Tag

Bình Định: Vì đâu núi Hóc Giản tan hoang?

Bạn đọc 31/07/2019 08:49
aa
TTTĐ - Cả khu vực núi Hóc Giản đi qua hai xã Cát Tường, Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định) tan hoang, bóng cây xanh trên núi không còn, thay vào đó là những vạt đất đồi bị đào sâu tạo thành những hốc đất nham nhở.

Bình Định: Vì đâu núi Hóc Giản tan hoang?

Bài liên quan

Bình Định cần sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bình Định: Doanh nghiệp ngang nhiên khai thác đất sét trái phép, qua mặt cơ quan chức năng

Bình Định: Nhà máy được cấp phép nhanh nhất tỉnh thành đống phế liệu

Bình Định: “Vàng tặc” gây hậu quả nặng nề cho người dân xã Ân Nghĩa

Núi Hóc Giản biến thành đại công trường khai thác đất
Núi Hóc Giản biến thành đại công trường khai thác đất

Tại núi Hóc Giản, ngoài các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đất, còn xuất hiện những “đoàn quân” đất tặc. Trong đó, có cả sự tiếp tay của cán bộ địa chính.

“Đất tặc” lì lợm, chính quyền bất lực

Theo đường Ql.19B đi vào con đường đất thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn là tới khu vực núi Hóc Giản. Càng đi sâu vào phía trong núi càng thấy mức độ khai thác đất ở đây quy mô lớn như thế nào.

Cả khu vực núi Hóc Giản tan hoang, chỗ lồi, chỗ lõm, bóng cây xanh trên núi không còn, thay vào đó những vạt đất đồi bị lấy sâu tạo thành hốc đất lớn, có nơi sau khi đất bị lấy đi đã thành "bình địa".

Tại xã Cát Nhơn hiện có 3 doanh nghiệp là: Công ty TNHH Tân Lập; Công ty TNHH Đinh Phát và Công ty TNHH ĐTXD và TMDV Yến Tùng được cấp Giấy phép khai thác đất san lấp phục vụ công trình dự án đường trục Khu Kinh tế nối dài và một số công trình trọng điểm khác của tỉnh Bình Định.

Khu vực đất núi Hóc Giản xã Cát Nhơn bị lấy độ sâu trên dưới chục mét
Khu vực đất núi Hóc Giản xã Cát Nhơn bị lấy độ sâu trên dưới chục mét

Tuy nhiên, tại núi Hóc Giản qua xã Cát Nhơn, không chỉ có 3 doanh nghiệp trên khai thác đất mà còn có Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành là đơn vị chưa có giấy phép nhưng nhiều tháng nay vẫn ngang nhiên khai thác đất tại núi Hóc Giản. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng biết nhưng không xử lý.

Tìm hiểu thêm, phóng viên được biết khu vực đất mà Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành đang lấy nằm ở độ sâu âm xuống gần chục mét. Công ty này múc đất từ dưới múc lên vì địa hình đất nằm trên cao đã tạo thành những lõm hố sâu, rộng rất nguy hiểm, với khối lượng khai thác ước chừng hàng trăm nghìn m3 đất.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Minh Sự - Chủ tịch UBND xã Cát Nhơn cho biết: Chính quyền đã làm việc và lập biên bản đình chỉ việc khai thác đất trái phép đối với Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành nhưng doanh nghiệp vẫn lì lợm tiếp tục khai thác đất trái phép.

“Khi chính quyền tiến hành kiểm tra thì toàn gặp tài xế chứ không gặp được chủ doanh nghiệp. Chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện Phù Cát ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì vượt quá thẩm quyền xử phạt của cấp xã”. – Ông Sự thông tin.

Doanh nghiệp lấy đất từ dưới lấy lên tạo thành hầm hố
Doanh nghiệp lấy đất từ dưới lấy lên tạo thành hầm hố

Có hay không cán bộ địa chính bắt tay với doanh nghiệp khai thác đất lậu?

Từ núi Hóc Giản địa phận xã Cát Nhơn băng qua xã Cát Tường chỉ vài trăm mét, mới tận thấy sự càn quét khốc liệt của con người đối với tài nguyên thiên nhiên. Không một bóng cây xanh, đâu đâu cũng chỉ màu vàng, đỏ của đất, bụi bay mù mịt che khuất cả bóng người lẫn xe.

Tại núi Hóc Giản, thôn Chánh Liêm, xã Cát Tường hiện Công ty TNHH Công nghệ Xây dựng Nam Ngân; Công ty TNHH TPV (Công ty TNHH Tân Lập) có Giấy phép khai thác đất san lấp phục vụ công trình đường trục Khu Kinh tế nối dài.

Empty

Thế nhưng, theo người dân địa phương và tài xế chở đất phản ánh thì không hiểu vì lý do gì Công ty TNHH Nam Ngân không trực tiếp khai thác mà để Công ty TNHH Xây dựng Vận tải Tổng hợp Bình Diễm khai thác, rồi chở đất đem bán cho các dự án khác và khai thác đất nằm ngoài vị trí mỏ được cấp. Công ty này cũng vừa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác đất trái phép tại núi Mò O với số tiền 50 triệu đồng.

Một đơn vị khác là Công ty TNHH Tường Quang cũng mới bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác đất trái phép. Tuy nhiên, Công ty này vẫn tiếp tục ngang nhiên lấy đất trái phép tại núi Hóc Giản.

Theo phản ánh của người dân, cùng chung sức với chủ doanh nghiệp Tường Quang (ông Mười Tàu - pv) khai thác đất lậu có cả cán bộ địa chính xã. Tuy nhiên, khi vụ việc bị phát hiện xử lý thì vị cán bộ này vô can(?).

Núi Hóc Giản đang bị khai thác rầm rộ
Núi Hóc Giản đang bị khai thác rầm rộ

Cũng theo người dân, điểm chung các doanh nghiệp là khai thác đất chưa được cấp phép. Việc khai thác đất không phải phục vụ công trình đường trục Khu Kinh tế nối dài mà đem bán cho các công trình dự án bất động sản đang xây dựng trong Khu Kinh tế Nhơn Hội.

PV liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Hoàng – Chủ tịch UBND xã Cát Tường nhiều lần, nhưng ông Hoàng không bắt máy, nhắn tin cũng không trả lời.

Empty

Trước đó, liên quan tới việc khai thác đất ở núi Hóc Giản, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định là ông Hồ Quốc Dũng có chỉ đạo xử lý, yêu cầu các nhà nhà thầu nghiêm túc thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản và các quy định về môi trường đối với việc khai thác đất san lấp tại núi Hóc Giản theo quy định.

Vậy nhưng, tình trạng "liên minh" cùng nhau khai thác đất lậu, bán tài nguyên trục lợi theo kiểu lợi ích nhóm vẫn diễn ra, chính quyền cơ sở thì bất lực. Chưa kể đến, có thêm sự tiếp tay, góp sức của cán bộ địa phương nên cuộc chiến với đất tặc, đất lậu tại Bình Định vẫn còn dài dài nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định.

Tuổi trẻ Thủ Đô sẽ tiếp tục thông tin

Đọc thêm

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm