Tag
Nâng tỷ lệ cấp nước khu vực nông thôn lên 100%: Điều chỉnh giá nước, thu hút nhà đầu tư là cần thiết

Bài 2: "Ngóng" nước sạch

Xã hội 06/06/2023 17:49
aa
TTTĐ - Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song việc đưa nước sạch về nông thôn vẫn còn không ít khó khăn. Một số địa phương có tỷ lệ hộ gia đình đấu nối và sử dụng nước sạch còn thấp (khoảng 60-70%), vừa thiệt thòi cho chính người dân vừa khiến doanh nghiệp đầu tư công trình cấp nước sạch gặp khó khăn khi vận hành.
Tập thể UBND TP Hà Nội xem xét, cho ý kiến về điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Hà Nội tăng 5 - 10% vào cao điểm hè Điều chỉnh giá nước, thu hút nhà đầu tư là cần thiết

Chỉ 30% hộ dân tại huyện Sóc Sơn được dùng nước sạch

Theo UBND huyện Sóc Sơn, toàn huyện có khoảng 25.900 hộ dân (chiếm khoảng 30% tổng số hộ) trên địa bàn 11 xã, thị trấn được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung.

Số hộ dân được cung cấp nước sạch tại 11 xã, thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm huyện và được cấp từ hệ thống cấp nước do Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội đầu tư, quản lý và vận hành (chiếm khoảng 98% số hộ đã được cấp nước sạch).

Bài 2: Nhiều địa phương còn “khát nước”
Nhiều hộ dân ở huyện Sóc Sơn vẫn đang dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt, mong ngóng nước sạch

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn tỷ lệ rất nhỏ hộ dân được cấp nước từ các trạm cấp nước cục bộ, được xây dựng từ lâu, do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý và vận hành, sử dụng nguồn nước ngầm (chiếm khoảng 2% số hộ đã được cấp nước sạch). So với các huyện, thị xã khác trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp tập trung tại huyện Sóc Sơn thấp hơn rất nhiều.

Chị Nguyễn Thị Thương (30 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết: "Ở khu tôi sống, nhiều nhà vẫn đang dùng nước giếng khoan, thậm chí đựng trong những cái thùng to, gỉ sét, rất mất vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mong rằng, thời gian tới, toàn bộ người dân sẽ được sử dụng nước sạch, đảm bảo chất lượng".

Đồng quan điểm, anh Lê Văn Thanh, người dân sống ở huyện Sóc Sơn chia sẻ: "Chúng tôi không ngại phải trả thêm tiền đâu, chỉ cần có nước sạch dùng, đảm bảo sức khỏe là được, chứ nhìn váng nước bẩn nổi lềnh bềnh trên bể giếng khoan mà ngán lắm rồi".

Nước giếng khoan bơm lên được đựng trong những vật dụng thô sơ, không đảm bảo vệ sinh
Nước giếng khoan bơm lên được đựng trong những vật dụng thô sơ, không đảm bảo vệ sinh

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn Nguyễn Xuân Thắng, trước tình trạng thiếu hụt nước sạch, địa phương đã có nhiều cuộc trao đổi, làm việc với các sở ngành và Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội liên quan đến việc triển khai các dự án cấp nước tập trung. Với tình hình hiện tại, chỉ tiêu cấp nước sạch thành phố giao cho huyện năm 2023 đạt 85% rất khó hoàn thành, ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của huyện.

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ người dân huyện Sóc Sơn được tiếp cận nước sạch thấp, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2017, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định giao cho Liên danh Aqua One, chủ đầu tư Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống, đầu tư mạng lưới cấp nước sạch cho 18 xã của huyện Sóc Sơn nhưng chủ đầu tư không triển khai.

Tháng 8/2022, liên danh xin rút, không triển khai dự án. Ngay sau đó, Sở Xây dựng cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đề xuất thành phố giao cho Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội triển khai đầu tư mạng lưới cấp nước sạch cho 18 xã.

Mặc dù hạ tầng giao thông khung của huyện chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, ảnh hưởng đến thời gian tiến độ lập hồ sơ dự án cấp nước nhưng đến nay, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội đã hoàn thành hồ sơ đầu tư mạng lưới đối với 11 xã và thi công xây dựng trong năm 2023. Đối với 7 xã còn lại, gồm Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường, Minh Phú, Minh Trí, Quang Tiến và Hiền Ninh, có ba đơn vị đề xuất đầu tư mạng lưới cấp nước nên thành phố phải tổ chức đấu thầu theo quy định, dẫn đến thời gian đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công dự án phát triển mạng lưới cấp nước sẽ chậm hơn.

Nhiều hộ dân tại huyện Sóc Sơn vẫn đang phải dùng nguồn nước không đảm bảo như thế này trong sinh hoạt
Nhiều hộ dân tại huyện Sóc Sơn vẫn đang phải dùng nguồn nước không đảm bảo như thế này trong sinh hoạt

Còn 149 xã chưa có nước sạch

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện còn 149 xã chưa có nước sạch, trong đó 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện và 28 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án. Việc triển khai các dự án tại những khu vực nông thôn cuối cùng đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu - chi. Cụ thể, nếu ở khu vực đô thị, khi có nhiều hộ dùng chung một nguồn nước, lại có nhiều nhà hàng, khách sạn, đơn vị sản xuất nên công suất sử dụng lớn, dẫn đến mức lũy kế cao, từ đó đẩy giá lên cao.

Còn tại khu vực nông thôn dân cư thưa thớt, có những đoạn đường ống phải thi công cả 100m mới vào được một nhà. Do đó, nhiều nhà đầu tư tính toán nếu nhu cầu sử dụng trên 10m3/tháng thì mới có lãi, trong khi đó, người dân còn có nước mưa, nước giếng khoan nên nhu cầu sử dụng rất ít. Thực tế đã có những hộ sau khi lắp đặt nhưng không sử dụng dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư.

Người dân xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) đang phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt
Người dân xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) đang phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt

Vì vậy, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chưa phủ sóng được 100% nguồn nước sạch đến người dân nông thôn ở Hà Nội chính là giá nước. Hà Nội hiện là một trong những địa phương có giá nước sạch thấp trên cả nước. Giá nước thấp cũng là một trở ngại lớn trong việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư sản xuất nước sạch. Theo quy định thì 5 năm, giá nước phải được điều chỉnh một lần nhưng từ năm 2013 tới nay, giá nước do UBND thành phố quy định đã không thay đổi.

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, Hà Nội đang áp dụng chính sách giá nước lũy tiến, nếu sử dụng dưới 10m3 giá chỉ 5.973 đồng/m3 và mức giá này là dưới giá thành sản xuất. Như vậy doanh nghiệp chưa bán đã lỗ khi người dân nông thôn chủ yếu dùng dưới 10m3/tháng.

Như lời ông Ngô Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty nước sạch số 2 Hà Nội từng chia sẻ tại một tọa đàm về dịch vụ cung cấp nước sạch: “Đầu tư thì phải có lợi nhuận, kể cả tư nhân. Còn doanh nghiệp nhà nước thì lãnh đạo phải có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước. Nếu đầu tư vào khu vực chưa đầu tư đã biết lỗ thì doanh nghiệp có cách nào để đầu tư?”.

Nhìn ra thế giới, theo thông lệ quốc tế, đối với dịch vụ “bán công” như cung cấp nước sạch (tức là có cả doanh nghiệp tư nhân tham gia), cơ quan nhà nước phải cam kết mức lợi nhuận tối thiểu cho doanh nghiệp và sử dụng cơ quan kiểm toán hoạt động độc lập để bảo đảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp là chính xác.

Thực tế cho thấy, vùng cấp nước Thủ đô rất rộng nên việc triển khai đầu tư cho nước sạch bảo đảm chất lượng và thực hiện thành công mục tiêu 100% người dân Thủ đô có nước sạch vào năm 2025, vẫn còn là nhiệm vụ khó và cần nhiều quyết sách đúng đắn.

(còn nữa)

Đọc thêm

Góp sức xây dựng khu dân cư đoàn kết, an toàn, văn minh Muôn mặt cuộc sống

Góp sức xây dựng khu dân cư đoàn kết, an toàn, văn minh

TTTĐ - Tối 14/11, Ủy viên ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại địa bàn khu dân cư liên tổ dân phố số 5, 6, 7, 8 phường Giang Biên, quận Long Biên.
Băn khoăn thẩm quyền cấp xã được cắt điện, nước công trình vi phạm Muôn mặt cuộc sống

Băn khoăn thẩm quyền cấp xã được cắt điện, nước công trình vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý trật tự xây dựng cấp phường, xã còn nhiều bất cập. Do đó, phân cấp xử phạt vi phạm là cần thiết nhưng có nên trao thẩm quyền cho cấp xã khi trình độ năng lực cán bộ có nơi còn hạn chế.
Dấu mốc quan trọng trên con đường chuyển đổi xanh của ngành Ngân hàng Xã hội

Dấu mốc quan trọng trên con đường chuyển đổi xanh của ngành Ngân hàng

TTTĐ - Hội thi "Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh" không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn là dấu mốc quan trọng trên con đường chuyển đổi xanh của ngành Ngân hàng.
HĐND quận Cầu Giấy thông qua 4 nghị quyết quan trọng Muôn mặt cuộc sống

HĐND quận Cầu Giấy thông qua 4 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Chiều 14/11, Kỳ họp thứ 14 - Kỳ họp chuyên đề HĐND quận Cầu Giấy khóa VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái Muôn mặt cuộc sống

Ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Trong hai ngày 13 - 14/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh"
Đại đoàn kết để không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Đại đoàn kết để không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân

TTTĐ - Ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vĩ Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vĩ

TTTĐ - Sáng 14/11, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tới thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
Danisa trao 5 chuyến du lịch Đan Mạch cùng 500 vương miện vàng dịp Tết 2025 Muôn mặt cuộc sống

Danisa trao 5 chuyến du lịch Đan Mạch cùng 500 vương miện vàng dịp Tết 2025

TTTĐ - Danisa – thương hiệu bánh quy bơ cao cấp từ Đan Mạch, vừa chính thức ra mắt MV Tết “Biết ơn điều tuyệt vời chưa nói” là sự kết hợp với ca sĩ Dương Hoàng Yến cùng nhạc sĩ Lê Minh Hiếu.
Xem thêm