Tag
Công việc “tạm bợ” và nỗi ám ảnh của cử nhân thất nghiệp

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Giáo dục 17/12/2019 07:37
aa
TTTĐ - Câu chuyện về những cử nhân cất bằng đại học đi làm xe ôm công nghệ hay bất cứ công việc tạm bợ nào khác không còn là cá biệt. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: “Vì đâu nên nỗi?” Vì giáo dục không bắt kịp nhu cầu thị trường hay cử nhân đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội?

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Cử nhân thất nghiệp vì đâu? (minh họa)

Bài liên quan

Bình Định: Vì đâu núi Hóc Giản tan hoang?

Điểm đến “3 trong 1”: Xu thế lên ngôi của BĐS nghỉ dưỡng

Bài 1: Cử nhân làm “xe ôm công nghệ”

“Ảo tưởng sức mạnh”

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính năm 2017, Nguyễn Thị Hòa Vân (Hải Dương) đã mang hồ sơ đi ứng tuyển nhiều nơi nhưng đến nay vẫn thất nghiệp. Chọn học ngành tài chính, Hòa muốn làm việc ở văn phòng với mức lương tháng khởi điểm 8 - 10 triệu đồng, trong khi doanh nghiệp chỉ chấp nhận trả ở mức 5 triệu đồng cho nhân viên mới.

Vân chỉ là một trong số nhiều thanh niên luôn cho rằng, với tấm bằng cử nhân sau 4 năm miệt mài học tập sẽ được làm công việc nhàn hạ, không áp lực, lương cao. Vì ảo tưởng đó, nhiều thanh niên có trình độ chấp nhận ở nhà chơi thay vì đi lao động trực tiếp.

Nhiều năm làm công tác tuyển dụng nhân sự, chị Đỗ Việt Hồng – Công ty TNHH Denso Việt Nam cho rằng, các bạn trẻ thất nghiệp là bởi “ảo tưởng sức mạnh”.

“Rất đông bạn khi đến phỏng vấn với tâm thế cầm tấm bằng cử nhân phải có vị trí cao, mức lương cao, công việc nhẹ nhàng. Nhiều người đòi hỏi môi trường làm việc chuyên nghiệp với những tiêu chuẩn rất “trên trời” trong khi bản thân chưa trang bị được kỹ năng gì ngoài tấm bằng tốt nghiệp”, chị Hồng chia sẻ.

Theo phân tích của chị Hồng, ngoài đòi hỏi về chuyên môn, tay nghề, các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ứng viên giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng mềm cao như kỹ năng đàm phán thương lượng, làm việc nhóm... và các tố chất khác như chịu khó, ham học hỏi, năng động, giao tiếp tốt, hiểu biết cơ bản về vi tính, văn phòng, trung thực, trách nhiệm, khả năng chịu áp lực cao trong công việc… Tuy nhiên, hành trang mà sinh viên mới ra trường đều “nhẹ” - thiếu, yếu về các kỹ năng mềm này.

Giáo dục không bắt kịp nhu cầu thị trường

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2018, trong số hơn 60% cử nhân tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, chỉ có 40% tìm được việc liên quan đến chuyên môn đã được đào tạo. Trong khi đó, có tới gần 80% là sinh viên và cử nhân trong số 1 triệu “xe ôm công nghệ”.

Trong khi đó, việc tuyển dụng nhân sự đủ trình độ theo yêu cầu là nỗi ám ảnh không kém của các doanh nghiệp. Chị Đỗ Việt Hồng – cán bộ bộ phận tuyển dụng Công ty TNHH Denso Việt Nam chia sẻ, hàng tháng công ty nhận hàng trăm yêu cầu tuyển dụng nhân sự từ các công ty ở Việt Nam nhưng vô cùng chật vật để tìm được người như ý.

Nhiều người thường quy kết thực trạng cử nhân thất nghiệp do lỗi của công tác dự báo cung – cầu lao động, dẫn đến việc trường đại học đào tạo ra những ngành, nghề mà thị trường không cần. Thế nhưng, ngay trong những ngành rất “hot” hiện nay như công nghệ thông tin, doanh nghiệp vẫn “kêu trời” vì không tuyển được nhân sự đạt yêu cầu.

Các nhà quản lý giáo dục luôn khẳng định tỉ lệ cử nhân thất nghiệp ở Việt Nam là hoàn toàn bình thường trong ngưỡng của thế giới. Tuy nhiên, theo bảng xếp hạng chất lượng giáo dục đào tạo của 140 quốc gia và nền kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 128/140 về kỹ năng của lao động khi ra trường và thứ 115/140 về chất lượng dạy nghề.

Nhiều năm làm tư vấn chiến lược và quản lý đội ngũ nhân sự đến từ nhiều quốc gia, ông Nguyễn Lương Hiền, Phó Tổng giám đốc PricewaterhouseCoopers Việt Nam thẳng thắn chỉ ra thực tế các nhân sự người Việt, mặc dù có kiến thức chuyên môn khá vững nhưng thường thua kém so với đồng nghiệp quốc tế về các kỹ năng mềm. Trong khi đó, đây lại là những nhân tố quyết định đến khả năng thăng tiến và thành công lâu dài trong sự nghiệp.

Phân tích về thực trạng cử nhân thất nghiệp gia tăng mỗi năm, nhiều chuyên gia lao động cho rằng lao động trẻ, có trình độ cao của Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng đạt chuẩn để tham gia thị trường luân chuyển lao động tự do trong khối ASEAN. Dù cơ hội việc làm mở ra cho 8 ngành nghề hội nhập thị trường lao động khu vực, nhưng đến nay, Việt Nam mới có duy nhất ngành du lịch xây dựng tiêu chuẩn chung của ASEAN.

Thực tế này cho thấy lỗ hổng trong công tác cố vấn học tập, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học. Mặt khác, do giáo dục đại học lệch hướng, chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng đào tạo, nhiều cơ sở giáo dục ĐH không chỉ quảng bá sai sự thật để đánh bóng tên tuổi mà còn cho ra lò nhiều sản phẩm “dỏm”, gán mác cử nhân, thạc sĩ. Nhiều cơ sở giáo dục vẫn tuyển sinh những ngành nghề mà thị trường lao động đã dư thừa, khiến cho bức tranh thất nghiệp càng thêm trầm trọng.

Cái yếu và thiếu chung của lao động có trình độ cao, cử nhân là chưa theo kịp chuẩn kiến thức đào tạo, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ bằng tiếng Anh kém, thiếu năng động, tự tin. Vì thế, họ khó có thể hội nhập thị trường luân chuyển lao động tự do thời hội nhập. Hơn nữa, vì “rào cản” ngoại ngữ yếu, thạc sĩ, cử nhân khó chạm vào cơ hội việc làm ổn định, thu nhập cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam, nói gì tới việc tham gia thị phần có nhu cầu cao về xuất khẩu lao động là chuyên gia, kỹ thuật, nhân viên chăm sóc sức khỏe.

(còn nữa)

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Xem thêm