Tag

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Muôn mặt cuộc sống 28/02/2025 15:57
aa
TTTĐ - Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp, thoát nước.
Những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe khi mưa lũ Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ Hải Phòng: Giải pháp nào cho sản xuất nước sạch tại huyện Tiên Lãng? Bài 2: Khi nước sạch là vấn đề bức thiết hàng đầu...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác... - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác... - Ảnh: VGP/Minh Khôi

"Chiếc áo" pháp lý đã chật

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay, tại khu vực đô thị có khoảng hơn 250 doanh nghiệp cấp nước, đang vận hành trên 1.000 nhà máy nước; tổng công suất các nhà máy cấp nước khoảng 13,2 triệu m3/ngày đêm. Tỉ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt 94%. Tỉ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Khu vực nông thôn có khoảng 18.000 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, 10 triệu công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.

Hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Đến tháng 12/2024, toàn quốc có 83 nhà máy xử lý nước thải đô thị đang vận hành ở hơn 50 đô thị, với tổng công suất thiết kế khoảng 2,064 triệu m3/ngày, công suất thực tế khoảng 1,063 triệu m3/ngày. Tỉ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị bình quân đạt 18% trên tổng lượng nước thải phát sinh. Đối với khu vực nông thôn, hầu hết nước thải sinh hoạt, sản xuất xả trực tiếp ra môi trường.

Hiện nay, pháp luật về cấp, thoát nước cao nhất là nghị định, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngành cấp, thoát nước.

Nội dung quy hoạch cấp, thoát nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ mang tính định hướng, chưa được quy định cụ thể, khó khăn cho việc lập, triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp, thoát nước quy mô lớn có tính liên kết vùng; nhiều đô thị bị ngập úng do hệ thống thoát nước quá tải hoặc thiếu đồng bộ.

Thiếu quy định xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về cấp, thoát nước; dữ liệu cấp, thoát nước từ Trung ương tới địa phương không đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin.

Hoạt động đầu tư phát triển cấp, thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư cấp nước nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo hiệu quả thấp, công trình kém bền vững, chất lượng dịch vụ kém. Nhu cầu vốn đầu tư thu gom, xử lý nước thải rất lớn (gấp từ 3 đến 10 lần vốn đầu tư cho cấp nước), trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách Nhà nước thấp, chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa.

Việc ban hành giá nước sạch gặp nhiều khó khăn; giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải còn thấp, hạn chế huy động nguồn lực đầu tư.

Quản lý nhà nước về cấp, thoát nước còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa đồng bộ, bị cắt khúc theo địa bàn; cấp nước khu vực đô thị và nông thôn khác nhau từ công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, chất lượng xây dựng công trình đến chất lượng dịch vụ.

Mô hình tổ chức quản lý cấp, thoát nước đa dạng, khác nhau giữa các tỉnh, thành phố; năng lực vận hành công trình cấp, thoát nước còn nhiều hạn chế, thiếu kiểm soát đặc biệt khu vực nông thôn.

Thiếu quy định quản lý cấp, thoát nước an toàn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn, hạn hán, sụt lún...).

Việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất đối với hoạt động cấp, thoát nước.

Cung cấp nước sạch ổn định, bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch của người dân, thu gom và xử lý nước thải đồng bộ với mục đích bảo vệ môi trường, thoát nước mưa chống ngập gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe con người.

Hướng tới quản lý phát triển cấp, thoát nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất cơ sở dữ liệu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa.

Kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng nước, hộ thoát nước, của các tổ chức, cá nhân đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước và Nhà nước. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư và vận hành công trình cấp, thoát nước; hỗ trợ đầu tư công trình cấp, thoát nước nông thôn, các khu vực khó khăn về nguồn nước, dân cư phân tán.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tư pháp, Tài chính, Công an, Hiệp hội Cấp, thoát nước Việt Nam… đã phân tích cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn và các tồn tại, hạn chế, sự cần thiết phải xây dựng, ban hành Luật Cấp, thoát nước, bảo đảm quản lý đồng bộ, thống nhất về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp nước, thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải; quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn công trình và cung cấp dịch vụ cấp, thoát nước; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động cấp, thoát nước.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật Cấp, thoát nước cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật Cấp, thoát nước cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phải bảo đảm không xung đột, không chồng chéo

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác, như quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thuỷ lợi, đầu tư công, giá, thuế… bảo đảm không xung đột, chồng chéo.

Bộ Xây dựng phải tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách có liên quan đến cấp, thoát nước trong những luật đã được ban hành, chỉ rõ bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó xác định những vấn đề riêng biệt, đặc thù của lĩnh vực cấp, thoát nước mà những luật khác không giải quyết được.

Phó Thủ tướng nêu rõ, nước sạch cũng là một loại hàng hoá thiết yếu, quan trọng mà Nhà nước có trách nhiệm quản lý, bảo đảm người dân được tiếp cận công bằng, đầy đủ, an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đầu tư hệ thống cấp nước cung cấp cho những nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng nước với tiêu chuẩn cao hơn theo mức giá tự thoả thuận.

Dự thảo Luật cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… và tiếp cận theo vùng, lưu vực sông, chứ không phải theo địa giới hành chính.

"Những gì đã rõ thì thể chế hoá thành các chính sách chi tiết ngay trong luật, đồng thời có một số định hướng lớn đối với những vấn đề chưa rõ, chưa thể dự báo, đánh giá hết", Phó Thủ tướng lưu ý.

Đọc thêm

Để an toàn lao động trở thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp... Muôn mặt cuộc sống

Để an toàn lao động trở thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp...

TTTĐ - Chỉ khi nào an toàn lao động trở thành văn hóa, ý thức chủ động của cả người sử dụng lao động và người lao động thì khi đó, số vụ tai nạn lao động mới được giảm thiểu.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

TTTĐ - Sáng nay, Lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025 đã diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 5/5, Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải Xã hội

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

TTTĐ - Ngày 7/5, UBND tỉnh Điện Biên sẽ khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện Muôn mặt cuộc sống

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của chính quyền cấp huyện.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Xem thêm