Bình Dương: "Bình thường mới" nhưng không lơ là phòng, chống dịch
Bình Dương tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất |
Từ ngày 27/9, tỉnh Bình Dương triển khai đồng bộ quét mã QR tại các điểm công cộng |
FDI Bình Dương vẫn đạt 1,5 tỷ USD trong 9 tháng |
Đợt bùng phát của đợt dịch thứ 4 từ tháng 5/2021 đến ngày 30/9, tỉnh Bình Dương đã liên tục có nhiều biện pháp tích cực trong công tác phòng chống dịch. Từ tỉnh có nhiều "vùng đỏ" số ca mắc có ngày lên đến hơn 7.000 ca mắc tuy nhiên đến ngày 30/9, toàn tỉnh đã kiểm soát dịch tốt, 9/9 địa phương đã là "vùng xanh"; Trong các "vùng xanh" toàn tỉnh chỉ còn 4 xã phường vùng đỏ và một số điểm đỏ.
Trước đó tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch từ ngày 1/10 tỉnh bước vào giai đoạn bình thường mới.
Một số mặt hàng tại chợ Thủ Dầu Một đã được kinh doanh trở lại dưới sự kiểm soát của lực lượng chức năng |
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 1/10, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh rất đông người dân tham gia lưu thông.
Một số cửa hàng, hàng quán bắt đầu kinh doanh trở lại, đa số các cửa hàng mở lại đều tuân thủ quy định phòng dịch, người bán và khách hàng đều đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khử khuẩn. Nhiều cửa hàng còn áp dụng mã QR khai báo di chuyển cho khách hàng quét để lưu lại trên hệ thống.
Giữa các gian hàng được bố trí có khoảng cách với khách hàng |
Một số chợ truyền thống đã được trở lại buôn bán như chợ Thủ Dầu Một nhưng dưới sự kiểm soát của lực lượng ban quản lý chợ. Theo đó, người vào chợ là những người đã tiêm vắc xin ít nhất mũi 1 và được 14 ngày, tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người F0 có chứng nhận khỏi bệnh; Khi vào chợ mua bán phải giữ khoảng cách, đeo khẩu trang.
"Nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm tôi phải ghé đầu tiên để mua thêm đồ dùng học tập cho con do trước đây dịch không đi mua được và các cửa hàng này trước đó đều bị đóng cửa", chị Nga (ngụ TP Thuận An) chia sẻ |
Trên địa bàn còn nhiều "điểm đỏ" đang được phong tỏa được kiểm soát chặt chẽ, nhiều tuyến đường liên thông tắt qua các địa phương được rào chắn kín để người dân đi những đường chính để có thể kiểm soát tốt người đủ điều kiện ra đường.
Đặc biệt các tuyến đường chính trong nội tỉnh và giáp ranh TP HCM vẫn được lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ.
Nhiều khu chợ truyền thống tại TP Thuận An chưa được hoạt động lại |
Trong nội tỉnh, lực lượng kiểm soát lưu lượng người dân ra đường theo các quy định trước đó của UBND tỉnh về các trường hợp hợp đủ điều kiện lưu thông như người đã tiêm vắc xin ít nhất mũi 1 và được 14 ngày, tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người F0 có chứng nhận khỏi bệnh.
Chợ truyền thống P. Lái Thiêu (Thuận An) vẫn chưa được hoạt động lại |
Tại các chốt kiểm soát giáp ranh TP HCM, Đồng Nai và Bình Phước từ ngày 30/9 đến sáng 1/10 có rất nhiều đoàn người là công nhân lao động đến xin được đi qua chốt để về quê là các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên. Tuy nhiên, do tỉnh chưa cho phép người dân lưu thông ra ngoài nên lực lượng chức năng đã khuyên bảo, tuyên truyền, vận động người dân quay về địa phương, liên hệ với các địa phương để nhận sự hỗ trợ. Tính đến 11h30 cùng ngày, các nhóm người tự về quê đã quay trở về nơi cư trú ban đầu trên địa bàn.
Nhiều tuyến đường tắt liên thông các địa phương trong tỉnh Bình Dương vẫn bị khoá chặt trong sáng 1/10 |
Nhiều tuyến đường vẫn được tỉnh Bình Dương giữ lại kiểm soát chặt lưu lượng phương tiện người dân ra đường |
Tối 30/9 và sáng 1/10, lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát rất vất vả để khuyên ngăn và vận động người dân không tự ý về quê, quay trở về nơi trọ, nhất là tỉnh Bình Dương đã có chính sách hỗ trợ người lao động để bước vào hoạt động bình thường mới |
Tỉnh Bình Dương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị phối hợp thực hiện nghiêm công tác kiểm soát người ra, vào tỉnh. Theo đó, Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 1265/CĐ- TTg; Tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người ra, vào địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong việc phối hợp đưa công nhân và người lao động ra khỏi địa bàn tỉnh cần lưu ý phải có sự thống nhất, đồng thuận của chính quyền các tỉnh, thành phố khác và được tổ chức thực hiện chu đáo, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Các ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và có sự phối hợp với các tỉnh, thành liên quan tổ chức hỗ trợ cần thiết, kịp thời nhằm động viên công nhân, người lao động không tự ý di chuyển về quê. Phối hợp đón công nhân, người lao động đã về quê trở lại làm việc, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công an tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành chức năng liên quan của các tỉnh Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức quản lý người dân di chuyển bên trong khu vực, tạo thuận lợi cho khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn. |