã Đức Tín, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Hoàng Nam xác nhận, trên địa bàn xã có nhiều hộ dân cần đất san lấp để xây nhà ở, nhiều hộ cần bóc đất cằn cỗi để phát triển canh tác nông nghiệp nhưng đang phải dừng lại. “Các hộ có kiến nghị với xã nhưng xã không giải quyết được. Chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện Đức Linh”, ông Nam nói.

Bình Thuận: Người dân vẫn

Văn bản số 1159/UBND-KT của UBND huyện Đức Linh gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Đức Linh ông Huỳnh Văn Tỉnh cũng cho hay: “Chính quyền huyện Đức Linh đã biết nhu cầu về đất san lấp mặt bằng để xây nhà ở và nhu cầu cải tạo đất đồi để canh tác nông nghiệp nhưng huyện cũng không có thẩm quyền giải quyết. Ngày 13/5/2024, UBND huyện đã có văn bản số 1159/UBND-KT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đề xuất các khu vực đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2024 để đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân. Hiện nay vẫn chưa biết bao giờ nhu cầu của người dân được giải quyết”.

Đọc thêm

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm