Tag

Biến thách thức nhựa thành cơ hội trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn

Môi trường 20/04/2023 09:00
aa
TTTĐ - Việt Nam tham vọng biến thách thức nhựa thành cơ hội trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức ứng dụng công nghệ cao, qua đó đóng góp chung vào nỗ lực chung toàn cầu.
Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa Thay đổi để hướng tới sản xuất xanh, thân thiện với môi trường

Nội dung trên được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân, trao đổi trong Hội nghị thường niên của Nhóm công tác triển khai trương chình NPAP diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/4.

Được thành lập theo thỏa thuận hợp tác giữa Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE); Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa (NPAP) là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và đối tác quốc gia quan trọng khác để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động.

Nhiều start-up tại ASEAN đang nỗ lực tái chế rác thải nhựa thành những đồ vật có ích (Ảnh: The Incubation Network)
Nhiều start-up tại Việt Nam đang nỗ lực tái chế rác thải nhựa thành những đồ vật có ích (Ảnh: The Incubation Network)

Theo đó, ba giải pháp can thiệp chính cần được Việt Nam thực hiện để đạt mục tiêu quốc gia giảm thiểu rác thải nhựa đại dương 50% vào năm 2025 và 75% vào năm 2030, bao gồm tập trung giảm thiểu và thay thế nhựa, mở rộng năng lực tái chế mang lại hiệu quả kinh tế, và mở rộng khu vực thu gom, xử lý an toàn chất thải rắn sinh hoạt cũng như ngừng xả rác bừa bãi.

Tại hội nghị, trưởng nhóm công tác, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân, khẳng định “Hội nghị thường niên là cơ hội để xây dựng, củng cố mối quan hệ, kết nối các chủ thể công tư và cộng đồng, nhằm hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và quản lý chất thải nhựa, biến thách thức nhựa thành cơ hội, động lực cho Việt Nam triển khai thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế tri thức với việc ứng dụng công nghệ cao để giảm phát thải nhựa”.

Chia sẻ quan điểm, bà Kristin Hughes - Giám đốc Chương trình đối tác hành động Toàn cầu về Nhựa (GPAP) và Chương trình Tuần hoàn nguồn lực của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhấn mạnh “Tiềm năng to lớn từ nền tảng đa chủ thể của NPAP, dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sẽ tập hợp chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và đơn vị nghiên cứu cùng hợp tác chặt chẽ để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa”.

Biến thách thức nhựa thành cơ hội trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn
Hội nghị thường niên của Nhóm công tác triển khai trương chình NPAP diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/4

Bà Ramla Khalidi, Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng đánh giá rất cao “sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam trong việc đặt ra mục tiêu thể hiện tham vọng và quyết tâm nhằm quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa thông qua cách tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn, như được đề cập tại Kế hoạch quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2023. Việc thực hiện mục tiêu này sẽ chỉ khả thi với những nỗ lực và đổi mới sáng tạo hiệu quả, có sự phối hợp của các bên”.

Hội nghị thường niên của nhóm công tác đã trình bày những kết quả NPAP Việt Nam đạt được trong hai năm qua cùng kế hoạch hoạt động năm 2023, trong đó định hướng thành nhập các Nhóm kỹ thuật tập trung thúc đẩy chính sách, đổi mới sáng tạo và khơi nguồn tài chính, giới và phát triển toàn diện trong kế hoạch thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa.

Ngay trước Hội nghị thường niên, các thành viên NPAP đã tham gia hội thảo với chủ đề “Tăng cường hợp tác đa bên nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn về nhựa tại Việt Nam”, thảo luận sâu về hiện trạng môi trường chất thải nhựa ở Việt Nam, xác định các hành động cốt lõi cần thực hiện như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về bao bì bền vững, thúc đẩy thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), tài chính xanh cho các dự án tái chế, và nâng cao năng lực cho địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải nhựa và chất thải rắn nói chung, cũng như giải quyết vấn đề liên quan đến giới và phát triển toàn diện.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm