Tag
Cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận

Bài 1: Kiến tạo thêm không gian công cộng tại Hà Nội

Xã hội 19/03/2025 08:00
aa
TTTĐ - Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, mục tiêu đến năm 2045, Hà Nội là Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, thành phố xanh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cùng với quy hoạch thiếu đồng bộ đang khiến Hà Nội thiếu trầm trọng các không gian công cộng.
"Hà Nội đáng sống là khi có nhiều không gian dành cho cộng đồng" Công bố quy hoạch không gian công cộng quanh hồ Hoàn Kiếm

Thiếu không gian công cộng

Không gian công cộng (KGCC) có thể hiểu là những không gian mà ở đó tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận, bất luận địa vị xã hội hay điều kiện kinh tế, quyền này được bảo vệ bởi pháp luật. Tại Việt Nam, theo Thông tư số 34/2009/TTBXD của Bộ Xây dựng ngày 30/9/2009, KGCC được mô tả là “Không gian sinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hoa, quảng trường, khu vực đi bộ được tổ chức, không gian mở, có điểm vui chơi nghỉ ngơi giải trí phục vụ đời sống tinh thần dân cư đô thị”.

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, KTS Phạm Trung Hiếu, giảng viên Đại học Kiến trúc chia sẻ, Hà Nội đang thực sự thiếu không gian công cộng. Là một trong những đô thị có mật độ dân số lớn nhất thế giới (lên tới 404 người/ha) song bên cạnh đó Hà Nội cũng là thành phố có tỷ lệ KGCC rất hạn chế: 0,3% diện tích thành phố với tỷ lệ ít hơn 1m² trên đầu người. So với các thành phố có cùng quy mô tương tự trên thế giới nói chung và tại Châu Á nói riêng thì diện tích cho KGCC, không gian xanh rất hạn hẹp. Hà Nội chỉ đạt 11,2m² trên đầu người, trong khi tỷ lệ trung bình của các thành phố Châu Á là 39m² trên đầu người.

Theo chỉ số TP Xanh của Châu Á 2011 (2011 Asian Green City Index), Hà Nội là TP duy nhất, trên tổng số 22 TP được điều tra, bị đánh giá là “đứng dưới mức trung bình” về mặt sử dụng đất và xây dựng.

Bài 1. Kiến tạo và phát huy giá trị không gian công cộng tại Hà Nội
Hội sách hàng năm được tổ chức ở không gian hồ Hoàn Kiếm

Bên cạnh đó, theo TS.KTS Nguyễn Việt Huy, giảng viên Đại học Kiến trúc, thành phố Hà Nội vẫn còn một bộ phận rất lớn người dân vẫn phải cư trú và sinh hoạt trong các khu vực có điều kiện sống chật chội, thiếu không gian xanh và không gian giao tiếp xã hội. Nhiều KGCC như công viên, vườn hoa, vỉa hè vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, chất lượng cảnh quan suy giảm, chưa đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dân.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có gần 50 công viên, vườn hoa đang xuống cấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự lấn chiếm trái phép của các hoạt động dân sinh, làm mất đi công năng sinh hoạt chung. Nhiều công viên biến thành nơi cho thuê đất, kho xưởng, nhà hàng, bến bãi khiến người dân mất đi những không gian sinh hoạt chung. Mặc dù các lực lượng chức năng đã vào cuộc để xử lý nhưng do tồn tại lâu năm, nên quá trình khắc phục tạo hiệu quả thấp.

Thành phố Hà Nội đang đặt mục tiêu cải tạo 45 công viên, vườn hoa và xây mới 9 công viên đến năm 2025, tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, nhiều công viên đến nay vẫn còn là bãi đất trống.

Tầm nhìn cho một Thủ đô xanh

Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt cuối tháng 12/2024, hoạt động kinh tế - xã hội của Hà Nội được xác định tổ chức theo mô hình 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị…

Để thực hiện được mục tiêu, quy hoạch Thủ đô xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và bốn khâu đột phá phát triển của Hà Nội. Cụ thể, 5 nhiệm vụ trọng tâm là: Bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hoá - xã hội; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá phát triển của Thủ đô gồm: Thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; đô thị, môi trường và cảnh quan.

Các phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội trong Quy hoạch Thủ đô được nghiên cứu, xác định theo mô hình: 5 không gian phát triển - 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực phát triển - 5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị.

Theo đó, 5 không gian phát triển: Khai thác, sử dụng đồng bộ, hiệu quả và hợp lý không gian trên cao; không gian ngầm dưới mặt đất; không gian công cộng; không gian văn hoá - sáng tạo; không gian số.

Bài 1. Kiến tạo và phát huy giá trị không gian công cộng tại Hà Nội
Vườn hoa Lý Thái Tổ đã trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện của TP và là điểm đến hấp dẫn hàng ngày cho mọi lứa tuổi của người dân Thủ đô

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, trong Luật Thủ đô 2024 đã có hẳn một chương về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, trong đó nêu rất rõ các căn cứ để thực hiện quy hoạch phát triển, cải tạo, tái thiết đô thị; nhất là nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô; đồng thời, xác định rõ việc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan của Thủ đô...

Đáng chú ý, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có hẳn 1 điều về không gian ngầm, theo nhiều chuyên gia, việc này tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho khai thác không gian tiềm năng mới cho phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng cấp, ngành trong thực hiện cải tạo, tái thiết đô thị.

Đặc biệt, Luật đưa ra quy định UBND TP Hà Nội thành lập và quy định tổ chức, hoạt động của Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đây có thể coi là một yếu tố quan trọng để hiện thực hóa chủ trương cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử mà nhiều năm qua không thực hiện được do thiếu nguồn lực.

(Còn nữa)

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tháng 6/2025, TP Hồ Chí Minh kiện toàn mô hình chính quyền 2 cấp Đô thị

Tháng 6/2025, TP Hồ Chí Minh kiện toàn mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Trước ngày 10/6, sau khi công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Hồ Chí Minh sẽ kiện toàn sắp xếp bộ máy mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi Muôn mặt cuộc sống

Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - 119 cán bộ là công chức, viên chức tại Đà Nẵng được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định 67.
Cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ dự án trọng điểm quốc gia Xã hội

Cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ dự án trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Ngày 30/3, đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng quận tổ chức cưỡng chế, phá dỡ 2 công trình, bàn giao mặt bằng để phục vụ dự án trọng điểm ngành năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
TP Hồ Chí Minh khởi công cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn Đô thị

TP Hồ Chí Minh khởi công cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

TTTĐ - Sáng 29/3, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn dài 720m với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2026.
Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển Muôn mặt cuộc sống

Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển

TTTĐ - Hội thi diễu hành xe hoa, thuyền hoa nhằm tuyên truyền, biểu dương những thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 195/QĐ-UBND phân bổ ngân sách trị giá hơn 92,7 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện trong việc xóa bỏ nhà tạm và nhà dột nát, nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Xây dựng "văn hoá mới" trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp Xã hội

Xây dựng "văn hoá mới" trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Việc “phủ sóng” đại lý dịch vụ công trực tuyến không chỉ giúp người dân tiếp cận các dịch vụ hành chính công một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng mà còn tạo ra “văn hóa mới” về hỗ trợ doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước, góp phần xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng Xã hội

Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng

TTTĐ - Tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất các ý tưởng, giải pháp để Đảng bộ, chính quyền thành phố cùng Nhân dân đồng lòng, đoàn kết, bứt phá tăng trưởng, xây dựng Đà Nẵng phát triển, đạt được các mục tiêu, tầm nhìn đã đặt ra.
Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm tại miền Tây Nam Bộ Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm tại miền Tây Nam Bộ

TTTĐ - Ngày 28/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre về các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tham gia xây dựng Nông thôn mới; kinh nghiệm quản lý các nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ…
Phát động cuộc thi viết về công nhân lao động hành động đẹp Muôn mặt cuộc sống

Phát động cuộc thi viết về công nhân lao động hành động đẹp

TTTĐ - Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”; thi ảnh/video clip về “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”.
Xem thêm