Bài 4: Tiếp bước cha anh, cống hiến xây dựng đất nước
Góp sức trẻ dựng xây đất nước Khát vọng tuổi trẻ xây dựng đất nước hùng cường Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu: Lan tỏa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường... |
Bài 4: Tiếp bước cha anh, cống hiến xây dựng đất nước Bài 3: Mẹ yên tâm, hết dịch con sẽ về… Bài 2: Mình tự tin sẽ hoàn thành nhiệm vụ Sinh viên Thủ đô “gác bút nghiên” vào miền Nam chống dịch |
Đây là nhận định của rất nhiều người lính từng một thời “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” dành cho thế hệ trẻ ngày nay.
Niềm tin chiến thắng
Đã rất nhiều năm trôi qua nhưng ông Nguyễn Viết Trì, hội viên Hội Cựu chiến binh phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), Trưởng ban Ban Liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 20, Quân khu 9, khu vực Hà Nội vẫn không quên giây phút chia xa Hà Nội vào năm 1973.
“Khoảnh khắc biết mình chuẩn bị rời xa mái trường, xa Thủ đô, chúng tôi đều xúc động. Tuy nhiên, tất cả đều sục sôi khí thế lên đường chiến đấu vì miền Nam ruột thịt nên những thoáng buồn đều mau chóng được xua tan”, ông Trì nhớ lại.
Sau những ngày huấn luyện tại Tân Lạc (Hòa Bình) ông Trì cùng đồng đội hành quân 6 tháng vào chiến trường Tây Nam Bộ. Biết vào chiến trường là vào nơi gian khổ và ông cũng xác định chỉ khi nào thắng giặc mới trở về.
Ông Nguyễn Viết Trì |
Đặc biệt, ông dành nhiều sự quan tâm cho thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp bước thế hệ cha anh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo ông Trì, thời gian gần dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất là ở các tỉnh, thành phía Nam. Không nề hà gian khó, nguy hiểm đến tính mạng, hàng nghìn sinh viên các trường y, dược trên địa bàn Thủ đô đã tình nguyện lên đường chống dịch.
“Chống dịch như chống giặc. Trên mặt trận ấy không có tiếng súng nhưng không có nghĩa không có sự hy sinh. Tinh thần, ý chí, lòng yêu nước của thế hệ hôm nay không khác gì với chúng tôi, những người từng một thời “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”. Có chăng, sự khác nhau chỉ là hoàn cảnh lịch sử nhưng cùng mục tiêu mang sức trẻ, tri thức cống hiến để xây dựng và bảo vệ đất nước”, ông Trì chia sẻ.
Ông cũng tin tưởng, thế hệ trẻ ngày nay cũng sẽ làm được điều phi thường góp phần cùng đất nước chiến thắng “giặc Covid”.
Vì cuộc sống bình yên
Đồng quan điểm, ông Trương Ngọc Quang, cựu chiến binh Trung đoàn 20, Quân khu 9, khu vực Hà Nội cũng cho rằng cuộc chiến với “giặc Covid” ngày nay không kém phần gian khổ, khốc liệt. Khi đất nước cần người trẻ sẵn sàng lao vào chỗ nguy hiểm.
Ông Trương Ngọc Quang (thứ ba từ phải sang) cùng đồng đội (ảnh tư liệu) |
“Mặt trận chiến đấu của các bạn trẻ ngày nay không phải đối mặt với bom đạn như thời chúng tôi. Tuy nhiên, kẻ thù nguy hiểm không kém, thậm chí chúng còn vô hình, biến đổi khôn lường”, ông Quang cho biết.
Cũng theo ông Quang, nhiệt huyết, lòng yêu nước của tuổi trẻ thời nào cũng vậy luôn sẵn sàng “Đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì” khi Tổ quốc cần.
Năm 1973, khi đó ông Quang mới 18 tuổi đã như bao thanh niên Hà Nội, hăng hái xung phong lên đường vào Nam chiến đấu. Ông biên chế ở Trung đoàn 20 (e20), Quân khu 9 và chiến đấu tại chiến trường Tây Nam Bộ. Đất nước thống nhất, năm 1976, ông may mắn sống sót trở về rồi quay trở lại trường Đại học Xây dựng học tập.
“Khi lên đường nhập ngũ là lúc tôi vừa thi đại học được 2 ngày. Nhiều học sinh, sinh viên khác giống tôi “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc”, ông Quang chia sẻ.
Trong những năm 1970-1973, thực hiện lệnh tổng động viên, hàng vạn sinh viên miền Bắc đã “xếp bút nghiên” để đến với các chiến trường miền Nam. Những người lính - sinh viên ấy đã góp chung vào thành quả đấu tranh, giải phóng dân tộc và trở thành biểu tượng cho một thế hệ tri thức sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Thế hệ “Xếp bút nghiên lên đường cầm súng” khi ấy gồm các giảng viên, sinh viên, học sinh của hơn 30 trường đại học, trung học miền Bắc, chủ yếu là Thủ đô Hà Nội, từ Bách khoa, Tổng hợp, Sư phạm, Mỏ - địa chất, Y dược... Ra đi từ giảng đường, họ được huấn luyện một thời gian rồi được bổ sung vào các đơn vị ra chiến trường góp phần vào đại thắng mùa năm 1975.
“Tiếp bước thế hệ cha anh, ngày nay hàng ngàn sinh viên lên đường chống dịch. Dù khó khăn, gian khổ các bạn trẻ vẫn vững vàng để bảo vệ cuộc sống bình an cho Nhân dân, cùng đẩy lùi “giặc Covid". Đó là điều hết sức tự hào”, ông Quang nói