Tag
Hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô: Đổi thay từ trong "mạch máu"

Bài 5: Bước chuyển mình trong phương thức lãnh đạo

Phóng sự 31/07/2023 09:00
aa
TTTĐ - Trong sự bứt phá vươn lên của nhiều địa phương có dấu ấn của cấp ủy, với những đổi mới trong phương thức lãnh đạo, vừa tháo gỡ kịp thời các vấn đề "nóng" trên địa bàn, vừa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình phát triển...
Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đổi mới, sâu sát từ thành phố tới cơ sở
Hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô: Đổi thay từ trong "mạch máu" Bài 2: Sức sống mới nơi các thôn, làng Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương Bài 4: Đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển

Cấp ủy chỉ đạo phát triển văn hóa

Trở lại câu chuyện phát triển văn hóa tại thị xã Sơn Tây, ít ai biết rằng khi triển khai ý tưởng về phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, nhiều người còn băn khoăn, cho rằng đây việc xa vời, nhất là khi công tác chuẩn bị chỉ trong 4 tháng, giữa bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa được đẩy lùi (năm 2020)

“Vì không dám nghĩ tới thành công nên không ai dám làm. Thậm chí, khi được vạch rõ các kế hoạch, công việc, nhiều người vẫn còn băn khoăn về tính khả thi của nó” - ông Trần Anh Tuấn, Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết.

Thế nhưng giờ đây, vào các tối thứ 7, hàng vạn người dân đổ về tuyến phố đi bộ, trong đó có rất đông người dân từ các tỉnh lân cận. Dọc tuyến phố đi bộ với tổng chiều dài 820m, các kiot nhà mặt phố, xe đẩy được kiểm soát kỹ từ thiết kế đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo không gian sôi động. Hòa vào đó, các tổ đội nhóm sôi nổi thực hiện các hoạt động sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí.

Bài 5: Bước chuyển mình trong phương thức lãnh đạo
Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây góp phần xây dựng không gian văn hóa mang tính cộng đồng

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây không chỉ góp phần phát huy tiềm năng, giá trị của di tích Thành cổ Sơn Tây mà còn góp phần xây dựng và duy trì không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, sống động, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật của Thị xã như: Đêm hội trăng Rằm - Trung thu Thành cổ năm 2022, Lễ kỷ niệm 200 năm Thành cổ…

Thành công đầu tiên này là tiền đề, bệ phóng để thị xã Sơn Tây tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn. Từ chỗ còn e dè, lúng túng trong tổ chức, giờ đây, bất cứ một hoạt động văn hóa nào do cấp ủy chỉ đạo cũng đều được triển khai thành công.

Bí thư thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn chia sẻ: Chưa bao giờ câu chuyện phát triển văn hóa cùng việc phát huy các giá trị nguồn lực văn hóa lại được Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội quan tâm, chú trọng như những năm gần đây. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã lần đầu tiên đề cập một cách toàn diện và sâu sắc tới văn hoá, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Thành ủy Hà Nội khóa XVII cũng đã ban hành Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt hơn, Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025

Bám sát các chương trình đó, Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 8/2/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thị xã, gắn với phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo; Nghị quyết 12-NQ-TU ngày 1/6/2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, gắn với phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Bài 5: Bước chuyển mình trong phương thức lãnh đạo
Hội thị mít Sơn Tây năm 2023

Thị ủy Sơn Tây đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc phát triển văn hoá - xã hội, xây dựng người Sơn Tây có nhân cách tốt, lối sống đẹp, đoàn kết, sáng tạo, thanh lịch, văn minh.

Hàng năm, thị xã đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ thể thao nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các giá trị di sản văn hóa với sự kiện tiêu biểu như: Tổ chức Lễ Kỷ niệm 200 năm thành cổ Sơn Tây; Nâng cấp thị xã tổ chức Lễ Tưởng niệm ngày mất Vua Phùng Hưng, Vua Ngô Quyền; Tổ chức khai mạc năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài về Sơn Tây, về miền di sản gắn với khai trương tuyến phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây; Tổ chức lễ hội Đền Và với quy mô lễ hội Vùng, thị xã tổ chức, Tổ chức hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài...

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn nhận định, những hoạt động đánh thức trầm tích văn hóa của Sơn Tây cần một quyết tâm rất lớn; Đòi hỏi cấp ủy, người đứng đầu phải truyền tải đam mê, khát vọng cho hệ thống chính trị; Đi trước, nói trước, làm trước, chứng minh trước, để cán bộ, người dân nhận diện được văn hóa là tiền đề phát triển.

“Đã từng rất lâu, thị xã Sơn Tây đứng giữa các định hướng phát triển và lúng túng giữa các hướng đi, nên chưa chọn ra được con đường riêng cho mình. Khi có chủ trương của Đảng, TP Hà Nội thì Sơn Tây nhận diện được rằng, lợi thế lớn nhất là văn hóa. Đưa văn hóa đi trước không phải là xem nhẹ kinh tế mà là để kéo theo giá trị gia tăng về đất đai, đầu tư, tạo động lực cho kinh tế địa phương”- Bí thư Thị ủy Sơn Tây chia sẻ.

Bài 5: Bước chuyển mình trong phương thức lãnh đạo
Thường trực Thành ủy khảo sát tại Di tích Đền Và

Chủ động vào cuộc xử lý vấn đề “nóng”

Nhiều năm trước, vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng từng là một trong những vấn đề nổi cộm tại huyện Mê Linh (Hà Nội). Hàng loạt vụ việc vi phạm đã được phát hiện tại các xã Tiến Thắng, Tam Đồng, Văn Khê, Thạch Đà... gây bức xúc trong dư luận.

Xác định đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để địa phương thực hiện tốt hơn công tác quản lý các lĩnh vực này, Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh đã ban hành hai nghị quyết chuyên đề. Đó là Nghị quyết số 12 về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện” và Nghị quyết số 13 về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Mê Linh”, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cùng người đứng đầu một cách cụ thể.

Huyện ủy, UBND huyện đã thành lập các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn và công bố rộng rãi để người dân cùng tham gia. Ngoài ra, huyện còn thành lập nhóm trên Zalo gồm tất cả cán bộ chủ chốt của huyện và các xã, thị trấn, nếu “có việc” sẽ đưa lên ngay và tự khắc các đơn vị, địa phương liên quan phải vào cuộc ngay.

Bài 5: Bước chuyển mình trong phương thức lãnh đạo
Huyện Mê Linh không bao che, nể nang trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Qua đường dây nóng, nhiều vụ việc đã tồn tại từ rất lâu, gây bức xúc trong dư luận đã được chỉ đạo xử lý dứt điểm, như vi phạm hành lang đường giao thông ngã ba thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh; Vi phạm về xây dựng và kinh doanh trên đất nông nghiệp, đất cây xanh tại tổ dân phố số 1 thị trấn Chi Đông; Vi phạm trật tự xây dựng khu vực công ty Anh Sáng, xã Văn Khê...

Không chỉ ở lĩnh vực quản lý đô thị, trật tự xây dựng, công tác xử lý các dự án chậm triển khai trên địa bàn cũng được Huyện ủy chú trọng đẩy mạnh với quan điểm, chậm ngày nào là lãng phí nguồn lực rất lớn ngày đấy. Năm 2022, Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức các buổi làm việc với từng chủ đầu tư dự án đô thị chậm triển khai trên địa bàn để tháo gỡ vướng mắc, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, có văn bản cam kết với thành phố và huyện có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện dự án.

Huyện cũng chủ động hơn trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp. Lãnh đạo huyện yêu cầu những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của huyện thì các phòng, ban phải vào cuộc giải quyết ngay. Có những việc phải xin ý kiến thành phố về thủ tục, đích thân Bí thư hay Chủ tịch huyện sẽ sát cánh, không để doanh nghiệp phải “tự bơi” .

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt ấy, một số dự án trên địa bàn đã có khởi sắc, như khởi công tổ hợp nhà ở tại khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án mở rộng khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và...

Tạo nguồn lực trong luân chuyển, sử dụng cán bộ

Trong những năm qua, huyện Mê Linh luôn chú trọng rèn luyện cán bộ thông qua công tác luân chuyển về cơ sở. Chủ trương của huyện là chọn địa phương, lĩnh vực mà cán bộ còn yếu, công việc trì trệ để sắp xếp, luân chuyển. Cách làm này tạo thêm nguồn lực để huyện khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo điều hành công việc ở cơ sở.

Bài 5: Bước chuyển mình trong phương thức lãnh đạo
Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Mê Linh Lỗ Xuân Hòa (áo tím) trao đổi công việc với cán bộ huyện

Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Mê Linh Lỗ Xuân Hòa cho biết, công tác luân chuyển, điều động cán bộ đi cơ sở được huyện triển khai từ nhiều năm nay. Đặc biệt, khi có Quy định số 07-QĐ/TU ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố", huyện Mê Linh càng chú trọng hơn công tác này.

Ông Lỗ Xuân Hòa đánh giá, một số xã, thị trấn, phòng, ban, đơn vị trước đây công việc trì trệ, sau khi được thay thế cán bộ lãnh đạo đã phát huy tốt năng lực, tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, như tại các xã: Hoàng Kim, Chu Phan, Thạch Đà, Văn Khê, thị trấn Quang Minh; Các đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm Phát triển quỹ đất…

Đáng kể, cùng với lựa chọn cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức để luân chuyển thì huyện cũng đưa cán bộ từ địa phương này sang địa phương khác để học hỏi và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

“Khi điều động, luân chuyển, chúng tôi giao "đầu bài" cụ thể cho từng đồng chí, nếu không làm được thì sẽ sắp xếp lại ngay. Nơi nào có biểu hiện không chấp hành sẽ dứt khoát xử lý, thậm chí giao Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy vào cuộc giám sát về quy chế nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt”, ông Lỗ Xuân Hòa cho biết.

15 năm nhìn lại, các địa phương sau khi sáp nhập về Hà Nội đã mang trên mình một diện mạo mới, một nội lực mới. Sự đổi thay tích cực trong từng con người, tổ chức; Từng hành động, phương thức lãnh đạo... tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại là những "mạch máu" hòa quyện vào nhau, đưa Hà Nội đến gần hơn mục tiêu là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước...

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm