Tag

Phân cấp mạnh mẽ cho địa phương khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Môi trường 28/03/2025 18:00
aa
Sáng 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, chuyên gia, kết nối trực tuyến tới các địa phương về phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 Bảo đảm tính minh bạch trong quy hoạch sử dụng đất Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Phân cấp mạnh mẽ cho địa phương khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Phó Thủ tướng cho rằng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải mang tính động, mở, và tạo không gian phát triển và sáng tạo cho địa phương theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh thực hiện tinh gọn bộ máy tổ chức, thay đổi, sáp nhập địa giới hành chính các địa phương, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số… đặt ra yêu cầu phải thay đổi cách tiếp cận, căn cứ, tư duy với không gian phát triển trước đây đối với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia làm nền tảng, định hướng điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, vùng, địa phương, xây dựng đô thị, nông thôn…

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải mang tính động, mở và dự báo dài hạn, xác định rõ ràng, chắc chắn những vấn đề cần kiểm soát, quản lý nhưng dứt khoát không để "không biết, không quản được thì cấm"; đồng thời tạo không gian phát triển và sáng tạo cho địa phương theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Tăng chỉ tiêu đất phi nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia nhằm phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai.

Uu tiên cho việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị, duy trì hợp lý diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển đổi linh hoạt diện tích đất có hiệu quả thấp.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2026-2030, trong đó năm 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 liên tục đạt 2 con số; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 8.500 USD, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 28-30% GDP.

Tiếp tục thực hiện khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Dự kiến đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 26.782,12 nghìn ha (giảm so với quy hoạch được duyệt là 949,92 nghìn ha). Trong đó, đất lúa là 3.341,80 nghìn ha (giảm 213,79 nghìn ha) cung cấp 39,47 triệu tấn thóc/năm so với nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2030 là 33,73 triệu tấn thóc/năm thấp. Đất lâm nghiệp còn 15.502,07 nghìn ha (giảm 347,70 nghìn ha) bảo đảm tỉ lệ che phủ rừng đạt 46,78%, cao hơn 4,78% so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII (42%).

Nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2030 là 5.833,25 nghìn ha tăng 936,77 nghìn ha.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bảo đảm tính động, mở của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Tại cuộc họp, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương cho rằng cần quy định giai đoạn chuyển tiếp cho phép sử dụng quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn… đang có, trong thời gian tính toán, điều chỉnh lại các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội sau khi hoàn thành hợp nhất, sáp nhập, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện.

Khẳng định sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia, chuyên ngành, vùng, tỉnh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, căn cứ mục tiêu tăng trưởng 2 con số cần ưu tiên cho quỹ đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh phân cấp cho địa phương.

GS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam cho rằng phương án điều chỉnh diện tích đất lúa giảm vẫn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; đối với đất lâm nghiệp cần giữ diện tích đất đặc dụng, rừng phòng hộ; cần kế thừa kế hoạch sử dụng đất cấp quận/huyện trong giai đoạn chuyển tiếp khi mới hoàn thành phân chia, sáp nhập các xã/phường…

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

"Cách tiếp cận điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia là rất quan trọng để bảo đảm tính động và mở. Chúng ta cần phân cấp mạnh, trao quyền cho địa phương, còn Trung ương chỉ quản lý, kiểm soát một số chỉ tiêu quan trọng (đất lúa, đất rừng, đất quốc phòng, an ninh…)", GS.TS Vũ Năng Dũng nói.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề nghị xác định rõ những vùng giữ đất lúa, có tiêu chí xác định diện tích đất lúa thực hiện chuyển đổi; đồng thời cần tiếp tục đổi mới tư duy về bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đổi mới tư duy quản lý đất nông nghiệp, đất lúa

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự chủ động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục chủ trì, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để thống nhất phương án về điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất; tính toán giai đoạn chuyển tiếp sử dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi bỏ cấp huyện cùng như trách nhiệm, thẩm quyền, nhiệm vụ của chính quyền cấp tỉnh, cấp xã; cơ chế, nguyên tắc điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng các loại đất trong trường hợp các địa phương hoàn thành sáp nhập.

"Quy hoạch lần này thể hiện tinh thần phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, tích hợp với các quy hoạch khác, lấy quy hoạch xây dựng làm trung tâm", Phó Thủ tướng nói.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đối với đất nông nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị đổi mới tư duy quản lý đất nông nghiệp, đất lúa theo hướng tiếp cận toàn diện về an ninh lương thực, thực phẩm, đổi mới công nghệ, thích ứng biến đổi khí hậu khi xem xét điều chỉnh, chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng rau màu, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát, xem xét tiêu chí phân loại đất lâm nghiệp đang trồng các loại cây công nghiệp với đất có rừng che phủ, bảo vệ môi trường để quản lý tách bạch, rõ ràng; phân bổ chỉ tiêu đất công nghiệp kèm theo nguyên tắc bố trí đất tư, sử dụng hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần có cơ chế mở, linh hoạt để điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất phục vụ các công trình cấp bách ở đồng bằng sông Cửu Long chưa thể dự báo được; cơ chế bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất quốc gia đối với các diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển; phân cấp cho địa phương chủ động huy động nguồn lực thực hiện cải tạo, phục hồi diện tích đất bị ô nhiễm, hoang hoá…

Đọc thêm

Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa Môi trường

Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa

TTTĐ - Nhằm cải thiện môi trường sống, góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tận dụng mọi nguồn lực để cải tạo các điểm tập kết rác thải, bãi đất trống… thành những vườn hoa, khu vui chơi phục vụ người dân. Mô hình này hiện đang ngày càng được lan tỏa rộng rãi.
Đêm nay, Bắc Bộ trời chuyển rét Môi trường

Đêm nay, Bắc Bộ trời chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 28/3, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng có mưa và sương mù.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí Môi trường

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí

Nhấn mạnh tình hình ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Nắng nóng bao trùm nhiều khu vực Môi trường

Nắng nóng bao trùm nhiều khu vực

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 27/3, nắng nóng bao trùm nhiều khu vực, riêng khu vực Bắc Trung Bộ có nơi trên 37 độ C.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù Môi trường

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có sương mù vào sáng sớm, riêng khu vực Tây Bắc Bộ trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU Môi trường

Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU

Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn để góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thuỷ sản.
Phạt hơn 300 triệu đồng đối với Công ty Posco VST Nhịp sống phương Nam

Phạt hơn 300 triệu đồng đối với Công ty Posco VST

TTTĐ - Vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Công ty TNHH Posco VST bị tỉnh Đồng Nai phạt 320 triệu đồng.
Vi phạm về môi trường, Công ty Hyosung Vina Industrial Machinery bị phạt Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Công ty Hyosung Vina Industrial Machinery bị phạt

TTTĐ - Công ty TNHH Hyosung Vina Industrial Machinery vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 320 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về môi trường.
Khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện xanh Môi trường

Khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện xanh

TTTĐ - Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi sử dụng phương tiện xanh, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần bảo vệ môi trường.
Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt Môi trường

Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang có Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn về hành vi “Khai thác khoáng sản (cát sông) vượt quá độ sâu cho phép từ 2 mét đến dưới 5 mét", tại 3 khu mỏ trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm