Tag
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Phải làm đến nơi đến chốn

Bài 4: Đủ kiểu lãng phí, trục lợi, cần "xử lý" từ ... gốc

Tin tức 17/03/2022 00:00
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh tại nhiều tỉnh, thành phố đang thiếu quỹ đất trầm trọng trong việc phát triển các công trình phục vụ xã hội thì có nghìn nhà, đất công lại bị bỏ hoang, hoặc sử dụng sai mục đích để trục lợi. Dù không ít lần các cơ quan chức năng yêu cầu chấn chỉnh nhưng việc quản lý nhà, đất công … vẫn lãng phí. Thực tế này đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ cùng chế tài mạnh để chấn chỉnh và khai thác hiệu quả.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả lĩnh vực, ở mọi cấp, mọi ngành
Bài 3: Cần mạnh tay xử lý trụ sở bỏ hoang, dự án đất vàng “đắp chiếu”
Bài 2: Quyết liệt và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý tài sản công
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Phải làm đến nơi đến chốn

Nghịch lý dân thiếu đất, dự án nghìn tỷ bỏ hoang

Trong quá trình đi thực tế, PV TTTĐ đã chứng kiến nhiều khu đất sử dụng không đúng mục đích, phổ biến nhất là tình trạng nhiều trụ sở cơ quan không sử dụng hết diện tích, cho thuê tràn lan làm cửa hàng kinh doanh, ăn uống, dịch vụ...

Tại Hà Nội, việc quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất là một trong những lĩnh vực quan trọng của thành phố. Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để triển khai kịp thời, đồng bộ các nội dung quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với hơn 10.700 cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đạt khoảng 97% với tổng diện tích đất hơn 43,7 triệu mét vuông, diện tích nhà là hơn 9,9 triệu mét vuông. Tuy nhiên, hiện có tới 66 điểm trong quỹ nhà chuyên dùng của Hà Nội đang để trống, chưa được khai thác, sử dụng, gây lãng phí nguồn lực. Đơn cử, nhà số 37 phố Hàng Khay, ngay trung tâm quận Hoàn Kiếm bỏ trống từ lâu nhưng chưa được đấu giá. Biệt thự số 17 phố Điện Biên Phủ (quận Ba Đình) có diện tích 451m2, vị trí đắc địa cũng bị bỏ không từ năm 2019 nay đã xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn nguồn tài sản của Nhà nước...

Bên cạnh việc đất công bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, tình trạng các đô thị “đô thị ma” giữa các thành phố lớn không có người sinh sống đang gây lãng phí rất lớn, làm mất đi cơ hội phát triển ở địa phương. Nguyên nhân là do sử dụng đất đai chưa hợp lý, cũng như việc chấp hành pháp luật về đất đai chưa nghiêm.

Bài 4: Đủ kiểu lãng phí, trục lợi, cần "xử lý" từ ... gốc
Khu đô thị mới Nam An Khánh nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, thuộc địa bàn hai xã An Khánh và An Thượng, huyện Hoài Đức - Hà Nội (Ảnh chụp tháng 11/2022)

Khu đô thị Nam An Khánh nằm ở phía tây Thủ đô, thuộc hai xã An Khánh và An Thượng (huyện Hoài Đức), ngay nút giao giữa Đại lộ Thăng Long và trục đường Lê Trọng Tấn là một ví dụ điển hình. Dự án được xây dựng từ năm 2008 với tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng gần 190ha, do Tổng công ty Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư. Khu đô thị có hơn trăm biệt thự đơn lập, song lập, khu liền kề, nhà vườn với các diện tích khác nhau. Với lợi thế thuận tiện về giao thông, khu đô thị này hướng đến mục tiêu kiến tạo môi trường sống đẳng cấp, hiện đại, trở thành nơi đáng sống tại Thủ đô. Tuy nhiên, sau hơn thập kỷ bị bỏ hoang, khu đô thị đã trở nên nhếch nhác, hoang tàn, chưa biết đến khi nào mới hiện thực hóa kỳ vọng ban đầu.

Tình trạng hàng chục nghìn căn biệt thự hay căn hộ hạng sang có giá hàng chục tỷ đồng đang tạo ra nhiều nghịch lý và mất cân đối trong sự phát triển thị trường nhà ở nói riêng và quản lý xã hội nói chung. Cùng với đó, một lượng lớn quỹ căn hộ chung cư được xây dựng để hỗ trợ cho người dân tái định cư cũng đang xảy ra tình trạng tương tự. Điều đáng nói là những khu đô thị bỏ hoang này lại thường có vị trí đắc địa và chiếm diện tích khá lớn nên vấn đề càng thêm nhức nhối, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người dân có thu nhập thấp đang phải đi thuê những chỗ ở tạm bợ, không bảo đảm chất lượng cuộc sống.

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các dãy nhà mọc lên như nấm ở những nơi mà cuộc sống của người dân gắn liền với canh tác nông nghiệp là chủ yếu. Điều đáng buồn là sau nhiều năm bị thu hồi đất, những “bờ xôi, ruộng mật” trước kia lại được thay thế bằng những khối bê tông lạnh lẽo chứ chẳng thấy một khu đô thị hiện đại, sầm uất đúng nghĩa ở đâu. Trong khi ấy, nông dân nằm trong diện giải tỏa không được cấp phép xây dựng, cải tạo do vướng quy hoạch, phải dời bỏ làng quê để tìm về nơi phố thị kiếm kế mưu sinh.

Nhiều năm qua, câu chuyện quản lý đất đai, xử lý dự án chậm triển khai mặc dù luôn được người dân quan tâm, các cấp, ngành coi trọng, chỉ đạo sát sao. Thậm chí có cả nghị quyết đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như biện pháp xử lý nghiêm đối với từng trường hợp vi phạm như xử phạt, công bố công khai, thu hồi, không giao dự án mới, nhưng rồi “đâu vẫn vào đấy”.

Phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm tư duy nhiệm kỳ

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) đánh giá, lãng phí đất đai là một trong những thực trạng “đang nhức nhối”. Bà Mai cho biết, theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện cả nước có hơn 743.786 ha đất đang để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Qua giám sát tại 7 địa phương đã có đến 1.739 dự án được coi là dự án “treo”, tương ứng với hơn 12.000 ha đất. “Đó là một sự thật rất đau lòng và gây bức xúc đối với người dân”, bà Mai nói.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội)
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm tư duy nhiệm kỳ

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, ngoài nguyên nhân của hệ thống pháp luật, nguyên nhân chính là trách nhiệm quản lý nhà nước. Theo bà Mai, khác với rất nhiều quốc gia trên thế giới có sở hữu tư nhân về đất đai, thì thể chế của Việt Nam có đặc thù nhất định. Hiến pháp đã khẳng định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

“Như vậy, một quyền lực rất lớn được trao gửi cho bộ máy nhà nước. Làm sao để sử dụng đất đai cho hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đó là trách nhiệm cao cả Hiến pháp đã trao cho cơ quan công quyền”, bà Mai nhìn nhận.

Tuy nhiên, theo bà Mai, tư duy nhiệm kỳ trong các cơ quan công quyền đang trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí đất đai rất lớn. Qua giám sát, bên cạnh rất nhiều địa phương đang tích cực thu hồi những diện tích đất hoang hóa, vẫn còn những địa phương cứ sau mỗi nhiệm kỳ thì số lượng các dự án “treo” lại tăng thêm. Bên cạnh đó, có tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân từ đất đai. Bà Mai dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước khẳng định, có biểu hiện lợi ích nhóm ở một số địa phương, vi phạm pháp luật về đấu thầu, giao đất không qua đấu giá…

Nữ đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng việc giải quyết vướng mắc về đất đai không chỉ là trách nhiệm của địa phương mà có trách nhiệm của rất nhiều bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, khi có vướng mắc, các địa phương gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành thì câu trả lời từ phía các bộ, ngành là “cứ thực hiện theo quy định của pháp luật”. Ngay cả khi pháp luật không có quy định hoặc có quy định khác nhau, câu trả lời trong nhiều trường hợp vẫn cứ là “thực hiện theo quy định của pháp luật” thì vướng mắc không thể giải quyết, điều đó cũng gây bức xúc và thất vọng đối với nhiều địa phương.

"Các cơ quan cần đề cao trách nhiệm, cơ chế minh bạch, ranh giới đúng sai rõ ràng để bảo vệ người trong bộ máy công quyền, khơi thông tâm lý e dè, lo lắng. Trách nhiệm giám sát cũng cần được tăng cường để tránh trục lợi cá nhân", bà Mai nói.

Cơ sở số 88 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) do Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội quản lý, đang bị sử dụng sai mục đích. (Ảnh MINH HÀ)
Cơ sở số 88 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) do Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội quản lý, đang bị sử dụng sai mục đích. (Ảnh Minh Hà)

Trước hàng loạt những lỗ hổng trong quản lý, sử dụng nhà chuyên dùng, ông Vũ Ngọc Anh (đại biểu Hội đồng Nhân dân quận Bắc Từ Liêm) chỉ rõ: "Có dấu hiệu buông lỏng quản lý trong quỹ nhà, đất chuyên dùng của thành phố. Số tiền nợ 1.200 tỷ đồng kéo dài nhiều năm, vì vậy cần xem xét lại trách nhiệm cá nhân các đồng chí được giao nhiệm vụ và lãnh đạo thành phố. Đồng thời cần nêu rõ lộ trình để giải quyết vấn đề".

Ông Nguyễn Minh Đức (đại biểu Hội đồng Nhân dân quận Hoàng Mai) cho rằng, thành phố cần quyết liệt trong việc đòi nợ các đơn vị không trả tiền thuê nhà và cần phải thực hiện với quan điểm công khai minh bạch, công khai các đơn vị nợ tiền thuê nhà trên báo chí, phương tiện truyền thông... Cùng với đó, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt là quy định về đấu giá, định giá, đơn giá cho thuê để có căn cứ làm hợp đồng khi thu hồi nợ.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội ngày 11/10, từ 2016-2021, đã có hơn 3.000 dự án có thất thoát, lãng phí, bao gồm nhiều dự án đầu tư công sai phạm và phải xử lý hình sự. Tổng số tiền gây thất thoát lãng phí trong 5 năm là 31.800 tỷ đồng.

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ với số lượng tăng dần qua các năm, trong đó chủ yếu là dự án lớn, trọng điểm quốc gia tuyến đường sắt thí điểm thành phố đoạn Nhổn - ga Hà Nội; số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; tuyến đường sắt số 1 Bến Thành - Suối Tiên…

Đọc thêm

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn Thời sự

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Pháp luật vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển Tin tức

Pháp luật vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật.
Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia Thời sự

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia.
Chính phủ dành một phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ Thời sự

Chính phủ dành một phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ

TTTĐ - Sáng 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU Tin tức

Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Kế hoạch số 34-KH/BCĐ về việc tổng kết Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII giai đoạn 2021-2025.
MTTQ TP công bố danh sách ủng hộ đồng bào vùng bão lũ Tin tức

MTTQ TP công bố danh sách ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Chiều 13/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã công bố danh sách ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền hơn 56 tỷ đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

TTTĐ - Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới Thời sự

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ mang đến tư duy mới và cách làm mới cho tương lai thế giới và đề nghị tập trung thảo luận về các giải pháp mang tính chuyển đổi.
HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô Tin tức

HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Thường trực HĐND TP Hà Nội dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND TP để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và các cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật Thủ đô. Dự kiến 1 kỳ tổ chức từ ngày 11-15/11/2024 và 1 kỳ tổ chức từ ngày 12-16/5/2025).
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm