Tag
Có một "Hà Nội nghĩa tình" trong đại dịch Covid-19

Bài 3: Tình nguyện sẻ chia những giọt máu đào

Nhịp sống trẻ 25/04/2020 06:30
aa
TTTĐ - Dù thời tiết nồm lạnh, nắng mưa thất thường và dịch Covid-19 hoành hành nhưng nhiều người trẻ ở Thủ đô Hà Nội vẫn hăng hái đi hiến những giọt máu quý giá của mình. Họ mong muốn được sẻ chia, cứu giúp bệnh nhân nghèo.

Bài 3: Tình nguyện sẻ chia những giọt máu đào

Thanh niên Công an thành phố Hà Nội hiến máu tình nguyện

Chiến sĩ cảnh sát 38 lần hiến máu

Trung tá Nguyễn Xuân Trường, Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã từng có 38 lần hiến máu tình nguyện. Trong đó 37 lần anh hiến máu toàn phần và một lần hiến tiểu cầu.

Anh Trường biết đến phong trào hiến máu tình nguyện từ những chương trình phát động của Đoàn Thanh niên, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. “Lần đầu tiên đi hiến máu, thủ trưởng nhìn thấy mình gầy quá nên không đồng ý. Mình đã phải đi vào khu vực hiến máu bằng cửa sau để “tránh” thủ trưởng. Khi kiểm tra cân nặng thì vẫn đủ và đảm bảo được các yêu cầu của người cho máu nên mình hiến 250ml”, anh Nguyễn Xuân Trường chia sẻ.

Kể từ lần đầu tiên ấy, năm nào anh cũng hiến máu. Có hôm tình cờ vào Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nghe các y, bác sĩ nói đang thiếu tiểu cầu, anh sẵn sàng chia sẻ tiểu cầu của mình. Mỗi lần cơ quan, tổ chức Đoàn Thanh niên, lực lượng công an phát động hiến máu, anh luôn có mặt. Thậm chí tranh thủ trong quá trình làm việc hoặc ngày nghỉ, tiện trên đường đi có địa điểm hiến máu lưu động, anh cũng dừng xe lại tham gia.

Vừa qua, Trung tá Trường có mặt trong hành trình “Giọt máu nghĩa tình” do Công an thành phố Hà Nội phát động và được trao tặng danh hiệu Người tốt việc tốt ngành Công an nhân dân.

Trung tá Nguyễn Xuân Trường 38 lần hiến máu tình nguyện
Trung tá Nguyễn Xuân Trường 38 lần hiến máu tình nguyện

Dù công việc của chiến sĩ cảnh sát hình sự rất đặc thù nhưng khi phát động chương trình hiến máu, Trung tá Trường sẵn sàng đăng ký tham gia. Lý do hiến máu của anh đơn giản chỉ là cứu người. Tham gia các chương trình hiến máu, ngoài niềm vui khi cùng anh em, đồng đội thực hiện nghĩa cử cao đẹp, anh còn thấm thía hơn việc làm nhân ái của mình. Anh Trường cho rằng, mỗi lần cho máu sẽ có người bệnh được cứu sống. Đó là điều khiến anh thấy hạnh phúc và cũng là động lực để tiếp tục cống hiến.

Theo Trung tá Nguyễn Xuân Trường, hiến máu tình nguyện là dịp để mỗi người, đặc biệt là bạn trẻ, chiến sĩ Công an nhân dân phát huy tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, trách nhiệm với nhân dân.

Anh Trường chia sẻ: “Sau nhiều lần hiến máu sức khỏe của mình luôn ổn định, không ảnh hưởng gì đến công việc. Mình sẽ tiếp tục hiến máu cho đến khi không thể hiến được nữa mới dừng lại, để có thể góp sức cứu giúp bệnh nhân và lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an vì nước, vì dân”.

Càng vui hơn khi anh hiểu hiến máu không chỉ cứu chữa cho người bệnh mà mang lại sức khỏe cho chính người hiến. Người hiến máu có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư... Mỗi lần hiến máu cũng là cách để kiểm tra và tự giám sát sức khỏe của mình. Khi tham gia hiến máu, người hiến được khám, tư vấn sức khỏe, được xét nghiệm một số bệnh về máu...

Phòng chống nCoV từ những giọt máu đào

Trong những ngày dịch Covid-19 hoành hành, chị Lê Hoài Thương (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn không quản ngại nỗi lo dịch bệnh, đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiến những giọt máu đào của mình cho ngân hàng máu dự trữ.

Các bạn trẻ Thủ đô tình nguyện hiến những giọt máu đào cứu người bệnh
Các bạn trẻ Thủ đô tình nguyện hiến những giọt máu đào cứu người bệnh

Năm nay, chị Thương 35 tuổi là mẹ của hai con nhỏ nhưng vẫn hăng hái tình nguyện tham gia. Chị kể, lần đầu tiên tham gia hiến máu là năm 2015 khi con trai đầu lòng của chị được 4 tuổi. Đến nay, dù trải qua hai lần sinh nở, chị Lê Hoài Thương vẫn đăng ký hiến máu.

Chị chia sẻ: “Có một thời gian dài, mình nuôi con nhỏ không đủ điều kiện sức khỏe để hiến máu. Đến năm nay, con thứ hai đã được 3 tuổi, mình cũng khỏe hơn và đủ sức hiến máu. Điều này khiến mình rất vui”.

Lại bắt đầu hành trình hiến máu tình nguyện, chị Thương bày tỏ, mỗi giọt máu cho đi là chia sẻ yêu thương đến mọi người. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ này cũng luôn cố gắng để đóng góp những giọt máu nghĩa tình của mình cho người cần đến nó.

Dịp này, chị Thương thường xuyên theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng biết được lượng máu dự trữ đang thiếu trầm trọng vì nhiều người lo ngại dịch Covid-19 nên ít tham gia hiến máu. Vì vậy, nguồn máu cần tiếp cho người bệnh càng thiếu hụt trầm trọng hơn. Chị đã đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiến 250ml máu.

Chị Lê Hoài Thương bày tỏ: “Mình thấy hơn lúc nào hết, dịp này chúng ta cần hành động ngay, góp vào ngân hàng máu dự trữ, khi người bệnh điều trị cần tiếp máu sẽ được đáp ứng đầy đủ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, mình hy vọng rằng, thông điệp này sẽ được lan tỏa và biến thành hành động của nhiều người hơn nữa”.

Với Nguyễn Thị Khánh Ly (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), hiến máu cứu người là hoạt động quen thuộc. Từ ngày còn trên ghế nhà trường, cô gái trẻ đã tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Hình ảnh những em bé đầu trọc vì xạ trị, người xanh xao héo mòn vì cơn bạo bệnh, thiếu máu… luôn “ám ảnh” trong tâm trí mỗi khi Khánh Ly quyết định nên hay không tham gia hiến máu trong mùa dịch Covid-19. Thế rồi, vượt lên tất cả nỗi lo ngại, cô tình nguyện hiến máu.

Không chỉ hiến máu theo các chương trình do Đoàn, Hội phát động, Khánh Ly còn truyền máu trực tiếp cấp cứu người bệnh tại bệnh viện. Cuối năm 2019, gặp một người bị suy thận cần máu gấp, cô đã sẵn lòng chia sẻ những giọt máu của mình cho bệnh nhân đó.

Theo Nguyễn Thị Khánh Ly, máu là một dược phẩm quý mà cho đến nay chưa có chất thay thế hoàn toàn chức năng của nó. Vì vậy, nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ người hiến máu.

“Nếu ai cũng ngại dịch Covid-19 không đi hiến máu thì sẽ nhiều người khó được cứu sống. Mình nghĩ rằng, phòng chống dịch bệnh nhưng chúng ta cũng đừng quên hiến máu, bởi nó luôn cần thiết với những người cần được truyền máu”, Khánh Ly bày tỏ.

Năm 2020 tròn 20 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 7/4 hằng năm là Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000 - 7/4/2020).

Ngày 15/3 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước động viên, kêu gọi công tác hiến máu nhân đạo, cứu người.

Sau 20 năm phát động Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong 20 năm, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được trên 16 triệu đơn vị máu.

Đại bộ phận trong số những người đi hiến tặng máu là các bạn trẻ, đoàn viên, thanh niên, sinh viên trên mọi miền Tổ quốc

Bài liên quan

Tích trữ thêm 222 đơn vị máu từ Ngày hội "KVT - Trao yêu thương, sẻ chia sự sống"

Hành trình “Giọt máu nghĩa tình” phấn đấu đạt 5.000 đơn vị máu

Dàn nghệ sĩ nổi tiếng lan tỏa nghĩa cử hiến máu không ngại Covid-19

Thanh niên tình nguyện hiến máu trong đại dịch Covid-19

(Còn nữa)

Đọc thêm

sức trẻ thủ đô thúc đẩy công nghiệp  văn hóa và khởi nghiệp sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

sức trẻ thủ đô thúc đẩy công nghiệp văn hóa và khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Tuổi trẻ có những gì? Nhiệt huyết, tri thức, sức lực thanh niên và còn cả đam mê sáng tạo, tinh thần sẵn sàng dấn thân, cống hiến. Những người trẻ Thủ đô đã và đang biến các lợi thế của thanh xuân trở thành động lực để xây dựng văn hóa, và khởi nghiệp. Khi họ được liên kết với nhau trở thành mạng lưới, dưới sự hỗ trợ, dẫn dắt của Cung Thanh niên Hà Nội, họ trở thành đợt sóng lớn sẵn sàng vượt qua nhiều thử thách để vươn tới thành công không giới hạn.
Phụ nữ Thủ đô chung tay xây dựng văn hóa giao thông an toàn Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Phụ nữ Thủ đô chung tay xây dựng văn hóa giao thông an toàn

TTTĐ - Ngày 9/11, tại huyện Gia Lâm, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp Ban An toàn giao thông TP Hà Nội tổ chức Chương trình truyền thông “Phụ nữ Thủ đô thượng tôn pháp luật - Xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng Camera 360 trẻ

Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng

TTTĐ - Speak up 2024 là cuộc thi tài năng tiếng Anh cho học sinh từ 8 - 16 tuổi do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục ILA tổ chức.
Những “kỹ sư tâm hồn” mang tên Tổng phụ trách Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “kỹ sư tâm hồn” mang tên Tổng phụ trách

TTTĐ - Được ví như những “kỹ sư tâm hồn”, Tổng phụ trách Đội có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng, góp phần vun đắp những thế hệ con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Với sứ mệnh ấy, họ không ngừng sáng tạo, làm việc bằng nhiệt huyết và trái tim.
Công an Hà Nội xuyên đêm bắt giữ gần 30 “quái xế” Nhịp sống trẻ

Công an Hà Nội xuyên đêm bắt giữ gần 30 “quái xế”

TTTĐ - Trong đêm và rạng sáng 9/11, lực lượng Công an TP Hà Nội đã bắt giữ hơn 20 phương tiện và gần 30 nam nữ thanh niên vi phạm an toàn giao thông.
Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội Camera 360 trẻ

Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tác hại của tệ nạn mại dâm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tệ nạn mại dâm.
Biểu tượng sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Biểu tượng sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng không chỉ ghi nhận những cá nhân có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc, mà còn trở thành biểu tượng của sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới của thế hệ trẻ Việt Nam.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Đà Nẵng: Thanh, thiếu nhi mong muốn có thêm sân chơi miễn phí Camera 360 trẻ

Đà Nẵng: Thanh, thiếu nhi mong muốn có thêm sân chơi miễn phí

TTTĐ - Phía Tây TP Đà Nẵng là khu vực có diện tích lớn, vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm thành phố nên điều kiện để người dân trên địa bàn tiếp cận các trung tâm văn hóa, sân chơi, khu vui chơi giải trí lớn của thành phố còn hạn chế.
Hơn 217 nghìn lượt bạn trẻ thi tìm hiểu kiến thức pháp luật Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Hơn 217 nghìn lượt bạn trẻ thi tìm hiểu kiến thức pháp luật

TTTĐ - Sau hơn 3 tháng triển khai với 2 chặng, Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, thanh niên” đã thu hút hơn 217 nghìn lượt thí sinh tham gia dự thi với gần 650 nghìn lượt thi thành công.
Xem thêm