Tag
Những người “đưa đò” sáng tạo

Bài 1: Sự cần thiết phải đổi mới các phương pháp giáo dục

Nhịp sống trẻ 25/09/2019 22:30
aa
TTTĐ - Giáo dục luôn là lĩnh vực được toàn xã hội quan tâm bởi gắn liền với thế hệ tương lai của mỗi gia đình. Trước thềm các năm học mới, trường lớp và các thiết bị dạy học liên tục được đổi mới, xây dựng khang trang. Dù vậy, giáo dục sẽ không thể phát triển đúng với quy mô và kỳ vọng nâng tầm con người nếu mỗi giáo viên không là những tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu nghề, tận tụy và sáng tạo.

Bài 1: Sự cần thiết phải đổi mới các phương pháp giáo dục

Thí sinh tham dự kỳ thi THTP quốc gia 2019

Loạt bài này của báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ dành để tri ân những người khơi dòng cho giáo dục nhân văn thấm sâu vào đời sống, để giáo dục không chỉ ở kiến thức mà còn góp phần định hình nhân cách học trò. Đây cũng là mong muốn mở lối cho nhiều hơn nữa những sáng tạo, đổi mới từ phía những người giáo viên của Thủ đô và cả nước.

Đời sống thay đổi liên tục, mỗi thế hệ cũng có những tư duy, lối sống riêng. Xã hội năng động như hiện nay đòi hỏi các phương pháp giáo dục phải đổi mới, sáng tạo nhiều hơn nữa thì mới tác dụng với người học.

Câu chuyện mùa tuyển sinh

Năm nào cũng vậy, cứ vào lúc kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia có kết quả thì cả thí sinh và người nhà đều bước vào một “trận chiến” căng thẳng và quan trọng không kém, đó là lựa chọn nguyện vọng để vào học trường nào?

Câu hỏi phổ biến mà các bậc phụ huynh hỏi con và hỏi thăm nhau là: “Thế con thích trường nào và đủ điểm vào trường nào”? Tiêu chí lựa chọn trường của học sinh và các bậc cha mẹ cũng thường chỉ lựa theo hai phương án này. Đầu tiên là có thích học ngành nghề ấy không, sau đó sẽ là đủ điểm vào trường đó không?

Với những em học sinh điểm cao, nhiều sự lựa chọn thì là vậy. Còn với những em điểm không cao thì quan tâm nhiều hơn đến yếu tố an toàn, tức là sẽ chọn trường vừa tầm với điểm của mình.

Đa phần các em sẽ chọn nghề theo hình dung về nghề. Nghĩa là nhìn thấy bố mẹ, anh chị, cô dì chú bác người thân làm nghề ấy, thấy thích thì chọn. Hoặc nghe thấy nghề ấy hay hay, chẳng hạn như công an thì săn bắt cướp, nhà báo thì phản ánh những điều xấu tồn tại trong xã hội, diễn viên thì giàu có, sang chảnh… nên thi để học rồi ra làm nghề đó. Mà hình dung thì ít khi nào giống với thực tế nên không ít em khi vào học rồi thì… vỡ mộng

Cũng có những em học sinh do học lệch, thích nghề này nhưng chỉ có thể thi khối khác, vào trường khác. Thế là, nếu hình dung toàn bộ quá trình đi học của các em học sinh là một véc tơ, thì học để thi chiếm toàn bộ chiều dài véc tơ ấy. Trong khi chọn nghề là điểm cuối của con đường thì chưa được chú ý và thực sự là việc riêng của học sinh và gia đình chứ hầu như không có định hướng từ phía giáo dục nhà trường trong suốt những năm tháng đi học.

Đó là lí do tại sao, trong mùa tuyển sinh chúng tôi lại bàn về “đầu ra” của đại học. Theo điều tra của Bộ Giáo dục, năm 2011, cả nước có đến 63 % sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Bản tin khảo sát thị trường lao động quý 2/2018, được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra số liệu cả nước có 126.900 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

Đó là một con số đau lòng mà rất nhiều chuyên gia đã đưa ra các phân tích “gọi mặt chỉ tên” những nguyên nhân. Việc hướng nghiệp trong nhà trường còn ở mức hạn chế dẫn đến việc học sinh không nhận ra được sở thích nghề nghiệp của bản thân, nhu cầu lao động của xã hội mà chỉ nghĩ cứ học xong đại học là thành công chính là một trong những nguyên nhân ấy.

Dù vậy, hiện nay việc hướng nghiệp gần như chưa được thực hiện một cách rõ ràng làm gia tăng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp. Tức là, ngay từ khâu “đầu vào” đã không chuẩn thì học xong chẳng biết làm gì hoặc chẳng làm được gì là việc đương nhiên.

Trong khi đó, hiện tượng học sinh cư xử lệch chuẩn xuất hiện ngày càng nhiều với các vụ việc nhiều khi mang tính chất nghiêm trọng làm đau đầu xã hội. Lứa tuổi học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tuổi hồn nhiên trong sáng ngây thơ mà ngang nhiên bày tỏ tình cảm, yêu đương ghen tuông náo loạn cả lớp học.

Ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới mà “đánh hội đồng” túm áo lột quần quay clip tung lên mạng xã hội đến nỗi bạn bỏ học, phải vào viện điều trị tâm lí thậm chí tự tử vì không dám nhìn mặt ai. Đáng ngại hơn, đã có những vụ học sinh, sinh viên đâm chết nhau ở Hà Nội và cả nước chỉ vì những nguyên nhân “lãng xẹt” như “nhìn đểu” hay mâu thuẫn vặt.

Học để thi hay học để làm nghề và làm người có ích cho xã hội? Đó là câu hỏi mà chúng ta đang đặt ra cho ngành giáo dục. Điều này cho thấy, gia đình là nơi sinh thành dưỡng dục nhưng các thầy cô giáo cũng không kém phần quan trọng trong vai trò tác động đến tâm lí các em học sinh.

Giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức

Nghề giáo không chỉ là đứng trên bục giảng để dạy những điều trong sách vở. Hay nói cách khác, nếu giáo viên chỉ làm như vậy thì đúng thôi chứ chưa đủ. Điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới đòi hỏi thầy cô giáo phải bước ra khỏi bục giảng mà hòa vào với tâm lí, tình cảm của các em học sinh, để “trồng người” một cách trọn vẹn.

Môi trường giáo dục không chỉ đóng khung trong các bài giảng được chuẩn bị kĩ càng trên giáo án. Đây còn là nơi các giáo viên trẻ phát huy sức sáng tạo, thể hiện tâm huyết, bản lĩnh của mình. Đặc biệt, đó còn là những Đảng viên luôn gương mẫu đi đầu để tìm ra những đột phá mới cho ngành giáo dục.

Những ai từng đi học đều biết, ngoài các giờ giảng bài, thầy cô giáo trẻ đôi khi còn là thần tượng, rất gần gũi để các em học sinh bày tỏ tâm tư, tình cảm. Bởi thế, nếu chỉ giảng bài, chuyển hết kiến thức từ giáo án qua bài giảng đến các em, để học sinh đi thi đoạt giải cao thì chỉ là hoàn thành tốt chứ chưa phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thực tế cho thấy, nhiều thầy cô giáo trẻ bằng tình cảm, bằng sự nỗ lực không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục đã mang đến những giờ học bổ ích, những buổi sinh hoạt ngoại khóa tuyệt vời để học sinh thêm yêu các môn học, thu nạp được nhiều kiến thức hơn, coi trường học là ngôi nhà thứ hai của mình.

Do đó, đổi mới các phương pháp giáo dục là luồng gió mới thổi vào để chính các giáo viên không bị cũ mòn, dạy mãi mà không hiệu quả, kiến thức “thất thoát” từ cô sang trò. Điều này cũng khiến các em học sinh cảm thấy việc học là vui vẻ chứ không phải áp lực, chọn ngành nghề học một cách có chủ đích, theo năng lực chứ không theo phong trào.

Bên cạnh đó, bằng sự thấu hiểu, gần gũi với lứa tuổi của các em học sinh, giáo viên còn có thể là người bạn đồng hành, định hướng giúp các em vượt qua những cơn “sang chấn tinh thần” vì tình cảm, vì áp lực học hành, vì những tổn thương do đổ vỡ trong gia đình mà không thể bày tỏ cùng ai.

Cách trò chuyện cởi mở cùng với kinh nghiệm của mình, thầy cô giáo sẽ dễ dàng đưa ra lời khuyên giải, giúp các em có cách xử lí hoặc vượt qua những cú sốc này một cách dễ dàng, êm đẹp hơn. Thậm chí, nhiều giáo viên còn cảm hóa được học sinh, tìm lại cho các em con đường ứng xử văn minh, thanh lịch, trở thành người có ích cho xã hội…

Giáo dục nhân văn thay vì chỉ truyền thụ kiến thức, đó là cách mà các nền giáo dục thành công trên thế giới đã làm. Đó mới là cách để con người có thể phát triển toàn diện cho xã hội văn minh tân tiến hơn chứ không phải chỉ tạo ra con người làm việc tạo ra của cải vật chất. Đó cũng là điều mà người dân Việt Nam đang mong muốn nền giáo dục của mình cải tiến và hướng tới.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất

TTTĐ - Đồng chí Y Việt Sa, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Kon Tum khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Toàn cảnh Lễ Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp tại Hà Nội Nhịp sống trẻ

Toàn cảnh Lễ Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp tại Hà Nội

TTTĐ - Tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024. Đây là những sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện ấn tượng, nhiều bạn là đảng viên, sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giải thưởng trong nước, quốc tế.
Hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu “Quốc hội trẻ em” Bản tin công tác Đội

Hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu “Quốc hội trẻ em”

TTTĐ - Trong 3 năm học, Nguyễn Khánh Vân, học sinh lớp 9A12 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đã sở hữu tới 31 huy chương tại kỳ thi môn Toán, tiếng Anh các cấp, quốc gia, quốc tế; Quán quân “Thiếu niên toàn năng”… Vì vậy, Vân được mệnh danh là “nữ sinh tài năng”, bạn bè nể phục.
Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội

TTTĐ - Tối 3/10, tại Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn năm 2024.
Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024 Infographic

Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024

TTTĐ - Năm 2024 là năm thứ 22 Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố.
Những thủ khoa đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những thủ khoa đặc biệt

TTTĐ - “Bố mẹ mình đều là người làm nông, không có cơ hội được học tập vậy nên luôn mong muốn chúng mình sẽ được theo đuổi sự nghiệp học tập tại một môi trường tốt hơn.”, thủ khoa Hứa Thị Len chia sẻ.
Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô

TTTĐ - 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2024 đều chung một mong muốn, khát vọng được đóng góp trí tuệ, sức trẻ trong công cuộc dựng xây Thủ đô và đất nước.
Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo Tôi yêu Hà Nội

Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo

TTTĐ - Tại lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương sẽ kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và Thăng Long - Hà Nội; tiếp tục “dưỡng tâm trong - rèn trí sáng - xây hoài bão lớn”, trở thành tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô học hỏi, phấn đấu, noi theo.
Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước Tôi yêu Hà Nội

Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Đại diện cho 100 thủ khoa xuất sắc phát biểu tại lễ tuyên dương, thủ khoa Vũ Thu Hằng, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 cho biết: Với tất cả nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống Thủ đô anh hùng tuổi trẻ hôm nay nguyện không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, luôn xung kích trong nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo.
Thu hút, tập hợp thanh niên qua giải giao hữu PickleBall Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Thu hút, tập hợp thanh niên qua giải giao hữu PickleBall

TTTĐ - Ngày 3/10, Ban Thường vụ Quận đoàn Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức giải giao hữu PickleBall thanh niên năm 2024 thu hút 23 vận động viên tham gia.
Xem thêm