Tag
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Phải làm đến nơi đến chốn

Bài 3: Cần mạnh tay xử lý trụ sở bỏ hoang, dự án đất vàng “đắp chiếu”

Tin tức 13/03/2022 07:24
aa
TTTĐ - Nhiều trụ sở cơ quan bị bỏ hoang, không được sử dụng; Hàng loạt dự án treo; Công viên “đắp chiếu”… là những bất cập về quản lý nhà, đất công sản tại nhiều Bộ, ngành, tỉnh, thành trong những năm qua. Việc lãng phí, thất thoát trong sử dụng tài sản Nhà nước đang diễn ra khá nghiêm trọng đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ cùng chế tài mạnh để chấn chỉnh và khai thác hiệu quả.
Bài 2: Quyết liệt và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý tài sản công Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Phải làm đến nơi đến chốn
trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II hiện tại cũng không được sử dụng.
Trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II nằm trên đường Tô Hiệu, Hà Đông đang bị bỏ hoang (Ảnh chụp ngày 12/3/2022)

Hàng loạt dự án "ôm đất" xuyên thập kỷ

Bỏ hoang hay sử dụng sai mục đích để trục lợi là những gì PV báo TTTĐ chứng kiến trong những ngày đi thực tế tìm hiểu về thực trạng đất đai, công trình xây dựng… trên địa bàn Hà Nội.

Tại quận Hà Đông, chỉ trên cùng một con phố Tô Hiệu, phóng viên đã ghi nhận nhiều trụ sở đơn vị bị bỏ hoang, không người sử dụng, cỏ mọc um tùm, xuống cấp nghiêm trọng. Điển hình là trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân với khuôn viên rộng, tòa nhà ba tầng đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”, không một bóng người. Trước cửa trụ sở này là các cửa hàng ăn vặt, sửa xe máy… lấn chiếm bán hàng cả ngày, lẫn đêm.

trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
Trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân bỏ hoang nhiều năm (Ảnh chụp ngày 12/3/2022)

Một người dân ở đây cho biết, trụ sở này bị bỏ hoang nhiều năm. Trước đây, công trình này rất khang trang, lại nằm ngay mặt đường chính trung tâm quận Hà Đông nên được nhiều người dân biết đến. Nay trụ sở không được sử dụng nên tường nhà bị bong tróc nham nhở, gây mất mỹ quan, lãng phí tài sản Nhà nước.

Cùng nằm trên đường Tô Hiệu, cách đó không xa, trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II hiện tại cũng không được sử dụng. Các ki ốt mặt tiền cũng ở tình cảnh khóa cửa im ỉm, tường bong tróc; Toàn bộ hệ thống cửa chính, cửa sổ ở các phòng đều sập xệ, không còn giá trị sử dụng. Xung quanh khu nhà, cỏ dại mọc um tùm, rêu phong bám đầy chân tường.

Các ki ốt mặt tiền cũng ở tình cảnh khóa cửa im ỉm
Các ki ốt mặt tiền trên khuôn viên của Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở 2 cũng ở tình cảnh khóa cửa im ỉm

Cũng thuộc quận Hà Đông, được coi là một dự án “lá phổi xanh” của Hà Nội, khu công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông được quy hoạch với diện tích 98,2ha nay đã bị bỏ quên. Hiện khu đất này trở nên hoang hóa, biến tướng thành bãi tập kết phế liệu, kho xưởng, khu dịch vụ với nhiều hàng quán, sân golf.

Qua tìm hiểu được biết, dự án này được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng từ năm 2008, có diện tích hơn 98ha. Sau khi sáp nhập Hà Tây và Hà Nội, UBND TP giao cho quận Hà Đông triển khai xây dựng bao gồm các hạng mục khu liên hiệp thể dục thể thao 25,18ha, khu công viên cây xanh - văn hóa 52,87ha, khu chung cư và trung tâm thương mại quốc tế Booyoung Kiến Hưng 11,34ha.

Khu công viên thể thao cây xanh Hà Đông đã được đưa vào quy hoạch chi tiết về việc xây dựng một khu chức năng đáp ứng yêu cầu tạo lập không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao, nhằm cải thiện môi trường sống của người dân, mong muốn dự án sẽ tái thiết lập không gian đô thị, trở thành điểm nhấn mới của TP. Tuy nhiên, do chưa có vốn triển khai nên dự án không được đưa vào xây dựng.

Để tránh tình trạng đất bỏ hoang gây lãng phí, năm 2015, TP đã ra quyết định thu hồi đất, chỉ đạo UBND quận Hà Đông hoàn thành GPMB và tổ chức quản lý, sử dụng khai thác tạm khu đất. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay trong khu đất hơn 50ha này là hàng loạt công trình kiên cố nhà hàng, chợ tạm, sân tập golf, kho xưởng mọc lên. Việc dự án chậm triển khai theo quy hoạch, phần bị xẻ thịt, phần để bỏ hoang và không biết đến bao giờ mới triển khai đã gây ra sự lãng phí, thất thoát tài nguyên đất vô cùng lớn.

 Dự án công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông ''treo'' nhiều năm do chưa có vốn triển khai.
Dự án khu công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông ''treo'' nhiều năm

Qua những cuộc giám sát của các cơ quan chức năng TP Hà Nội cho thấy, hiện vẫn còn hàng trăm dự án "ôm đất" dù đã quá thời hạn triển khai xây dựng tới hàng chục năm vẫn chưa bị thu hồi. Nhiều dự án chậm triển khai vẫn tiếp tục được gia hạn không những một lần mà còn nhiều lần. Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức như lấn chiếm, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, cho thuê lại đất, chậm giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính…

Có thể kể đến như dự án trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp nằm trên ô đất rộng hơn 12.000m2, thuộc khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) được UBND TP Hà Nội giao đất cho Công ty CP Tập đoàn đầu tư Long Giang vào ngày 8/11/2011. Dự án này chậm tiến độ tới 66 tháng, tức hơn 5 năm. Năm 2019, dự án này đã được Hà Nội gia hạn 24 tháng (theo quyết định số 4260/QĐ-UBND ngày 9/8/2019). Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”.

Thậm chí, có những dự án sau hàng thập kỷ cấp phép đầu tư vẫn chỉ nằm “trên giấy”, ôm đất chậm triển khai như dự án Sông Hồng City và dự án khu nhà ở văn phòng IDC đều thuộc địa bàn quận Tây Hồ. Những dự án chậm triển khai này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân gây bức xúc dư luận mà cử tri đã kiến nghị nhiều lần.

Không để vụ việc kéo dài gây lãng phí lớn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI (tháng 12/2021), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường cho biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các dự án chậm triển khai.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát dự án khách sạn Hoa Sen chậm được triển khai tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (ảnh chụp ngày 1-4-2021).
Thường trực HĐND thành phố khảo sát dự án khách sạn Hoa Sen chậm được triển khai tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Ảnh chụp ngày 1/4/2021)

Kết quả, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý. Trong đó, 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật Đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 dự án chậm GPMB, các dự án còn lại vướng một số nội dung, các chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm triển khai, theo ông Cường là do: Chính sách quy định liên quan đất đai quy hoạch có nhiều thay đổi; Chờ rà soát theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; Do tình hình dịch bệnh…

Ngoài ra, theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, còn có nguyên nhân chủ quan như nhận thức, ý thức chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư hạn chế; Nhiều chủ đầu tư không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính; Một số chủ đầu tư sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn; Một số Sở, ngành chưa thực hiện phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Một dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Một dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Đánh giá về dự án chậm triển khai, bỏ hoang, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, các dự án bất động sản bỏ hoang hiện nay là hệ quả của việc thiếu chính sách, trình tự cụ thể về lựa chọn chủ đầu tư; Chưa có hướng dẫn trường hợp nào thì đấu thầu, trường hợp nào được chọn chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư không đủ tiềm lực, thực hiện dự án nửa chừng.

Mặc dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc từ MTTQ, HĐND giám sát, có kết luận rõ ràng đối với các dự án chậm triển khai nhưng việc thu hồi vẫn khó khăn, vì không có cơ chế, chính sách cụ thể để đền bù những hạng mục mà doanh nghiệp đã làm... Để không xảy ra tình trạng dự án bỏ hoang, nhất là dự án ở khu đất vàng trung tâm TP, thời gian tới, cần phân loại vị trí để vừa đảm bảo chức năng quy hoạch đồng thời đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước.

Đề cập tới các dự án sử dụng đất hiện nay tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, hiện nay số lượng dự án tồn đọng cần xử lý ở các địa phương rất lớn. Các dự án treo, dự án sử dụng đất sai mục đích còn nhiều, trong đó nhiều dự án chiếm vị trí đất lợi thế, đắc địa nhưng hiện nay chưa tháo gỡ được.

"Năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát kỹ, phân nhóm dự án, dự án vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm minh đúng quy định, tránh tình trạng vụ việc kéo dài, khắc phục không được, khiến hàng ngàn héc ta đất ở các khu đô thị để chờ hàng chục năm, lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ mà ngành Tài nguyên và Môi trường cần tham mưu xử lý để sớm đưa nguồn lực lớn này vào phục vụ phát triển”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quán triệt.

Trong thời gian qua, công tác chống lãng phí đã và đang được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên để trị “căn bệnh” này hiệu quả, các địa phương, nhất là các cấp cơ sở, đảng viên cần thực sự coi việc chống lãng phí cũng cấp bách như chống “ giặc nội xâm”; Giám sát chặt chẽ, phát hiện các biểu hiện kịp thời để xử lý nghiêm khắc cá nhân, đơn vị vi phạm.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn Thời sự

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Pháp luật vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển Tin tức

Pháp luật vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật.
Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia Thời sự

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia.
Chính phủ dành một phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ Thời sự

Chính phủ dành một phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ

TTTĐ - Sáng 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU Tin tức

Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Kế hoạch số 34-KH/BCĐ về việc tổng kết Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII giai đoạn 2021-2025.
MTTQ TP công bố danh sách ủng hộ đồng bào vùng bão lũ Tin tức

MTTQ TP công bố danh sách ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Chiều 13/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã công bố danh sách ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền hơn 56 tỷ đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

TTTĐ - Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới Thời sự

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ mang đến tư duy mới và cách làm mới cho tương lai thế giới và đề nghị tập trung thảo luận về các giải pháp mang tính chuyển đổi.
HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô Tin tức

HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Thường trực HĐND TP Hà Nội dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND TP để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và các cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật Thủ đô. Dự kiến 1 kỳ tổ chức từ ngày 11-15/11/2024 và 1 kỳ tổ chức từ ngày 12-16/5/2025).
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm