Bài 1: Giấc mơ về bữa cơm có thịt
ssssss
Bài liên quan
Chủ động nguồn hàng hóa, thực phẩm phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán
MXP diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm quy mô lớn
Tích hợp địa chỉ an toàn thực phẩm trên bản đồ số Việt Nam
Thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP
Điều chuyển thịt lợn từ các vùng lân cận phục vụ người dân dịp Tết
Những ngày qua, giá thịt lợn tăng cao ở mức báo động nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm. Trước đó, các dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi cũng là nguyên nhân đẩy giá thịt lợn tăng cao.
Thèm thịt lợn
Hiện nay, tại nhiều khu chợ trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn giao động ở mức 200 nghìn đồng/kg. Điều này khiến cho bữa ăn sinh viên khan hiếm thịt lợn.
Bạn Trung Anh (sinh viên năm nhất Học viện Báo chí) mặt buồn thiu chia sẻ: “Phòng em có ba người, bình thường, em chỉ mua hơn 30 nghìn đồng thịt lợn để ăn cho một bữa nhưng hôm nay phải chi 50 nghìn đồng với cùng số lượng. Thời điểm đang giáp Tết, không chỉ giá thịt mà còn nhiều mặt hàng tăng cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Em luôn phải suy nghĩ ra nhiều món ăn khác nhau để thay đổi như ăn cá, trứng, nhưng quả thật vẫn thèm thịt lợn lắm.
Bạn Thanh Tâm (sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng cho hay: “Đã gần tuần nay trong bữa ăn của em không có thịt. Gia đình em ở quê hoàn cảnh khó khăn nên mỗi tháng em chỉ được gia đình chu cấp có 1,5 triệu đồng mà phải lo cho toàn bộ các chi phí sinh hoạt, học tập. Gía thịt lợn thì tăng gần gấp đôi, trước đây em còn hay mua chứ bây giờ là luôn nghĩ đến các món khác thay thế”. Cô gái chia sẻ thành thật: Nhiều hôm bữa cơm của em chỉ dám ăn toàn rau xanh. Mới đầu, nghĩ nhiều rau cũng không sao, càng tốt cho tiêu hóa và chế độ giảm cân. Tuy nhiên, chỉ được vài ngày, sau đó mỗi lần đi qua hàng thịt lợn, thấy thèm lắm…
Cũng như Thanh Tâm, cô gái Huyền Trang (sinh viên Học viện Nông nghiệp) mỗi tháng cũng chỉ được bố mẹ chu cấp 1,5 triệu đồng. Trang cho biết, trước đây với số tiền đó, tự mình có thể trang trải tiền ăn, nhưng giờ giá cả tăng cao, phải gọi điện về “cầu cứu” cha mẹ gửi đồ ăn lên Hà Nội. “Mỗi lần nhận được gói đồ, mình phải đi xe buýt rất xa mới tới bến xe lấy được. Vất vả lắm nhưng cũng phải cố để bản thân có thể chi tiêu hợp lý cho cả tháng trong hoàn cảnh giá cả đang vô cùng đắt đỏ” – Trang nói.
Hỏi giá rồi bỏ đi…
Chị Huyền Trang hiện đã bán thịt lợn được hơn 10 năm ở chợ nhỏ gần khu vực Đình Thôn, Từ Liêm, Hà Nội. Chị cho biết: “Thịt lợn đã tăng giá được một thời gian khá dài. Năm nay giá thịt lợn chạm ngưỡng ở mức cao. Dù là nhu cầu là tất yếu nhưng do giá quá cao nên mức độ tiêu thụ chỉ ở mức bình thường. Trước đây mình hay bán cho nhiều bạn sinh viên nhưng bây giờ giá cao quá nhiều bạn chỉ hỏi giá rồi bỏ đi, không giám mua”.
Anh Duy (chủ một quán cơm bình dân ở Hà Nội) nói: “Hàng ngày, quán của tôi có đối tượng khách chủ yếu là công nhân và sinh viên. Bản thân tôi cũng không muốn tăng giá nhưng đầu mối nhập vào cao quá. Nếu giữ giá cũ thì coi như không có lời. Nếu tăng giá thì mất khách. Nấu ít thịt lại sợ không ngon nhưng nấu nhiều lại thiệt về kinh tế. Thôi thì chỉ mong những ngày sắp tới giá cả bình ổn trở lại".
Là một sinh viên ở trong ký túc xá nên không được nấu ăn, Hoàng Phương (sinh viên Đại học Thương Mại) cho biết: “Chúng em ở ký túc nên không được nấu ăn ở trong phòng. Hàng ngày, em cùng với bạn đều ra quán cơm gần trường để ăn. Trước đây, mỗi lần gọi một suất ăn no cũng chỉ 20-25 nghìn đồng/suất, bây giờ vẫn gọi một suất như vậy thì mức giá sẽ là 30-35 nghìn đồng/suất. Em có hỏi thì được trả lời là do giá cả những ngày gần Tết đang tăng cao, đặc biệt là thịt lợn đang ở mức 200 nghìn đồng/kg. Cứ với tình trạng này thì những ngày cuối tháng chúng em phải mua mì tôm về ăn trừ bữa”.
(Còn nữa)