Tag
“Loạn” đào tạo nghề thẩm mỹ không phép:

Bài 2: Hệ lụy sau những tấm bằng đào tạo “siêu tốc”

Đường dây nóng 12/11/2019 15:27
aa
TTTĐ – “Thị trường” làm đẹp gần đây phải chứng kiến hàng loạt các sự cố về y khoa trong phẫu thuật và phun xăm thẩm mỹ. Việc liên tiếp xảy ra tai biến khi làm đẹp này có phần liên quan đến tay nghề, kinh nghiệm và cả sự tắc trách của những người và đơn vị thực hiện.

Bài 2: Hệ lụy sau những tấm bằng đào tạo “siêu tốc”

Nhiều cơ sở đào tạo thẩm mỹ có phép và không phép được quảng cáo tràn lan trên mạng

Bài liên quan

Bài 1: Nhiều cơ sở vô tư quảng cáo, chiêu sinh học viên công khai

TP HCM: Sửa mũi tại Viện thẩm mỹ Vivian, một bệnh nhân nguy kịch

TP HCM lập đoàn kiểm tra các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ

Bác sĩ tại Bệnh viện Emcas có dấu hiệu làm giả quyết định bổ sung phạm vi chuyên môn để hành nghề?

Trong khi đó, xa hơn nữa, mấy năm gần đây có rất nhiều sự cố tai biến liên quan đến vấn đề làm đẹp “siêu tốc” khiến nhiều khách hàng cũng là nạn nhân phải hối tiếc khi mang di chứng suốt đời. Thực tế, đó chính là những hệ lụy ẩn chứa đằng sau những khóa học thẩm mỹ cấp tốc mà ra.

“Vỏ bọc” chuyên gia thẩm mỹ

Nếu như đại học, cao đẳng là môi trường đào tạo mang tính chuyên sâu, bài bản, khắt khe từ khâu xét tuyển đầu vào cho đến đầu ra và không phải ai cũng có thể đáp ứng được các tiêu chí tuyển sinh đó để theo học. Thế nhưng ngược lại, đối với loại hình đào tạo trung cấp, sơ cấp hay thường xuyên (đào tạo dưới 3 tháng) lại là con đường “hành nghề” nhanh nhất để học viên có thể theo học mà không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc...

Nắm bắt được xu thế và thời cơ, những năm gần đây, hàng loạt các cơ sở đào tạo về thẩm mỹ đã bắt đầu nở rộ, nổi lên như nấm mọc sau mưa. Chỉ cần vài thao tác trên công cụ tìm kiếm Google hoặc Facebook, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt các thông tin đăng tuyển, chiêu sinh học viên công khai trên các website, fanpage, với những lời mời gọi “hút hồn” đến từ các nhà tuyển dụng.

Đặc biệt, đáng bàn khi tình trạng này thường diễn ra nhiều tại các cơ sở spa, thẩm mỹ viện (TMV), nơi chỉ dành cho các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da, nhưng lại bị “biến tướng” trở thành những “Học viện đào tạo thẩm mỹ”, “Trường đào tạo thẩm mỹ”, “Trung tâm đào tạo thẩm mỹ”,… để thu hút những ai có nhu cầu.

Chỉ cần gõ cụm từ “đào tạo thẩm mỹ” trên công cụ tìm kiếm Google, trong vòng 0,50 giây đã xuất hiện hơn 33 triệu kết quả
Chỉ cần gõ cụm từ “đào tạo thẩm mỹ” trên công cụ tìm kiếm Google, trong vòng 0,50 giây đã xuất hiện hơn 33 triệu kết quả

Chỉ với một cú điện thoại hay một cái click vào chỉ dẫn, bên kia đầu dây sẵn sàng tư vấn nhiệt tình cho khách hàng với đầy đủ loại hình đào tạo và cung cấp nhiều loại chứng chỉ để lựa chọn như: Chăm sóc da, phun thêu thẩm mỹ, tạo mẫu tóc, nail, hay cả tiêm filler - botox...

Ngoài ra, việc cấp bằng hay chứng chỉ cũng không còn là vấn đề nan giải để học viên phải lo lắng, vì chỉ sau một thời gian ngắn từ 1 - 3 tháng, thậm chí là vài buổi học “cấp tốc” là học viên có thể khoác lên mình một “vỏ bọc” chuyên gia thẩm mỹ, với chi phí bỏ ra chỉ khoảng từ chục triệu cho đến vài chục triệu đồng.

Tuy nhiên, với các khóa học “siêu tốc” này, liệu có đáp ứng đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cho học viên sau khi ra trường để hành nghề hay không? Trong khi các chuyên gia thực thụ đều nhận định, có nhiều kỹ thuật đòi hỏi các học viên phải học và được đào tạo rất chuyên sâu, bài bản nhằm tránh vô số các rủi ro cho khách hàng.

Trên thực tế, những năm qua, có rất nhiều sự cố tai biến đã xảy ra từ những cơ sở được gọi Spa, Viện thẩm mỹ, Trung tâm thẩm mỹ,… nghe rất sang trọng nhưng chất lượng thì “có vấn đề” này.

Phiếu đăng ký thông tin học viên do Học viện thẩm mỹ quốc tế MIU phát hành và thu tiền
Phiếu đăng ký thông tin học viên do Học viện thẩm mỹ quốc tế MIU phát hành và thu tiền

Hệ lụy khó lường

Hiện nay có 2 hình thức hoạt động đối với cơ sở thẩm mỹ: Một là có giấy phép hoạt động và một loại không cần xin giấy phép hoạt động. Dù là theo hình thức nào thì người thực hiện hoạt động thẩm mỹ phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

Như đã nêu, thời gian gần đây, “thị trường” làm đẹp chứng kiến hàng loạt các sự cố về y khoa trong phẫu thuật thẩm mỹ và phun xăm thẩm mỹ. Việc liên tục xảy ra tai biến làm đẹp này có phần liên quan đến tay nghề, kinh nghiệm và cả sự tắc trách của những người và đơn vị thực hiện.

Đặc biệt, xa hơn nữa đó chính là những hệ lụy ẩn chứa đằng sau những khóa học thẩm mỹ cấp tốc mà ra.

Bệnh viện Emcas, nơi liên tục xảy ra sự cố y khoa gần đây liên quan dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Bệnh viện Emcas, nơi liên tục xảy ra sự cố y khoa gần đây liên quan dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ

Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 21 tuổi, ngụ Bình Phước bị mù mắt sau khi tiêm chất làm đầy (filler) nâng mũi tại một Spa gần nhà.

Theo bác sĩ Khoa phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả thăm khám cho thấy nữ bệnh nhân bị thuyên tắc mạch máu phía sau võng mạc, xuất huyết kết mạc, phù giác mạc, gây mù mắt trái.

Trước đó, theo Sở Y tế TP HCM cho biết, vào lúc 17h ngày 27/10, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn - ngừng hô hấp do Cấp cứu Ngoại viện 115 chuyển đến từ Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ - Chi nhánh 1 (14 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM) Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Hoài Anh (TP Hà Nội), sau khi bệnh nhân được thực hiện dịch vụ xăm chân mày.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã xác định bệnh nhân bị đột quỵ não do xuất huyết dưới nhện hai bán cầu. Mặc dù bệnh viện đã tích cực hồi sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi và đã tử vong sau 3 ngày vào viện.

Ngoài ra, đã có không ít trường hợp tiêm filler độn cằm, căng da mặt... tại các Spa, TMV, nơi mà cơ sở đó không có chức năng để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nhưng vẫn cố tình thực hiện, còn người thực hiện thì lại không có tay nghề, không có chuyên môn nên đã gây ra những sự cố đáng tiếc.

Trong số đó, không thể không nhắc đến những hệ quả sâu xa đằng sau những tấm bằng đào tạo “siêu tốc” đang được quảng cáo nhan nhản trên mạng.

Một mẫu chứng chỉ (do nhân viên Little Garden cung cấp) được cho là do Học viện đào tạo Little Garden cấp cho học viên sai quy chuẩn của Thông tư 43 - Bộ Y tế
Một mẫu chứng chỉ (do nhân viên Little Garden cung cấp) được cho là do Học viện đào tạo Little Garden cấp cho học viên sai quy chuẩn của Thông tư 43 - Bộ Y tế

Với việc nở rộ các dịch vụ đào tạo thẩm mỹ xuất hiện tràn làn trên các trang mạng như hiện nay, đơn vị nào cũng tự nhận mình là cơ sở đào tạo tốt nhất, bằng cấp, chứng chỉ hợp pháp, có giá trị toàn quốc… Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động một cách hợp pháp và không phải mọi chứng chỉ nào được in ra, trao tay cho học viên cũng có giá trị pháp lý.

Do đó, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, không nên quá tin vào những lời quảng cáo “có cánh” và ham rẻ để rồi rước họa vào thân. Đào tạo “siêu tốc” với giá “siêu rẻ” nên số lượng không đi kèm chất lượng là điều hiển nhiên.

Liên quan đến việc đào tạo thẩm mỹ tràn lan như hiện nay, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, chia sẻ: Đây là một vấn đề nhức nhối của đơn vị quản lý, vì hiện nay trên mạng có rất nhiều thông tin về các cơ sở đào tạo này. Bà Mai cũng cho rằng, việc đào tạo và quản lý đào tạo vẫn đang là một bất cập. Nếu dẹp tốt các cơ sở thẩm mỹ gây tai biến hoặc các cơ sở thẩm mỹ không phép thì phải đi từ vấn đề đào tạo này.

Trường đào tạo thẩm mỹ Ana thường xuyên quảng cáo đào tạo các ngành nghề về phun xăm, nhưng thực chất chưa được cấp phép?
Trường đào tạo thẩm mỹ Ana thường xuyên quảng cáo đào tạo các ngành nghề về phun xăm, nhưng thực chất chưa được cấp phép?

Với “ma trận” và loạn đào tạo thẩm mỹ như hiện nay, chỉ cần có tiền thì bất cứ ai cũng có thể trang bị cho mình những chứng chỉ, bằng cấp chỉ sau vài buổi học ngắn ngủi, sau đó khoác lên mình một vỏ bọc “chuyên gia thẩm mỹ” để hành nghề.

Cũng chính những cơ sở đào tạo không phép này đang tạo nên một thị trường thẩm mỹ hỗn loạn, cạnh tranh không lành mạnh giữa những đơn vị được cấp phép và những đơn vị đào tạo “chui”.

Đáng quan ngại hơn, cũng chính những cơ sở không phép này đang sản sinh ra những chuyên gia thẩm mỹ “rởm”, để sau khi hành nghề lại trở thành những mối lo ngại cho nhiều người vì rủi ro luôn rình rập.

Đọc thêm

Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu Đường dây nóng

Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu

TTTĐ - Sáng 24/10, các cơ quan chức năng xã Lê Thiện (huyện An Dương, Hải Phòng) đã ra quân phá bỏ điểm mua bán xăng, dầu trái phép cuối cùng của hộ ông Phạm Phú Vĩ, (thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện), tiền ấn nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn giao thông trên hành lang quốc lộ 5A.
Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh? Đường dây nóng

Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh?

TTTĐ - Tổng công ty Thăng Long bị loại khỏi gói thầu tại Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương vì làm giả hồ sơ dự thầu?
Hải Dương: Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình Đường dây nóng

Hải Dương: Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình.
TP Hải Dương: 24 bến, bãi không đủ điều kiện hoạt động Bạn đọc

TP Hải Dương: 24 bến, bãi không đủ điều kiện hoạt động

TTTĐ - Theo báo cáo của UBND TP Hải Dương, trên địa bàn thành phố hiện có 27 bến, bãi đề xuất được tiếp tục hoạt động; 24 bến, bãi phải chấm dứt hoạt động và 4 bến, bãi không phù hợp quy hoạch.
Phường Vĩnh Tuy không xử lý công trình xây dựng trái phép Bạn đọc

Phường Vĩnh Tuy không xử lý công trình xây dựng trái phép

TTTĐ - Một công trình xây dựng trái phép, có dấu hiệu lấn chiếm đất nhưng UBND phường Vĩnh Tuy không lập hồ sơ xử lý khiến người dân khiếu kiện kéo dài.
UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xác minh công trình nhà yến "khủng" Đường dây nóng

UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xác minh công trình nhà yến "khủng"

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành kiểm tra, xác minh những nội dung mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh liên quan loạt công trình nhà yến, nhà điều hành "khủng" được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà.
Hải Phòng: Golden Joy Hotel & Apartment hoạt động khi chưa có đủ giấy tờ về kinh doanh dịch vụ lưu trú Đường dây nóng

Hải Phòng: Golden Joy Hotel & Apartment hoạt động khi chưa có đủ giấy tờ về kinh doanh dịch vụ lưu trú

TTTĐ - Cơ sở kinh doanh Golden Joy Hotel & Apartment (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) hoạt động khi chưa được cấp đủ giấy tờ về kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Kon Tum: Nhà yến xây trái phép cho tồn tại vì "công trình nhỏ" Bạn đọc

Kon Tum: Nhà yến xây trái phép cho tồn tại vì "công trình nhỏ"

TTTĐ – Một loạt công trình nhà yến, nhà điều hành khá đồ sộ được xây dựng trái phép tại xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) được chính quyền địa phương cho phép tồn tại với lý do “diện tích nhỏ, công trình xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động chăn nuôi trên đất nông nghiệp”.
Đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở hành nghề y, dược Đường dây nóng

Đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở hành nghề y, dược

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở hành nghề y, dược với số tiền gần 346 triệu đồng, trong đó có đình chỉ hoạt động của 2 đơn vị trong thời gian 3 tháng.
Thông báo lên iHanoi tìm điện thoại du khách để quên trên xe taxi Đường dây nóng

Thông báo lên iHanoi tìm điện thoại du khách để quên trên xe taxi

TTTĐ - Ngày 19/9, một lãnh đạo UBND phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, từ việc đăng thông báo lên iHanoi - kênh tương tác trực tuyến giữa chính quyền và người dân, tối qua (18/9), Công an phường Hàng Trống đã giúp đôi vợ chồng người nước ngoài nhanh chóng tìm được chiếc điện thoại di động để quên trên xe taxi.
Xem thêm