Tag
Con trẻ và nỗi ám ảnh đòn roi

Bài 2: Bi kịch sau những lời cay nghiệt

Nhịp sống trẻ 18/09/2018 14:00
aa
TTTĐ - “Mày nhìn con nhà người ta kìa, thiếu thốn đủ bề mà vẫn đứng nhất, nhì trường. Mày thì học chính, học thêm, có cả gia sư về dạy tận nhà, chỉ có ăn và học thôi mà không bằng một góc con nhà họ. Sao tao lại có một đứa con vô dụng như mày!”. Đó là những câu đay nghiến thường xuyên với con của bố Thanh.

Bài 2: Bi kịch sau những lời cay nghiệt

Đôi khi, những lời trì triết còn cay đắng và đau đớn hơn roi vọt... Ảnh minh họa

Với Thanh “đòn roi” bằng những lời trì triết này còn đáng sợ hơn bất cứ hình phạt nào khác. Nó ám ảnh khiến cậu lúc nào cũng thấy là người thừa trên thế giới này.

Bài liên quan

Bài 1: Yêu cho roi cho vọt

“Con nhà người ta thì…”

Thanh là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Vì thế, cậu trở thành niềm kì vọng lớn lao của bố mẹ. Bố mẹ luôn muốn Thanh giỏi giang hơn người khác nên từ nhỏ đã cho cậu theo học hầu như tất cả mọi môn học. Thế nhưng, có lẽ trời không cho Thanh tư chất thông minh nên suốt những năm đi học cậu bé chưa bao giờ có thành tích nào nổi bật khiến bố mẹ tự hào.

Sự kỳ vọng vào con không như ý muốn khiến bố mẹ thường xuyên buông những lời cay nghiệt. “Mày đúng là đồ vô dụng. Có mỗi ăn với học mà cũng không nên hồn. Sao tao lại có một đứa con như mày? Mày còn khóc à, đi đi cho khuất mắt tao…”. Những lời nói này bố mẹ Thanh thốt ra ngay cả khi nhà có khách hay bạn bè của cậu bé đến chơi.

Những lúc đó, Thanh thực sự thấy xấu hổ và chỉ muốn đi đến một nơi thật xa để thoát thỏi gia đình, bố mẹ. Giọt nước tràn ly khi đợt thi vào THPT vừa qua, Thanh không đỗ vào trường bố mẹ mong muốn. Bố luôn nhìn cậu với ánh mắt hằn học. Thanh đã chọn cách “đi cho khuất mắt” bố mẹ bằng cách uống thuốc ngủ để kết liễu cuộc đời mình. May mắn Thanh được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu không bố mẹ em sẽ sống trong nỗi day dứt, đớn đau suốt phần đời còn lại.

Giống như Thanh, Ngọc Minh cũng có một thời gian rơi vào trạng thái trầm cảm. Những lời nói, hành động của mẹ khiến cô bé luôn sợ hãi. Bố mẹ ly hôn nên gia đình Minh mỗi người một ngả. Em trai theo bố đi nơi khác sống còn Minh ở với mẹ. Thương mẹ vất vả Minh đã luôn cố gắng làm mọi việc nhưng dường như với mẹ vẫn chưa đủ.

Minh rụt rè chia sẻ: “Ngoài việc học, nhiệm vụ của em là nấu cơm, làm việc vặt trong nhà. Một lần em nấu canh cá nhưng mẹ về muộn nên đồ ăn bị nguội và có mùi tanh. Ngồi trước mâm cơm với nồi canh không như ý, mẹ thẳng tay đổ lên đầu em. Dù em đã khóc xin lỗi mẹ nhưng vẫn không ngừng nghe thấy những lời nhiếc mắng...”.

Lần khác, vì vội đến lớp nên Minh vơ nhầm cả chiếc ví của mẹ bỏ vào cặp. Về nhà mẹ không tìm thấy đâu đã quát mắng om xòm. Thậm chí, bà bắt Minh đeo lên người tấm bảng “Tôi là đứa ăn cắp” đứng ở ngã ba đường. Người đi đường chỉ trỏ, bạn bè trêu trọc khiến cô bé vô cùng xấu hổ nhưng không biết làm cách nào để có thể tự bào chữa cho mình. Sau sự việc đó, Minh vốn linh hoạt hay nói trở nên lầm lì, ít giao tiếp với mọi người. Thậm chí cô bé còn không dám ra đường, việc học tập sa sút. May mắn, dì của Minh biết chuyện đã nhanh chóng đưa em đi điều trị tâm lý.

Học cách tôn trọng trẻ

Nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng muốn con nghe lời, ngoan ngoãn, tốt đẹp hơn thì cần phải nghiêm khắc. Vì thế, không ít người bạo hành trẻ bằng các hình ảnh, lời nói hù dọa như: Ông ba bị, ngáo ộp, ma quỷ, gọi người đến bắt, dọa cho chết đói… Chưa kể đến những hành vi kinh khủng hơn bất cứ đòn roi nào là những lời nói và hành vi miệt thị, chê bai, bôi nhọ, xỉ nhục. Thậm chí có những người trói con trước nhà, bắt bò giữa đường, lột đồ giữa chốn đông người hay đeo lên mình tấm bảng “Tôi là thằng ăn cắp”... Những cách giáo dục thiếu tôn trọng, xúc phạm trẻ, phản khoa học như thế lại được xem là bình thường và luôn đi cùng bao biện để tốt cho trẻ. Họ không hề biết rằng, những cách hành hạ này đau hơn bất kỳ vết thương nào về thân xác.

Theo các chuyên gia tâm lý, những lời nói, cử chỉ, hành vi mang tính dọa nạt ảnh hưởng rất xấu đối với trẻ. Trước hết làm trẻ sợ hãi, xấu hổ hoặc trở nên hung dữ, ảnh hưởng đến mọi hoạt động và cảm xúc. Nếu không được phát hiện sớm, tình trạng sợ hãi kéo dài khiến trẻ trở nên mất tự tin, không dám thể hiện, hạn chế trong giao tiếp, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách. Đáng lo ngại là người lớn thường hay quan tâm trẻ có vết thương, vết xước về thân thể hay không mà ít chú ý đến dấu hiệu của bạo hành tinh thần. Dù để lại hậu quả nặng nề nhưng bạo hành tinh thần khó nhận biết hơn so với bạo hành thể xác.

“Hành vi bạo lực, xâm hại về tinh thần để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực với trẻ. Sự đau đớn thể xác rồi sẽ qua đi nhưng nỗi ám ảnh không thể xóa là "đau đớn tinh thần". Đứa trẻ sẽ trở nên tự ti, cô lập, lo âu, trầm cảm. Một nguy cơ rất cao khác là khi trẻ em bị dồn vào trạng thái cùng cực sẽ có ý nghĩ thôi thúc giải thoát bản thân bằng những việc làm tiêu cực”, tiến sĩ Trần Thu Hương (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ.

Mặt khác, khi được giáo dục, xử sự bằng bạo lực, trẻ cũng sẽ ứng xử bằng bạo lực với bạn bè và những người yếu hơn mình. Từ đó, xã hội gánh chịu hậu quả của việc con người xử sự với nhau bằng bạo lực mà quên đi tình nghĩa, tính nhân văn, lễ nghĩa trong ứng xử.

Tiến sĩ Hương khuyến cáo, để tránh và nhận biết trẻ bị bạo hành, bố mẹ phải chú ý đến đời sống tinh thần, tâm lý của trẻ. Cần quan sát thường xuyên những biến đổi về sinh lý của trẻ bị bạo hành tinh thần như: Sốt, mê sảng, đái dầm. Trẻ có thể khép mình nhưng cũng có thể trở nên hung dữ hay đánh trả thể hiện phản ứng những dồn nén mà bản thân đang chịu đựng. Đồng thời, bố mẹ cần tăng cường giao tiếp đối với trẻ.

Quan trọng hơn, chính bố mẹ không được bạo hành tinh thần con thì mới có thể khuyến khích trẻ chia sẻ với mình. Cha mẹ nào cũng kỳ vọng về con cái nhưng kì vọng để trở thành một áp lực, nỗi ám ảnh đáng sợ đối với trẻ thì chẳng những không đem lại kết quả tốt mà nhiều khi ngược lại.

Chị Lan Phương (Long Biên) Hà Nội tấm sự: “Mình suýt mất con chỉ vì hay trì triết nó. Lúc đó, mình mới nhận ra rằng cần phải tạo môi trường lành mạnh cho con phát triển cả về thể chất và tinh thần bằng cách ứng xử văn minh trong gia đình. Mình cũng phải học cách tôn trọng suy nghĩ, việc làm của con. Không phải cứ sinh ra con thì có quyền miệt thị, đánh đập chúng. Trở thành người bạn, chia sẻ mọi khó khăn với con, bố mẹ sẽ định hướng được chúng trưởng thành, sống có ích cho xã hội”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Chung kết Steam For Girls: Nhiều giải pháp xanh từ các nữ sinh Camera 360 trẻ

Chung kết Steam For Girls: Nhiều giải pháp xanh từ các nữ sinh

TTTĐ - Sau 3 ngày trải nghiệm các hoạt động và xây dựng dự án, ngày 3/10, các thí sinh “STEAM for Girls - STEAM xanh cho nữ sinh 2024” đã bước vào tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi.
Bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất

TTTĐ - Đồng chí Y Việt Sa, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Kon Tum khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Toàn cảnh Lễ Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp tại Hà Nội Nhịp sống trẻ

Toàn cảnh Lễ Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp tại Hà Nội

TTTĐ - Tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024. Đây là những sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện ấn tượng, nhiều bạn là đảng viên, sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giải thưởng trong nước, quốc tế.
Hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu “Quốc hội trẻ em” Bản tin công tác Đội

Hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu “Quốc hội trẻ em”

TTTĐ - Trong 3 năm học, Nguyễn Khánh Vân, học sinh lớp 9A12 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đã sở hữu tới 31 huy chương tại kỳ thi môn Toán, tiếng Anh các cấp, quốc gia, quốc tế; Quán quân “Thiếu niên toàn năng”… Vì vậy, Vân được mệnh danh là “nữ sinh tài năng”, bạn bè nể phục.
Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội

TTTĐ - Tối 3/10, tại Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn năm 2024.
Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024 Infographic

Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024

TTTĐ - Năm 2024 là năm thứ 22 Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố.
Những thủ khoa đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những thủ khoa đặc biệt

TTTĐ - “Bố mẹ mình đều là người làm nông, không có cơ hội được học tập vậy nên luôn mong muốn chúng mình sẽ được theo đuổi sự nghiệp học tập tại một môi trường tốt hơn.”, thủ khoa Hứa Thị Len chia sẻ.
Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô

TTTĐ - 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2024 đều chung một mong muốn, khát vọng được đóng góp trí tuệ, sức trẻ trong công cuộc dựng xây Thủ đô và đất nước.
Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo Tôi yêu Hà Nội

Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo

TTTĐ - Tại lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương sẽ kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và Thăng Long - Hà Nội; tiếp tục “dưỡng tâm trong - rèn trí sáng - xây hoài bão lớn”, trở thành tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô học hỏi, phấn đấu, noi theo.
Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước Tôi yêu Hà Nội

Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Đại diện cho 100 thủ khoa xuất sắc phát biểu tại lễ tuyên dương, thủ khoa Vũ Thu Hằng, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 cho biết: Với tất cả nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống Thủ đô anh hùng tuổi trẻ hôm nay nguyện không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, luôn xung kích trong nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo.
Xem thêm