Tag
Nhiều người đi bộ "phớt lờ" cầu bộ hành

Bất chấp nguy hiểm chỉ vì... "tiện"

Đô thị 01/03/2023 15:52
aa
TTTĐ - Việc người đi bộ thản nhiên băng qua đường, “phớt lờ” cầu bộ hành và các quy định an toàn giao thông đang là thực trạng diễn ra tại nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội: Xây dựng thêm 4 cầu vượt tại quận Thanh Xuân và Long Biên Sẽ tháo dỡ Cầu bộ hành Gami Hội An nếu có nguy cơ mất an toàn giao thông Khi cầu bộ hành không dành cho người đi bộ...

“Sang đường luôn thì nhanh hơn so với việc phải leo lên cầu”

11 giờ 45 phút trưa, từng tốp các em học sinh của trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy) chạy ùa ra khỏi cổng khi tiếng trống báo hiệu tan học vừa điểm. Giao thông ùn tắc, ô tô và xe máy của các bậc phụ huynh dừng, đỗ chật ních trên vỉa hè và dưới lòng đường. Mặc dù điểm cầu bộ hành chỉ cách cổng trường vài bước chân nhưng theo ghi nhận của phóng viên, chỉ có một số ít các bậc phụ huynh và các em học sinh lên cầu để đi sang bên kia đường. Nhiều em cùng cha mẹ chọn cách “thản nhiên” băng qua đường mặc cho dòng xe cộ đang nườm nượp.

Bất chấp nguy hiểm chỉ vì...
Các em học sinh “vô tư” sang đường dù cầu đi bộ chỉ cách vài bước chân

Khi được hỏi tại sao không lên cầu mà lại băng qua đường lúc các phương tiện đang di chuyển nguy hiểm như vậy, em Bùi Anh Thư trả lời: “Em thấy đi sang đường luôn thì nhanh hơn so với việc phải leo lên cầu thang để đi lên cầu”.

Không chỉ các em mà ngay cả người lớn cũng đồng tình quan điểm. Chị Hà, (mẹ em Bùi Anh Thư), cho biết: “Cũng biết là nguy hiểm nhưng từ cổng trường sang bên này đường có một đoạn ngắn nên tôi bảo cháu cứ sang thẳng cho nhanh. Đi bộ lên cầu cũng phải mất 4-5 phút ”.

Đây không phải là tình trạng chỉ diễn ra ở cầu đi bộ nối tiếp giữa trường THCS Dịch Vọng và trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) mà còn là tình trạng chung của 70 cầu bộ hành, chủ yếu ở các nút giao cắt và khu vực gần trường học, bệnh viện tại thành phố Hà Nội.

Bất chấp nguy hiểm chỉ vì...
Các em học sinh vượt rào để sang đường

Ghi nhận thêm tại điểm cầu đi bộ trước cổng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, nhiều người dân ở các lứa tuổi đều đi bộ băng qua làn đường có các phương tiện đang di chuyển đông đúc. Đáng nói, nhiều học sinh, sinh viên tận dụng những đoạn không có đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ để di chuyển sang bên kia đường, thay vì sử dụng cầu đi bộ cũng chỉ cách cổng trường vài bước chân.

Lý giải về việc cố tình băng qua đường, em Chu Mai Diệp Linh, sinh viên của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho hay:“Em thấy đường cũng không đông lắm nên tiện băng qua luôn. Nhiều bạn cũng như em. Ban đầu thì chúng em cũng sợ nhưng đi nhiều thành quen, cứ nhìn trước nhìn sau cẩn thận là không phải lo”.

Có thể nhận thấy mặc dù đa phần người dân nhận thức rõ được sự nguy hiểm khi băng qua đường và không chấp hành luật lệ giao thông nhưng vì sự tiện lợi, nhanh chóng trước mắt mà họ cố tình “nhắm mắt làm ngơ” cầu đi bộ. Em Nguyễn Bảo Châu, học sinh lớp 9A6, trường THCS Dịch Vọng chia sẻ: “Theo em, khi sử dụng cầu thang bộ để đi sang đường thì sẽ giảm thiểu được các trường hợp tai nạn do sang đường, tạt đầu xe và sẽ an toàn hơn cho mọi người. Tuy nhiên có một số bạn chủ quan, nghĩ mình có đủ khả năng để sang đường an toàn nên cứ thế đi qua hoặc là do bắt chước theo đám đông”. Chính những suy nghĩ này đã gây nên ngày càng nhiều những nguy cơ gây nguy hiểm cho chính bản thân người dân và những người tham gia giao thông.

Bất chấp nguy hiểm chỉ vì...
Người dân ngang nhiên qua đường khi không có bất kỳ tín hiệu nào dành cho người đi bộ

Anh Hoàng Bảo Ninh (quận Tây Hồ) ngán ngẩm lắc đầu: “Nhiều lúc mình đi xe máy cũng sợ vì cứ bất thình lình lại thấy một người chạy ào qua đường. Tay lái không vững hoặc không quen đường thì có khi bất ngờ mất lái”.

Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe

Hiện tại, trên toàn thành phố Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành phục vụ người đi bộ sang đường ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc.

Trung bình, mỗi cây cầu có mức đầu tư từ 3-10 tỷ đồng. Có không ít cầu bộ hành đã được xây dựng nhiều năm nhưng đến nay người dân sống tại Thủ đô vẫn chưa có thói quen dùng cầu để qua đường.

Bên cạnh đó, chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm chưa đủ nghiêm khắc. Khi phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng chủ yếu nhắc nhở, hướng dẫn người dân đi đúng phần đường, không gây trở ngại cho các phương tiện tham gia giao thông. Nếu có xử phạt thì mức độ phạt hành chính cũng rất nhẹ.

Theo Điều 9 Nghị định 100: Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn…

Ngoài ra, đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 100.000đ - 200.000 đồng.

Nhìn ra thế giới, tại Thái Lan, có những đoạn đường được sơn chữ to để người đi bộ dễ quan sát. Những ai đi qua đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền khoảng 200 USD (tương đương khoảng 4,7 triệu đồng).

Ở các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật, có nhiều đoạn đường người đi bộ không dám băng qua. Vì nếu chẳng may bị tai nạn thì người đó không những không được bồi thường mà ngược lại phải bồi thường cho người điều khiển phương tiện giao thông.

Bất chấp nguy hiểm chỉ vì...
Từng tốp người dân sang đường trong khi cầu đi bộ ở ngay bên cạnh

Tuy chính quyền Hà Nội đã chỉ đạo các Sở ban ngành liên quan tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm nhưng số lượng người vi phạm quá nhiều khiến việc xử lý không xuể. Vậy là “đâu lại vào đấy”.

Trước tình trạng nhiều người tự ý băng qua đường, không sử dụng cầu bộ hành, ảnh hưởng đến giao thông đô thị, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của công tác kiểm tra, xử phạt để thay đổi thói quen băng cắt qua đường tùy tiện của người đi bộ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kiến nghị cần lắp đặt thêm camera tại các vị trí gần cầu vượt và hầm bộ hành để tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm. Điều cốt lõi nhất vẫn là mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức và có trách nhiệm bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng trong quá trình tham gia giao thông.

Tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, nếu người đi bộ vi phạm giao thông như: Băng qua đường, đi dưới lòng đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể đối diện với việc bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.

Đọc thêm

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão Môi trường

Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 14/9, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và người dân quận Hà Đông đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng Đô thị

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng

TTTĐ - Không ngần ngại giúp đỡ người già, trẻ nhỏ với thái độ niềm nở, thân thiện, anh nhân viên của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội không chỉ góp phần làm nên hình ảnh đẹp của ngành vận tải công cộng mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.
EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông Đô thị

Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9 Đô thị

Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9

TTTĐ - Hà Nội huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi Đô thị

Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi

TTTĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn, đến sáng 13/9, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục vận hành được khoảng 90% đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.
TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan Đô thị

TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan

TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống xe buýt hiện có của thành phố thành xe buýt điện, với kế hoạch triển khai gần 2.800 xe. Đây là bước đi tiên phong của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí metan và CO₂, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tương lai.
EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3 Đô thị

EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3

TTTĐ - EVN tiếp tục huy động tập trung nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục cung cấp điện trở lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian nhanh nhất.
Xem thêm