Tag
Đưa lễ hội đến gần hơn với tâm hồn người Hà Nội

Bài 3: Thay đổi cách hành xử với lễ hội

Văn hóa 25/02/2019 07:36
aa
TTTĐ - “Vui như đi xem hội”, đó là câu nói quen thuộc của người Việt từ xưa nhưng liệu đi hội về, niềm vui ấy có được nhân lên hay lại phải phiền lòng vì những điều xung quanh? Những năm gần đây, màn “trình diễn” phản văn hóa tại một số lễ hội ở Hà Nội cũng như khắp cả nước đã khiến xã hội gióng lên hồi chuông cảnh báo. Chúng ta cần phải thay đổi cách hành xử với lễ hội…

Bài 3: Thay đổi cách hành xử với lễ hội

Lễ hội “giằng bông” ở xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.

Bài liên quan

Đưa lễ hội đến gần hơn với tâm hồn người Hà Nội

Bài 2: Vốn quý trao truyền qua các thế hệ

“Lộc thánh” giành bằng máu

Phải “nhại” theo tiểu thuyết “Học phí trả bằng máu” của cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục để nói về một trong những hiện tượng gây nên tình trạng lộn xộn trong một số lễ hội tại Hà Nội thời gian vừa qua.

Điển hình là lễ hội “giằng bông” ở xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Lễ hội diễn ra ba ngày, ngoài phần nghi lễ chính thức thì còn có rất nhiều trò chơi dân gian, trong đó có “tiết mục” gây hào hứng nhất là giằng cây bông. Cây bông chính là cây tre có những đốt được cào ra cho vỏ xù lên thành bông và đốt được bịt bằng giấy màu sắc sặc sỡ.

Những cây bông này được chuẩn bị kĩ càng trước khi diễn ra lễ hội. Hai cây bông sẽ lần lượt đưa ra sân đình để người dân giằng lấy. Mỗi cây được người tham dự giằng trong thời gian 40 phút. Theo người dân địa phương, ai may mắn giành được cây bông thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc. Những người sẽ hoặc đang có gia đình thì trong năm đó sẽ sinh con trai…

Theo hình ảnh các báo ghi lại được gần đây, có năm một số trai làng tranh giành nhau cây bông đến mức xô xát, ẩu đả với nhau. Trong vòng vây của hàng trăm người tham gia lễ hội, số người tham gia giành cây bông đều thể hiện “quyết tâm cao”. Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã bố trí đến 50 chiến sĩ cảnh sát và trên thực tế, đã có trường hợp họ phải dùng đến còng số tám để giải quyết những tình huống “nóng” của lễ hội.

Trong khi đó, lễ hội Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội cũng “nổi tiếng” không kém bởi những “màn” cướp lộc hoa tre trứ danh. Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre. Đây là vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.

Đoàn tùy tùng rước kiệu hoa tre đến đền Thượng thì hàng chục thanh niên lao vào cướp. Nhiều người cho rằng, đây là tục lệ của lễ hội để lấy may mắn cho cả năm. Có khi cuộc tranh giành còn “rầm rộ” hơn với cả trăm người cùng nhao vào tranh cướp dù chỉ là được một sợi nhỏ.

Ngoài màn cướp hoa tre, các thanh niên tham dự lễ hội đền Gióng còn thi nhau cướp trầu lấy lộc làm đám đông trở nên hỗn loạn, vạ lây cả những người xung quanh. Thậm chí, lễ hội đền Gióng năm 2017 dù đã được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt nhưng chỉ trong vòng chưa đầy một phút, những kiệu lộc hoa tre, trầu không... đã bị hàng nghìn du khách tranh cướp ngay trước cửa đền.

Một đoạn video dài hơn 2 phút được đăng trên mạng xã hội và báo chí cũng ghi lại hình ảnh hàng trăm người dân, đủ mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ, hỗn độn, lao vào nhau tranh cướp lộc ở chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội). Nhiều người mang cả bao tải, túi bóng để nhặt lộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, nơi chứa đồ cúng trở nên tan hoang.

Cũng tại nơi đây, có năm do “biển” người nhao vào xin lộc nhiều quá, nhà sư phát không kịp dẫn đến việc phải ném lộc để những người ở xa có thể lấy được sau khai hội. Việc này đã khiến dư luận “dậy sóng” một thời gian dài.

Còn tại chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Hà Nội), năm nay vẫn tái diễn tình trạng cũ. Hàng đoàn người cố chen ngang, xô đẩy để giành giật các phần lộc từ ban tổ chức khiến khung cảnh sau buổi lễ dâng sao giải hạn đầu năm trở lên hỗn loạn. Dù ban tổ chức đã sắp xếp nhiều bàn phát lộc tại các lối ra vào nhưng do lượng người quá đông, ai cũng mong nhanh chóng có lộc để thoát khỏi không gian chật chội nên đã họ có những hành động thiếu kiềm chế.

Các thành viên ban tổ chức rất vất vả, phải lớn tiếng yêu cầu dòng người giữ trật tự, xếp hàng lần lượt. Tuy nhiên, nhiều người thiếu ý thức vẫn cố xô đẩy, ngửa cả ghế ngồi ra để xin. Thậm chí, họ chen ngang để giành giật các phần lộc.

Trong các cuộc chen lấn, xô đẩy như vậy chính những người tham gia luôn phải chịu hậu quả. Nhẹ thì nghiêng ngả, ngã vào đám đông, bị người khác giẫm đạp thâm tím người, nặng thì sứt da chảy máu, thậm chí họ còn phải chịu đau đớn, tổn thương đến cơ thể.

Như vậy, điều may mắn chưa kịp hiển linh thì những thiệt thòi họ đã phải nhận về. Chắc chắn, tâm lý ăn thua, giận dữ, tiếc nuối vì chưa giành được lộc, bị cướp mất lộc khiến họ còn ấm ức. Với những người chứng kiến cảnh đó, hẳn chẳng ai thấy vui vẻ gì.

Lòng tham che mờ mắt

Các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa cho rằng, xin lộc cầu may tại các lễ hội đã tồn tại cùng với lễ hội từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, người dân đến lễ hội cũng là đến với một ước vọng tâm linh nên họ có quyền hy vọng vào những điều may mắn trong năm mới. Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian, nghi thức tán lộc xưa kia đều có ý nghĩa nhất định của nó. Thông thường, điều này sẽ giúp người dân vận động, rèn luyện sức khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ của người xưa.

Chẳng hạn, việc giằng cây bông theo truyền thống ở Sơn Đồng là để trai làng thể hiện sức mạnh, độ khéo léo và sự quyết tâm nổi trội của một cá nhân nào đó trong vùng. Cây bông chỉ là vật thiêng biểu trưng và đúng theo nghi lễ, ai giành được cây bông, buổi chiều hôm đó phải cùng gia đình ăn mặc chỉnh tề, sửa lễ ra đình tạ ơn thánh đã ban lộc cho mình.

Điều đó thể hiện cuộc tranh giành dù có người thắng thực sự nhưng cũng chỉ là cuộc chơi mang tính phong trào chứ không phải giành lấy được. Tương tự, lộc hoa tre hay những vật phẩm, đồ ăn thức uống lấy được từ các lễ hội cũng là để gửi gắm niềm hy vọng về sức khỏe, bình an, may mắn của người xưa thông qua việc có được lộc.

Ngày nay, thông qua việc cướp bằng được những thứ từ các cuộc tế lễ tâm linh, một bộ phận người dân Hà Nội và du khách tham dự lễ hội đã bị lòng tham làm mờ mắt. Họ lầm tưởng cướp được lộc là ngay lập tức may mắn đó hiển linh với mình nên kể cả phải dùng sức mạnh, đổ máu để giành được lộc thì họ vẫn cố tranh giành. Theo truyền thống của lễ hội, lộc vẫn cứ phải được tán, được đưa ra để người dân xin hoặc lấy hoặc cướp cầu may.

Cũng chính vì quan niệm sai trái đó dẫn đến “tham, sân, si” mà tạo thành những việc làm phản cảm, đáng lên án trong thời gian qua. Giáo sư Trần Lâm Biền đã từng lên án mạnh mẽ vấn đề này: “Tôi nghĩ rằng, cách phát lộc như mấy năm vừa rồi thì không nên để ở di tích nào. Bởi vì làm như vậy là đem những điều trần gian làm mờ đi tính thiêng liêng của thánh thần”.

Ông cũng nhận định, ngày xưa cha ông ta không có những điều đó. “Người xưa không lấy vật chất làm trọng mà họ đi vào tâm linh, rất đẹp. Còn bây giờ, chuyện tranh cướp lộc của những người đi lễ thể hiện sự tồi tệ, kém cỏi của nhận thức. Điều hệ lụy là những nhận thức đó đã bị thay đổi, ngày xưa người ta chỉ nghĩ đi lễ lấy lộc cầu may cho cả năm, còn bây giờ đi lễ trần tục hơn, cầu chức, cầu giàu sang, phú quý… chứ người đi lễ đâu có nghĩ tới đạo đức", giáo sư Trần Lâm Biền nhận định.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm