Tag
Chung tay mở rộng "cánh cửa" việc làm cho phụ nữ khuyết tật

Bài 3: Nhìn nhận phụ nữ khuyết tật là một nguồn nhân lực

Muôn mặt cuộc sống 23/10/2024 08:00
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, với những chính sách của Nhà nước; chương trình hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ; các hoạt động của hội, nhóm, câu lạc bộ người khuyết tật ngày càng phát triển giúp phụ nữ khuyết tật đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Dù vậy, công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật nói chung, phụ nữ khuyết tật nói riêng đâu đó vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng "hỗ trợ người yếu thế". Đã đến lúc, cả xã hội cần sự nhìn nhận người khuyết tật và phụ nữ khuyết tật là một bộ phận trong nguồn nhân lực để có những động thái và giải pháp đột phá.
Đại hội lần đầu tiên của Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam 38 thanh niên khuyết tật cùng “Hành trình toả sáng ước mơ” "Đòn bẩy" giúp thanh niên khuyết tật Thủ đô tự tin toả sáng

Thêm chính sách cho doanh nghiệp có đông lao động nữ khuyết tật

Theo khảo sát, có rất nhiều rào cản trong quá trình phụ nữ khuyết tật tìm kiếm việc làm và làm việc, như: Gia đình không ủng hộ; thái độ không tích cực mà họ phải đối mặt tại nơi làm việc; chủ sử dụng lao động ít khi chỉnh sửa cơ sở vật chất nơi làm việc phù hợp với họ…

Do đó, giải quyết vấn đề tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật là một chuỗi liên hoàn các giải pháp cần thực hiện đồng bộ, từ thay đổi nhận thức của cộng đồng, thay đổi môi trường xã hội cho đến đào tạo nghề, kiếm việc làm… Ngoài ra, cần sự phối hợp và thể hiện vai trò của các bên như các cơ quan quản lý Nhà nước; doanh nghiệp, các hiệp hội đoàn thể và bản thân người khuyết tật.

Theo ông Nguyễn Tam Giang, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB): Phát triển hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có đầu ra, không có doanh nghiệp nhận vào làm, môi trường làm việc không được cải thiện phù hợp cho người khuyết tật làm việc… Do đó, vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giải pháp này là rất lớn.

Còn bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam thì cho rằng, cần nhấn mạnh vai trò của Công đoàn phối hợp cùng các tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo nghề đưa lao động khuyết tật về làm việc tại các doanh nghiệp, hỗ trợ họ tại doanh nghiệp. Song song đó, các hiệp hội ngành nghề cần vận động chính sách thuế, giảm thuế trong các doanh nghiệp có đông lao động nữ khuyết tật; vận động các nhãn hàng, các nhà buôn trên thế giới ưu tiên đặt hàng tại các doanh nghiệp có đông lao động nữ khuyết tật.

Bài 3: Nhìn nhận phụ nữ khuyết tật là một bộ phận trong nguồn nhân lực
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng hãy nhìn nhận phụ nữ khuyết tật, khiếm thị là một bộ phận trong nguồn nhân lực xã hội

Các chuyên gia cũng cho rằng, để tăng cơ hội việc làm đối với phụ nữ khuyết tật, cần quan tâm đến vấn đề giáo dục, nâng cao học vấn và đào tạo nghề cho phụ nữ khuyết tật, đặc biệt là với nhóm trẻ tuổi - nhóm có thu nhập bấp bênh nhất, đang học và làm một nghề không được bảo đảm. Bên cạnh đó, có phương hướng thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong vấn đề tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật; tích cực truyền thông, giảm kỳ thị với người khuyết tật nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng.

Ngoài ra, chủ trương tạo ra việc làm bền vững cho phụ nữ khuyết tật cũng cần thay đổi. Đó là cách đào tạo nghề cho phụ nữ khuyết tật phù hợp với khả năng của họ. Đồng thời, cần tạo ra môi trường làm việc phù hợp với nhóm yếu thế này, từ cơ sở hạ tầng, trợ giúp về phương tiện đi lại và sinh hoạt, bồi dưỡng kỹ năng sống và kỹ năng pháp lý.

Từ phương diện là một phụ nữ khuyết tật, bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam chia sẻ: Đảng, Nhà nước và các ban ngành đã luôn quan tâm và nỗ lực hoàn thiện các chính sách, phát huy hiệu quả việc thực thi chính sách trong thực tế. Song song với đó rất lắng nghe ý kiến của người khuyết tật thông qua các tổ chức của Hội Người mù hay tổ chức đại diện cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, đối với các tổ chức và cộng đồng cần nhìn nhận phụ nữ khuyết tật cũng là một bộ phận trong nguồn nhân lực xã hội. “Hãy tạo cơ hội, điều kiện để họ phấn đấu, xây dựng môi trường bình đẳng, thân thiện, hòa nhập thì chắc chắn sẽ càng nhiều người phụ nữ khiếm thị sẽ nỗ lực, vượt qua hoàn cảnh khó khăn của chính mình để vươn lên, không chỉ chăm lo cho bản thân mà còn là thành viên có trách nhiệm cho cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển của chung xã hội”- bà Đinh Việt Anh bày tỏ.

Cần sự chủ động từ chính người khuyết tật

Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà còn của doanh nghiệp và toàn xã hội, song chính họ cũng cần nỗ lực hơn, tự trang bị những kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng đáp ứng công việc của nhà tuyển dụng...

Bài 3: Nhìn nhận phụ nữ khuyết tật là một bộ phận trong nguồn nhân lực
Hội Người khuyết tật TP Hà Nội kết nối tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật

Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội Trịnh Xuân Dũng cho hay, hiện nay, đã có khoảng 30 hội người khuyết tật ở các quận, huyện trên địa bàn TP. Tuy nhiên, nhiều người khuyết tật vẫn khó liên kết với hội vì họ không có nhu cầu tham gia hoặc gia đình họ không đồng ý cho họ tham gia. Bên cạnh đó, do tính cách rụt rè và tâm lý còn e ngại của một số người khuyết tật, việc họ không tham gia hội là điều dễ hiểu.

Ông Dũng chia sẻ, khi mới thành lập, Hội Người khuyết tật TP Hà Nội phải vận động từng thành viên tham gia. Nhiều người trong số đó chưa biết mình phù hợp với công việc gì, chưa hình dung được khả năng của mình đến đâu để hội hỗ trợ trong đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm.

Hiện nay, các hội nhóm người khuyết tật tại TP Hà Nội đều có chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật. Hội cũng là nơi kết nối tìm kiếm việc làm cho đối tượng này; kết nối với nhiều công ty, xí nghiệp để tạo việc làm cho người khuyết tật. Một số nghề mà hội đã triển khai giới thiệu gồm: Nghề may, sử dụng máy tính, thủ công mỹ nghệ…

“Người khuyết tật cần phải xác định được họ yêu thích nghề gì? Ngành nghề gì phù hợp với khả năng lao động của họ. Nếu họ tìm đến hội, chúng tôi mới giúp họ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tìm kiếm việc làm phù hợp được”, ông Dũng chia sẻ.

Bà Đinh Thị Thụy, Trưởng phòng Người khuyết tật, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung và nền kinh tế số nói riêng đã mở ra những cơ hội mới giúp họ có thể bước qua những rào cản để nắm bắt các cơ hội, phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Bài 3: Nhìn nhận phụ nữ khuyết tật là một bộ phận trong nguồn nhân lực
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung và nền kinh tế số nói riêng đã mở ra những cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật

Theo bà Thụy, thực tế, công nghệ hiện đại ngày nay đang dần thay thế sức lao động của con người. Nhờ những công nghệ hiện đại mà khoảng cách định kiến của xã hội với người khuyết tật đang ngày càng thu hẹp lại thông qua việc cung cấp các công cụ giao tiếp tiện lợi, sử dụng trí tuệ nhiều hơn.

"Đặc biệt, cơ hội khởi nghiệp cho người khuyết tật cũng cực kỳ nhiều, nhất là trong thời đại việc khởi nghiệp và người khuyết tật đều được tạo điều kiện phát triển như hiện nay", bà Thụy đánh giá.

Đồng thời, bà Thụy đề xuất: "Để không lãng phí nguồn nhân lực này, bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho người khuyết tật ở các địa phương, trường lớp thì các công ty, tổ chức cũng cần chia sẻ thông tin về việc làm cho người khuyết tật. Hai bên cùng có sự trao đổi sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Các trung tâm việc làm có thể tổ chức các chương trình như triển lãm sản phẩm của người khuyết tật, ngày hội việc làm... mở ra môi trường để cả người khuyết tật cũng như doanh nghiệp hiểu rõ về nhau hơn".

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ Tết Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ Tết

TTTĐ - Mới đây, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh vừa có báo cáo về công tác chuẩn bị nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố.
Chất lượng văn hóa, thể thao quận Tây Hồ ngày càng được nâng cao Muôn mặt cuộc sống

Chất lượng văn hóa, thể thao quận Tây Hồ ngày càng được nâng cao

TTTĐ - Điều này được khẳng định tại Ngày hội văn hóa - thể thao và tổng kết công tác triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao năm 2024” do UBND quận Tây Hồ tổ chức từ ngày 21 - 25/12/2024.
Hải Phòng tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18

TTTĐ - Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Thắp sáng niềm tin người dân khu tái định cư Làng Nủ Muôn mặt cuộc sống

Thắp sáng niềm tin người dân khu tái định cư Làng Nủ

TTTĐ - Khi màn đêm buông xuống, ánh sáng từ những ngọn đèn Led trắng xóa đã soi sáng khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự tại phường Bồ Đề Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự tại phường Bồ Đề

TTTĐ - Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên.
Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp Việt với Đài Loan (Trung Quốc) Muôn mặt cuộc sống

Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp Việt với Đài Loan (Trung Quốc)

TTTĐ - Nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp, tiến sĩ Ngô Phẩm Trân, doanh nhân Việt kiều tại Đài Loan (Trung Quốc), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) đã phối hợp với một số hiệp hội nghề nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại TP Đào Viên và TP Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc), thu hút hơn 100 doanh nghiệp của Đài Loan tham dự.
Hà Nội tiễn biệt Đại tướng Nguyễn Quyết Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội tiễn biệt Đại tướng Nguyễn Quyết

TTTĐ - Tháng 8/1945, khi lãnh đạo Tổng khởi nghĩa với vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Quyết mới vỏn vẹn 23 tuổi.
Nhà thờ Cửa Bắc rộn ràng đêm Giáng sinh Muôn mặt cuộc sống

Nhà thờ Cửa Bắc rộn ràng đêm Giáng sinh

TTTĐ - Đêm Giáng sinh 2024, nhà thờ Cửa Bắc (quận Ba Đình) trang hoàng khuôn viên chào đón ngày lễ đặc biệt, với các đèn hình ngôi sao trang hoàng bao quanh, cây thông cao gắn nhiều bóng màu, tiểu cảnh sự ra đời của Chúa Jesus... tạo cảnh sắc thật lung linh, đẹp mắt.
Cử tri Cầu Giấy kiến nghị giám sát quy trình cấp, đổi sổ đỏ Muôn mặt cuộc sống

Cử tri Cầu Giấy kiến nghị giám sát quy trình cấp, đổi sổ đỏ

TTTĐ - Chiều 24/12, Tổ đại biểu HĐND TP Hà Nội ứng cử tại quận Cầu Giấy đã tổ chức buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cử tri Tây Hồ thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội Muôn mặt cuộc sống

Cử tri Tây Hồ thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội

TTTĐ - Chiều 24/12, tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, gồm: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình; Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ sau kỳ họp thứ 20 HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm