Tag
Liên kết chuỗi - Hướng đi bền vững của ngành nông nghiệp Thủ đô:

Bài 3: Xu thế liên kết chuỗi trong chăn nuôi

Nông thôn mới 06/09/2018 15:55
aa
TTTĐ - Để khắc phục tình trạng cung vượt cầu trong chăn nuôi, giải pháp ngành Nông nghiệp đưa ra là xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Mô hình này sẽ tạo ra sản phẩm đồng đều, bảo đảm chất lượng, tăng sức cạnh tranh, giúp người chăn nuôi yên tâm về đầu ra, hạn chế rủi ro.

Bài 3: Xu thế liên kết chuỗi trong chăn nuôi

Việc áp dụng phát triển mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi giúp người nông dân thay đổi về thu nhập, đời sống được nâng lên rõ rệt.

Hiệu quả từ mô hình mới

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi rơi vào khó khăn, việc xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi được cho là giải pháp ổn định và lâu dài. Xác định vai trò quan trọng của tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị trong thời hội nhập, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; qua đó, hình thành các mối liên kết sản xuất từ khâu cung cấp con giống, chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến thu mua và chế biến sản phẩm, đem lại nhiều lợi ích cho nông dân.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (NN&PTNT), tính đến nay, trên địa bàn thành phố đang phát triển ổn định 23 mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc động vật. Một số sản phẩm của chuỗi đã xây dựng được uy tín, nhiều người tiêu dùng biết đến như trứng gà Tiên Viên, thịt lợn sinh học Organic Green, gà đồi Sóc Sơn... Ngoài ra, trên 20 cửa hàng, điểm bán và giới thiệu các sản phẩm của các chuỗi được tập trung xây dụng chủ yếu tại các quận nội thành. Mỗi ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường khoảng 13 tấn thịt gia cầm, 26 tấn thịt lợn, 1,5 tấn thịt bò, gần 300.000 quả trứng, 78 tấn sữa... Việc tạo ra sản phẩm an toàn, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch… được tuyên truyền rộng rãi. Từ đó, người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm. Giá trị gia tăng từ 15 đến 20% so với sản phẩm khi chưa được sản xuất theo chuỗi.

Mô hình liên kết chăn nuôi lợn sinh học tại Trạm chăn nuôi số 5 thuộc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT), địa chỉ cơ sở 1 tại Vân Đình (Ứng Hòa) và cơ sở 2 tại Đồng Tâm (Mỹ Đức) là một trong số những mô hình liên kết tiêu biểu đó. Trung tâm đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, giúp sản phẩm sản xuất ra được chuyển đến tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Mô hình chăn nuôi lợn sinh học này đã đem lại giá trị cao cho người chăn nuôi và đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Chị Cao Thị Huệ, phụ trách Trạm chăn nuôi số 5 cho hay: "Nhiều năm nay, chúng tôi đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lợn sinh học rất hiệu quả. Hiện Trạm đang liên kết với một doanh nghiệp để nhập cám sinh học về chăn nuôi. Sau khi lợn được xuất chuồng, doanh nghiệp đó lại thu mua luôn sản phẩm để cung ứng ra thị trường. Mô hình chăn nuôi khép kín, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nên được người tiêu dùng quan tâm và ủng hộ. Hiện tại, chúng tôi đang nuôi khoảng hơn 500 con lợn theo mô hình chăn nuôi sinh học. Trong thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ tăng đàn và tập trung xây dựng chuỗi liên kết những sản phẩm chăn nuôi mới như vịt, gà...".

Hiện tại, Trạm chăn nuôi số 5 đang liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green. Nói về mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn nuôi sinh học, anh Nguyễn Văn Chữ, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green cho hay: "Trước đây, công ty chỉ sản xuất và kinh doanh cám sinh học cung cấp cho các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sản phẩm lợn sinh học sau khi xuất chuồng mặc dù có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có chất cấm, hóa chất tồn dư nhưng lại không được nhiều người dân biết đến. Do vậy, tôi đã lên ý tưởng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lợn sinh học. Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp cám sinh học cho Trạm chăn nuôi số 5 và một vài trang trại chăn nuôi lợn sinh học trên địa bàn Hà Nội. Sau khi lợn được xuất chuồng, chúng tôi sẽ thu mua lại và phân phối ra thị trường, rút ngắn khâu trung gian, góp phần hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng lại được đảm bảo".

Tiếp tục nhân rộng các mô hình

Bên cạnh những mô hình liên kết chăn nuôi gia súc, trên địa bàn Thủ đô cũng có nhiều mô hình liên kết chăn nuôi gia cầm như mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo hướng công nghiệp và đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội). Những mô hình này cũng mang lại hiệu quả rõ rệt, được thành phố đánh giá cao.

Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi gà giống và gà thương phẩm theo quy trình VietGAP của ông Trần Văn Hiệu, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương. Trang trại của ông được xây dựng với tổng diện tích 17.700m2 bao gồm tòa nhà văn phòng điều hành, kho chứa thức ăn, nhà công nhân, tám trại nuôi gà, khu ấp trứng...

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, ông Hiệu đã liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm để đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng vào chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố. Chia sẻ về hiệu quả của mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi đàn gia cầm, ông Trần Văn Hiệu cho hay: "Trang trại có quy mô lớn, với tổng vốn hiện nay là 35 tỷ đồng, chăn nuôi 40.000 con giống nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Mỗi tháng, trang trại xuất bán khoảng 30.000 gà giống đến các tỉnh, thành phía Bắc, cho doanh thu 3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Không chỉ đem lại nguồn kinh tế ổn định cho gia đình, trang trại chăn nuôi gà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 23 công nhân với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng. Có được những thành công như vậy là nhờ thành phố và chính quyền địa phương đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, tôi dự định sẽ mở rộng quy mô trang trại và giúp đỡ bà con nhân dân có nhu cầu thực hiện mô hình liên kết để cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương".

Việc áp dụng phát triển mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi đang giúp bà con nông dân thay đổi về thu nhập và nếp sống rõ rệt. Nhìn lại hoạt động liên kết cho thấy, các cơ sở, hộ chăn nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm. Hình thức này mang tính bền vững cao do có sự chia sẻ lợi nhuận, cũng như chia sẻ khó khăn giữa các khâu trong quy trình sản xuất khép kín.

Đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc

Bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện đang còn nhiều bất cập. Đó là sản xuất nông nghiệp còn manh mún, các HTX nông nghiệp vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống. Còn thiếu các chính sách khuyến khích phát triển chuỗi, đặc biệt trong khâu hỗ trợ tiêu thụ, hỗ trợ bảo quản sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đông lạnh... nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn tham gia.

Theo ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, cùng với ban hành cơ chế, chính sách, thành phố cần tăng cường công tác quản lý hoạt động của chuỗi như hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp theo dõi, nhận diện sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Tăng cường các hoạt động quản lý Nhà nước, thanh tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm ATTP để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các sản phẩm của chuỗi liên kết.

(Còn nữa)

Bài liên quan

Bài 1: Hiệu quả từ chuỗi liên kết sản xuất rau thủy canh

Bài 2: Khai thác tiềm năng từ vườn dược liệu hữu cơ

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm