Tag

Báo chí luôn chia sẻ, đồng hành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Thủ đô

Giáo dục 20/06/2020 17:26
aa
TTTĐ - Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội nêu rõ nhiệm kỳ qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục toàn diện. Luôn đồng hành, tuyên truyền chính sách, phản ánh và định hướng kịp thời các vấn đề trong giáo dục, đó là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng mà báo chí cách mạng đã và đang thực hiện.

Báo chí luôn chia sẻ, đồng hành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Thủ đô

Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiểm tra một điểm thi tại kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2019

Bài liên quan

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng thông tin về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Bộ GD&ĐT đề nghị giảm tối đa giá sách giáo khoa năm học 2020 - 2021

Học sinh, sinh viên Thủ đô thi tài năng tiếng Anh

Luôn đồng hành, tuyên truyền chính sách, phản ánh và định hướng kịp thời các vấn đề trong giáo dục, đó là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng mà báo chí cách mạng đã và đang thực hiện.Nhân kỷ niệm 95 ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên - Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vai trò, nhiệm vụ của những người cầm bút trong sự nghiệp giáo dục Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà?

- Trong quá trình phát triển của ngành Giáo dục, báo chí luôn chia sẻ, đồng hành, phát hiện và đưa tin đa chiều về từng bước phát triển, thực hiện đổi mới giáo dục, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu đến với đông đảo người dân. Điều này tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội về những khuyết điểm, vi phạm, các vấn đề còn hạn chế, tồn tại để có giải pháp khắc phục, góp phần vào những thành công của ngành Giáo dục hôm nay.

Báo chí cũng đã chủ động, phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời hình ảnh người thầy trong thời kỳ mới, các tấm gương học sinh nỗ lực vượt khó, sáng tạo và đạt kết quả tốt trong học tập.

Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài từ tháng 2/2020 đến nay, ngành GD&ĐT đã phải trải qua nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là các trường học phải tạm đóng cửa để phòng, chống dịch. Báo chí đã chủ động, tích cực tuyên truyền về nỗ lực và quyết tâm của ngành trong công tác phòng, chống dịch và công tác dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng giáo dục; Những tấm gương người tốt, việc tốt; Các đơn vị trường học, tập thể, cá nhân cùng chung tay ủng hộ phòng, chống dịch; Tấm gương nhà giáo, học sinh đổi mới, sáng tạo và đạt kết quả tốt trong dạy và học trực tuyến, đóng góp vào sự thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam, được thế giới ghi nhận.

- Trong thời đại công nghệ số, một sự việc xảy ra luôn có thể ảnh hưởng đến nhiều người. Được biết ở nhiều quận huyện Thủ đô, các phòng Giáo dục chủ động mở khóa tập huấn nhằm trang bị kỹ năng xử lý các vấn đề truyền thông cho các nhà trường. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

- Giáo dục và đào tạo là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, công nghệ thông tin đang lan tỏa khắp toàn cầu, ngành Giáo dục Thủ đô chọn giải pháp chủ động đưa thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo; Chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục từ các cấp học, trường học thông qua hệ thống website của trường, phòng GD&ĐT, Cổng thông tin điện tử Sở GD&ĐT; Chủ động thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đồng thời, Sở đổi mới việc tập huấn về cung cấp thông tin, quy trình giải quyết thông tin về các vấn đề, vụ việc nóng... một cách nhanh nhất, không để lùm xùm gây hiểu lầm trong dư luận.

Năm 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý thông tin, báo chí cho 1.650 cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Sau khóa học, các học viên đã được chia sẻ và trang bị những kiến thức, kỹ năng để xử lý tình huống, liên quan tới thông tin truyền thông, báo chí một cách hiệu quả, chính xác và nhanh chóng.

Báo chí luôn chia sẻ, đồng hành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Thủ đô

- Nhiều người cho rằng, nghề giáo viên chịu ảnh hưởng rất lớn từ đánh giá của xã hội. Theo ông, bản thân mỗi thầy, cô giáo cần gìn giữ hình ảnh của mình như thế nào?

- Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ mới như hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng trí thức, công nghệ 4.0, cùng với đó là tự do ngôn luận, yêu cầu của xã hội đối với giáo viên cũng cao hơn. Điều này làm tăng áp lực với giáo viên nhưng cũng làm cho giáo viên phải chuẩn mực, giữ gìn hình ảnh.

Mỗi giáo viên cần phải tự mình nỗ lực rèn luyện đạo đức, lối sống và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhiều hơn, mọi hành vi phải nâng lên thành văn hóa trong đối nhân, xử thế, từ việc nhỏ đến việc lớn. Tuy vậy, mỗi thầy, cô giáo cũng không phải “đơn thương, độc mã” trong hành trình của mình, thành phố, ngành Giáo dục Thủ đô luôn có chính sách, biện pháp phù hợp để bảo vệ cái đúng, điều chuẩn mực, hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong bối cảnh mới.

- Đó cũng là mong đợi của nhân dân với đội ngũ nhà giáo trong thời kỳ mới. Vậy còn đối với những người cầm bút, ông kỳ vọng như thế nào về họ?

- Ngành Giáo dục Thủ đô đang triển khai Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, đòi hỏi nỗ lực lớn của toàn ngành và xã hội.

Tôi mong rằng các nhà báo, phóng viên theo dõi giáo dục, tổ chức Đoàn, Đội trong mỗi nhà trường luôn đồng hành với ngành Giáo dục Thủ đô; Tuyên truyền kịp thời, có sức thuyết phục cao các chủ trương, chính sách của ngành; Biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến. Đồng thời, báo chí cùng chia sẻ những khó khăn của ngành để xây dựng Giáo dục Thủ đô ngày càng phát triển.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm