Tag
Vực dậy văn hóa ứng xử nơi công cộng sau mùa dịch

Bài 3: Cần làm gì để xây dựng giá trị con người sau đại dịch?

Người Hà Nội 04/06/2022 08:00
aa
TTTĐ - Đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt, một thời kì mới đã mở ra với Hà Nội, cả nước cũng như toàn thế giới. Trong bối cảnh này, chúng ta càng phải xây dựng giá trị con người, điều chỉnh từng hành vi, ý thức để khẳng định vai trò, vị trí của con người với sự phát triển và tương lai của nhân loại.
Bài 1: Sự hồn nhiên trở lại... Bài 2: Những “tấm vé phạt” gửi vào hư vô?

Tiếp tục phát huy giá trị con người

Một số chuyên gia lý giải hiện tượng lệch chuẩn về văn hóa ứng xử manh nha xuất hiện rải rác trở lại tại Hà Nội gần đây một phần cũng là do thời gian qua dịch COVID-19 khiến người dân phải ở nhà để đảm bảo an toàn. Chính vì thế, khi được hòa nhập vào các hoạt động xã hội trở lại, đôi khi sự vui mừng quá đỗi cũng sẽ dẫn đến một vài hành vi chưa được đúng mực.

Bên cạnh đó, cũng trong thời gian ấy, dù Hà Nội vẫn thường xuyên tuyên truyền, giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử song người dân không thể tránh khỏi tâm lý gò bó, bức bối vì phải hạn chế giao tiếp trực tiếp quá lâu, trong một hoàn cảnh chưa từng xảy ra bao giờ.

Phạm vi tiếp xúc trước kia chỉ là nhỏ hẹp trong gia đình, trong một ngõ xóm nhỏ nay được nới rộng ra toàn thành phố, cả đất nước và qua các biên giới quốc gia nên một số người “thiếu kiềm chế” hoặc không tự chủ được các hành vi cũng là điều dễ hiểu.

Hãy là người văn minh ở mọi lúc mọi nơi, vì chính mình và vì cộng đồng (Ảnh minh họa)
Hãy là người văn minh ở mọi lúc mọi nơi, vì chính mình và vì cộng đồng (Ảnh minh họa)

Sau đại dịch, chúng ta càng nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, văn hóa con người. Cũng giống như bao lần biến thiên của lịch sử loài người, cái đọng lại sau cùng khi đi qua chiến tranh, loạn lạc, dịch bệnh, thiên tai, thời gian… vẫn là những giá trị văn hóa con người trao truyền cho nhau qua các thế hệ như một “ngọn lửa thiêng” vĩnh cửu. Đại dịch lần này lần nữa cho thấy chỉ có trí tuệ, bản lĩnh và văn hóa vững vàng mới đưa con người, giúp con người cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; Kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo”.

Như vậy, xây dựng giá trị con người là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta cùng nhau thực hiện trong thời gian này.

Trong khi đó, tại Hà Nội, trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa mà chúng ta đang tiến hành hiện nay, con người cũng đóng vai trò trọng tâm, then chốt. Phải có những con người văn hóa, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, đưa ra những ý tưởng vượt trội, khởi xướng nên những hoạt động phát triển văn hóa Thủ đô. Phải có những con người chung tay hàng ngày hàng giờ đặt ý thức lên hàng đầu, giữ gìn phát huy giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long thì “bánh xe” công nghiệp văn hóa của Hà Nội mới tiến trên đúng đường ray đã định sẵn.

Những giải pháp cấp thiết

Vào những ngày tháng tư vừa qua, khi đại dịch bắt đầu lắng xuống tại Thủ đô, nhằm tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hoá, điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, phù hợp với chuẩn mực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình thực hiện các quy tắc ứng xử.

Theo đó, các mô hình được triển khai bao gồm: Mô hình bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp; Mô hình cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; Mô hình chung cư văn hoá, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung; Mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Bài 3: Cần làm gì để xây dựng giá trị con người sau đại dịch?

Những điều này một lần nữa lại khẳng định sự đúng đắn, vào cuộc sâu đậm trong đời sống Nhân dân Thủ đô của các bộ quy tắc ứng xử đã đạt được trong thời gian qua. Dù vậy, đó đây không thể tránh khỏi một vài hành vi không đúng mực. Trước khi điều này trở thành “vệt dầu loang” thì chúng ta cần phải ngăn chặn ngay khi cuộc sống bình thường trở lại sau đại dịch.

Trước tiên, những hành vi này cần được phát hiện, lên án kịp thời để làm gương, răn đe, tránh những hiện tượng khác, cá nhân khác lặp lại tương tự. Để làm được điều này thì mỗi người dân cần tăng cường giám sát, phản biện, không ngại va chạm, không ngại dựng xây để vì sự tiến bộ chung cho văn hóa Thủ đô.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến các quy tắc ứng xử vẫn nên tiến hành đều đặn, thường xuyên, nhắc đi nhắc lại để như một “chiếc barie mềm” về ý thức, giúp người dân nghe, hiểu, thực hành liên tục, không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời mình, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Điều cuối cùng, mỗi người dân Hà Nội đều cần nâng cao ý thức, coi mình là một nhân tố quan trọng cấu thành nên tổng thể văn hóa Thủ đô. Bởi không một ai có thể đứng ngoài cuộc, không một ai không liên quan đến không gian văn hóa mà mình đang hít thở, tồn tại và ứng xử hàng ngày.

Mỗi một người ứng xử đẹp như góp thêm một chiếc lá xanh cho bầu khí quyển văn hóa Thủ đô. Mỗi một người lên tiếng góp ý cũng như góp thêm một làn gió mát xua tan đi bụi bặm muộn phiền về ứng xử hàng ngày.

Sự nghiệp phát triển văn hóa con người là sự nghiệp chung của Nhân dân và chính chúng ta là người thụ hưởng thành quả ấy. Vì thế, “gieo nhân nào gặt quả nấy”, mỗi công dân Hà Nội hãy gieo trái ngọt trên cánh đồng ứng xử của mình.

Hãy giúp mùa dịch trở nên nhẹ nhàng hơn bằng lối ứng xử nhân văn Hãy giúp mùa dịch trở nên nhẹ nhàng hơn bằng lối ứng xử nhân văn
Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 2: Nối thêm những “toa” vui Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 2: Nối thêm những “toa” vui
Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 3: Vững vàng xác lập những giá trị mới sau Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 3: Vững vàng xác lập những giá trị mới sau "giông bão"

Đọc thêm

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”... Nhịp điệu cuộc sống

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”...

TTTĐ - Cũng như bao đô thị khác, người Hà Nội cũng phải “chiến đấu” với những làn sóng lúc dịu êm, lúc vô cùng dữ dội. Đó là guồng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp, làn sóng điện thoại khiến con người bị cuốn vào thế giới ảo, làn sóng của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và không ngoại trừ việc những người từ các nơi khác đổ về khiến văn hóa người Hà Nội ít nhiều bị ảnh hưởng.
Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Xem thêm