Tag
Thu phí theo khối lượng: "Cuộc cách mạng" trong xử lý rác thải sinh hoạt

Bài 2: Còn nhiều rào cản khi tính phí rác theo cân

Môi trường 17/03/2021 11:05
aa
TTTĐ - Không chỉ khi Luật Bảo vệ Môi trường đã thông qua mà ngay cả khi Luật còn đang lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi, các chuyên gia và người dân đều cho rằng, việc tính phí rác thải theo khối lượng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn Thủ đô hiện nay sẽ thấy một số khó khăn, rào cản khi thực hiện phương pháp tính phí mới này.
“Đợt sóng” cải cách toàn diện gỡ rào cản kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp Tháo gỡ rào cản giúp người khuyết tật tiếp cận việc làm Đón làn sóng đầu tư, Hà Nội cần tăng cường giám sát tiến trình cắt giảm rào cản kinh doanh

Xả nhiều rác, đóng phí cao

Khoản 1 Điều 79 của Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) chỉ rõ: Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ: Phù hợp với quy định của pháp luật về giá; Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại; Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại theo đúng quy định thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Như vậy, một trong những căn cứ để tính giá rác thải sinh hoạt là khối lượng hoặc thể tích của rác sau khi đã được phân loại. Cá nhân, hộ dân nào thải ra càng nhiều rác, mức phí sẽ càng cao. Khoản 7 của Điều 79 trong Luật cũng quy định cụ thể: Việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng sẽ được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Luật đề ra mốc thời gian này bởi xét theo thực tế, nếu áp dụng luôn phương thức tính phí mới, nhiều địa phương chưa có điều kiện thực hiện.

Bài 2: Còn nhiều rào cản khi tính phí rác theo cân
Tính phí rác theo khối lượng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng

Nói về vấn đề này, chị Lê Thanh Huyền (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ hoàn toàn ủng hộ chủ trương mới của Nhà nước.

“Làm thế rất hợp lý, nhà nào ít rác thì thu ít tiền, nhà nào nhiều rác thì thu nhiều tiền. Nếu thu bình quân thì có nhà ít rác nhưng trả tiền cũng bằng nhà nhiều rác, có phần thiếu công bằng. Khi xả rác nhiều phải trả tiền nhiều thì chắc chắn mỗi người, mỗi gia đình sẽ có ý thức hơn trong việc xả rác và cố gắng tái sử dụng rác thải. Như thế tôi nghĩ sẽ rất tốt cho môi trường”, chị Huyền nói.

Cùng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao quy định mới này. GS.TS Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam chia sẻ với báo chí rằng, Luật sửa đổi lần này đã cập nhật theo hướng hiện đại, đặc biệt có những điểm mới mang tính đột phá.

Theo bà Chi, đã có những đổi mới trong phần quản lý chất thải và có tính cách mạng. Bà cho rằng, chưa bao giờ chúng ta thu phí theo khối lượng xả ra, Luật đưa ra vấn đề thu phí theo khối lượng rác - đây là điểm mới tích cực. Do từ trước đến nay, chúng ta thường không phân loại rác tại nguồn, khi đưa yêu cầu phân loại rác tại nguồn là bước tiến tích cực.

Luật được thông qua và đi vào cuộc sống sẽ thu lại được những phần rác có thể phân loại tái chế, biến nó thành phân sinh học đóng góp cho nông nghiệp. Đã đến lúc, chúng ta không dùng phân bón hóa học, giảm diện tích dùng cho chôn lấp rác. Các hộ gia đình sẽ phải trả tiền cho việc đổ chất thải. Việc này khiến họ phải có ý thức hơn về khối lượng chất thải bỏ ra, lượng chất thải sẽ giảm đi.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện nay cũng tương tự như Hàn Quốc, Nhật Bản trước đây. Việc phân loại rác tại nguồn gần như ở con số không. Các giải pháp mang tính phong trào còn rất ít và chưa đủ mạnh mẽ để thay đổi tình thế. Gánh nặng xử lý rác thải ngày càng lớn trên vai của chính quyền địa phương các cấp, gây ra nhiều hệ lụy xấu về môi trường.

Trong bối cảnh đó, xả rác phải đóng tiền không phải là câu chuyện thêm một loại phí trên vai người dân mà chính là cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân đối với môi trường mình sống.

Vẫn còn nhiều băn khoăn

Có thể thấy, việc tính phí rác thải theo khối lượng là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, có không ít ý kiến bày tỏ sự băn khoăn xung quanh quy định về tính phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng. Nhiều người dân lo ngại việc thực hiện sẽ gặp khó khăn vì người thu gom rác không thể mang theo cân khi đi thu gom để xác định khối lượng rác thải của các hộ gia đình. Chưa kể, nhiều người ý thức kém sẽ thỏa thuận với người thu gom để kê sai số rác thải, dẫn đến tiêu cực.

Anh Lại Quốc Toản (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) nêu vấn đề ai sẽ là người chịu trách nhiệm cân rác? Hộ gia đình trực tiếp cân hay người thu gom rác làm việc này? Nếu là người thu gom rác thì mỗi khi đi thu gom, người này phải mang theo một cái cân, vừa thu gom rác, vừa cân rác để tính tiền? Còn hộ gia đình thì phải luôn "giữ rác" trong nhà, đợi đến giờ đổ rác để mang ra cân hay sao?

“Việc thu phí rác thải theo khối lượng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhà này bỏ rác sang nhà kia hoặc vứt rác ra nơi công cộng để né phí. Như nhà tôi ở các khu chung cư, do không có khung giờ đổ rác cố định và lượng rác thải xả ra quá lớn nên việc tính rác theo cân tôi nghĩ cũng sẽ có những khó khăn nhất định.

Ngoài ra, theo Luật này, những nơi như kinh doanh ăn uống sẽ phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt thì phải nộp phí cao hơn so với các hộ gia đình, tôi rất ủng hộ. Ngược lại, một số người thường lợi dụng đêm tối chở chất thải xây dựng, chất thải cồng kềnh tới các điểm tập kết rác khi không có mặt nhân viên môi trường, như vậy thì làm sao mà thu phí được”, anh Toản băn khoăn.

Bài 2: Còn nhiều rào cản khi tính phí rác theo cân
Vẫn còn nhiều rào cản trong việc thực hiện quy định mới của Luật, đặc biệt là việc phân loại rác tại nguồn

Tương tự, khi đặt câu hỏi về vấn đề thu phí theo khối lượng rác, anh Nguyễn Tùng Dương (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn còn cảm thấy mơ hồ, lo ngại quy định này sẽ khó thực hiện.

“Biết rằng việc phân loại và thu phí rác thải theo khối lượng đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tại Việt Nam sẽ có nhiều rào cản. Bởi ở nước ta, việc phân loại rác tại nguồn vẫn chưa trở thành thói quen. Nếu không thay đổi được điều này thì việc tính phí thu gom rác sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện”, anh Dương chia sẻ thêm.

Nhiều người lo ngại, việc tính rác theo khối lượng sẽ xảy ra hiện tượng bỏ rác lén lút bất cứ chỗ nào để giảm bớt tiền rác. Khi đó sẽ xảy ra tệ nạn vứt rác sang nhà hàng xóm, vứt xuống kênh, nơi công cộng. Lúc đó, tiền thu được từ rác thải liệu có đủ để xử lý nạn vứt rác tràn lan?

Theo GS. TS Hoàng Xuân Cơ, giảng viên cao cấp Khoa Khoa học môi trường và Bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, việc thực hiện thu phí theo khối lượng sẽ gặp không ít khó khăn. Vì việc xác định lượng rác thải của từng hộ không dễ, người thu gom rác không thể mang theo cân khi đi thu gom để xác định khối lượng rác thải của các hộ gia đình. Từ giờ đến năm 2025, còn rất nhiều điều phải làm để cho việc thu gom rác thải được tiện lợi cho người dân và cả người thu gom rác thải.

Bên cạnh đó, yêu cầu phân rác tại nguồn cũng gặp không ít khó khăn. Theo các chuyên gia, hiện nay, thói quen của hầu hết người dân vẫn là đổ chung tất cả rác vào một túi và bỏ rác vào thùng. Việc phân loại rác ít người quan tâm. Trong khi đây lại là một trong những yếu tố có vai trò quyết định sự thành công của việc thực thi quy định mới này.

Rõ ràng, mặc dù Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) là quy định có tính “cách mạng” trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay. Tuy nhiên, để quy định đi vào thực tế vẫn còn những rảo cản và khó khăn nhất định. Chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp thực tế trong 5 năm tới trước khi quy định này chính thức có hiệu lực vào năm 2025.

(Còn nữa)

Thu phí theo khối lượng: "Cuộc cách mạng" trong xử lý rác thải sinh hoạt Thu phí rác thải theo khối lượng đem lại nhiều điểm lợi Thu phí rác thải theo khối lượng sẽ hạn chế xả rác ra môi trường

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm