Tag

Báo hiếu - đừng đợi sang giàu

Văn hóa 08/04/2016 01:49
aa
TTTĐ - Nghe câu ca dao “Bậu ơi đừng đợi sang giàu/ Mau lo báo hiếu kẻo sau muộn màng”, lòng tôi thắt lại. Chữ hiếu nói thì dễ, làm thì sao khó vậy?

Nghe câu ca dao “Bậu ơi đừng đợi sang giàu/ Mau lo báo hiếu kẻo sau muộn màng”, lòng tôi thắt lại. Chữ hiếu nói thì dễ, làm thì sao khó vậy?

Báo hiếu - đừng đợi sang giàu
Ảnh minh họa

Tôi sinh ra trong gia đình có năm anh em. Tôi là con út, sinh sau đẻ muộn nên được mẹ tôi thương yêu nhất. Lúc tôi bốn tuổi thì bố tôi mất. Suốt những năm tháng tuổi thơ tôi sống với mẹ. Các anh chị thì lúc đó đã trưởng thành, người lập gia đình ra ở riêng, người đi làm xa, thi thoảng mới về thăm mẹ. Những lúc ấy tôi vui lắm. Mẹ tôi thì càng vui hơn.

Bình thường mẹ ăn uống tiết kiệm, có con cá, miếng thịt đều phần hết cho tôi, mẹ chỉ ăn rau dưa tương cà. Khi các anh chị về, mẹ đi mua sắm bao nhiêu đồ ăn thức uống ngon về nấu nướng cả ngày, rồi ngồi nhìn các con, các cháu ăn mắt lấp lánh hạnh phúc. Hết ngày giỗ tết, mẹ tôi lại chất hàng bao tải gạo, đỗ, lạc, rau củ quả lên xe cho con cháu mang đi. “Gọi là có chút quà quê biếu thông gia, bạn bè”, mẹ bảo vậy.

Lúc đó còn quá nhỏ, tôi chẳng suy nghĩ gì. Lớn thêm một chút, tôi đã bắt đầu để ý, thấy mỗi lần các anh chị về, chỉ mang đi là nhiều chứ khi về chả thấy ai cho mẹ đồng quà, tấm bánh nào. Tôi hỏi mẹ, mẹ nhẹ nhàng bảo tôi đừng có trách các anh chị. “Cuộc sống khó khăn, làm để nuôi con đã mệt rồi, chỉ cần con cháu khỏe là mẹ mừng. Mẹ không cần ai cho mẹ cái gì hết”, mẹ nói vậy.

Khi tôi được xã trao phần thưởng cho học sinh nghèo vượt khó là một mảnh vải, tôi kiên quyết không may áo mà tặng mẹ nhân ngày 20/10, mẹ mừng đến rơi nước mắt. Mẹ dắt tôi đi may áo, nhờ tôi chọn kiểu hộ mẹ. Mặc chiếc áo ấy lên, gương mặt mẹ sáng ngời hạnh phúc.

Học hết PTTH, tôi lên Hà Nội, xin đi làm công nhân tại KCN Quang Minh. Đi làm xa nhà, tôi canh cánh một điều là không ai chăm sóc mẹ nên tiền lương của tôi, ngoài việc chi tiêu vào sinh hoạt cá nhân, tôi gửi hết về cho mẹ. Tôi dặn mẹ phải mua thuốc bệnh, thuốc bổ uống, dặn mẹ mua thêm thức ăn ngon bồi dưỡng nhưng những lần về bất ngờ không báo trước tôi vẫn thấy mẹ ăn uống kham khổ, giản tiện, tất cả đều để dành để dụm chờ con cháu về cho. Tôi thương mẹ vô cùng.

Cách đây 8 tháng, khi đang làm việc thì tôi nhận được điện thoại của người làng báo rằng mẹ tôi đau nặng, phải đưa đi cấp cứu. Tôi vội vàng gọi điện cho các anh chị. Mọi người đều nói bận rộn công việc, gấp quá không thu xếp được nên cử tôi về trước xem tình hình ra sao. Tôi về bệnh viện huyện, bác sĩ nói mẹ tôi có khối u trong dạ dầy nhưng sức mẹ tôi quá yếu nên khó phẫu thuật. Tôi đề nghị cho chuyển mẹ tôi lên tuyến trên. Xe cấp cứu đưa ngay đi trong đêm.

Tôi ngồi bên mẹ, nắm lấy bàn tay xương xẩu gân guốc của mẹ, nhìn mái tóc bạc trắng của mẹ mà cố nén những giọt nước mắt đang chực trào ra. Các bác sĩ ở bệnh viện tỉnh cũng nghi ngại khối u của mẹ tôi là ác tính. Tôi vội vàng chuyển mẹ lên bệnh viện K. Lúc này các anh chị tôi mới đến được. Ai nấy khóc lóc mắt mũi đỏ hoe khiến tôi phải nói át đi rằng mẹ không làm sao, chỉ chuyển lên bệnh viện trung ương cho gần con cái.

Những ngày trước và sau khi mẹ phẫu thuật, các anh chị tôi thi thoảng đáo qua, còn lại giao toàn bộ cho tôi, nói tôi là công nhân, công việc không có gì quan trọng, xin nghỉ cũng không ảnh hưởng đến ai. Dù anh chị không nói tôi cũng vẫn cứ nghỉ việc để chăm mẹ nhưng nghe vậy lòng dạ tôi cứ thấy đắng đót. Tôi chăm sóc mẹ không ngại nhưng mẹ vẫn không thoải mái.

Tôi thấy mẹ thở dài khi những người cùng phòng khen tôi chăm chỉ, chịu khó. Tôi đành phải làm mặt vui vẻ, nói rằng các anh chị tôi đều bận công việc và có con nhỏ, mình tôi chưa vướng bận gia đình, công việc cũng chẳng khó khăn quá nên chuyên tâm vào chăm mẹ. Nghe câu ca dao “Bậu ơi đừng đợi sang giàu/ Mau lo báo hiếu kẻo sau muộn màng”, lòng tôi thắt lại. Chữ hiếu nói thì dễ, làm sao khó vậy?

Ngày có kết quả sinh thiết, tôi tưởng chừng như mọi thứ sụp đổ xung quanh mình khi khối u của mẹ có tế bào ác tính. Mẹ đã bị ung thư di căn, không còn sống được bao lâu nữa. Ra khỏi phòng bác sĩ điều trị, tôi đã trốn vào một quán cà phê, ngồi trong góc tối, khóc một mình rất lâu. Quay trở lại phòng bệnh, tôi phải nói dối mẹ là vì về công ty xin nghỉ không lương, phóng vội, bụi bay vào mắt nên dụi nhiều, mắt bị sưng. Tôi gọi điện thông báo cho các anh chị, đề nghị cả gia đình họp bàn về việc sẽ chữa trị cho mẹ thế nào.

“Bán đất ở quê đi thôi chứ anh em mình làm gì có nhiều tiền một lúc thế”, các anh chị tôi bảo. Anh cả tôi đứng ra lo việc này. Vài ngày sau anh trở lên, đưa tiền cho tôi, bảo: “Cố gắng xin nghỉ việc, chăm sóc cho mẹ để anh chị yên tâm làm việc, sau này, anh chị sẽ tìm chỗ tốt hơn xin cho em. Không phải anh chị không thương mẹ nhưng các cháu cũng phải có người chăm nom, rồi cũng phải có tiền ăn học nữa. Anh chị chỉ cần nghỉ một buổi là mọi việc sẽ rối tung lên hết cả. Tiền đây, em đừng tiếc để chi tiêu...”. Tôi muốn khóc một lần nữa, song tôi kìm lại được. Tôi cầm lấy những cọc tiền và yêu cầu, những ngày mẹ còn ở bệnh viện, mỗi người phải thay phiên nhau qua thăm mẹ hàng ngày để mẹ vui lòng.

Mấy tháng mẹ đi lại từ quê lên bệnh viện xạ trị, các anh chị tôi đều qua thăm, lại cho người lái xe đưa đón. Mẹ tôi rất nhớ các cháu, muốn gặp mấy đứa cháu nội ngoại để chuyện trò cho vui nhưng các anh chị đều gạt đi. Tôi phải nói mãi, mấy đứa cháu mới được đến bệnh viện thăm bà. Nhìn thấy bà gầy guộc nhăn nheo, trùm khăn kín đầu vì tóc rụng hết, hốc hác mòn mỏi, những đứa cháu đều ngần ngại, không dám chạy lại gần, không ríu rít ôm ấp như xưa, tôi quay mặt đi. Tôi không trách các anh chị, tôi cũng không trách các cháu. Dù là máu mủ ruột già nhưng lâu ngày không gặp nhau cũng không thấy gần gũi, tình cảm. Đêm hôm ấy, mẹ nằng nặc đòi về nhà. Linh cảm thấy có điều không ổn, tôi vội vàng gọi xe đưa mẹ về quê và thông báo với các anh chị dù bận đến đâu cũng phải về gấp.

Mẹ tôi nhẹ nhàng ra đi trong vòng tay con cháu. Đám tang mẹ, tôi ngồi nghe tiếng các anh chị tôi khóc mẹ. Trong lòng tôi hoàn toàn thanh thản vì tôi đã làm hết những việc có thể làm cho mẹ. Giá như các anh chị tôi cũng như tôi, lúc mẹ sống chăm sóc mẹ thật tốt, ở bên mẹ, yêu thương mẹ thì đến lúc mẹ mất đi không còn gì phải day dứt, hối hận vì chưa báo hiếu được cho mẹ nữa.

(Ghi theo lời kể của Đào Ngọc Dung, công nhân KCN Quang Minh, Hà Nội)

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm