Tag
Đồng phục học sinh - “đồng khổ” của nhiều phụ huynh

Bài 3: Giải bài toán “miếng bánh” đồng phục

Giáo dục 19/09/2018 14:00
aa
TTTĐ - Sau loạt bài “Đồng phục học sinh - “đồng khổ” của nhiều phụ huynh”, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được rất nhiều chia sẻ của bạn đọc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã đặt câu hỏi tới nhiều Hiệu trưởng các trường phổ thông tại Hà Nội: Vì sao giá thực của mỗi bộ đồng phục chỉ trên dưới 100 nghìn đồng nhưng đến tay phụ huynh bị “đội” lên gấp rưỡi, thậm chí vài, ba lần? Tuy nhiên, hầu hết các vị lãnh đạo này đều tỏ ra… ngỡ ngàng.

Bài 3: Giải bài toán “miếng bánh” đồng phục

Vì sao giá thực của mỗi bộ đồng phục chỉ trên dưới 100 nghìn đồng nhưng khi đến tay phụ huynh lại bị “đội” giá..? Ảnh minh họa: Minh Việt

Bài liên quan

Bài 1: Nỗi lo mang tên đồng phục

Bài 2: Giá trị thực của đồng phục học sinh

Không hoa hồng và không bắt ép?

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, khuyến khích ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng để tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng phục yêu cầu thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp, được hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh đồng thuận. Không để xảy ra trường hợp học sinh vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học. Trong năm học 2018 - 2019, Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn và xử lý nghiêm những nơi để xảy ra lạm thu.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) – nơi mà mỗi phụ huynh đầu năm học phải bỏ số tiền gần 2 triệu đồng để mua đồng phục cho con, cho biết: “Mẫu đồng phục của nhà trường là truyền thống nhiều năm. Bản thân tôi mới về làm Hiệu trưởng, không thể thay đổi ngay được. Trong thông báo gửi tới phụ huynh, nhà trường không ép buộc phải mua đồng phục do trường bán. Họ có thể mua ở trường hoặc may theo mẫu của trường. Tôi chỉ cần học sinh mặc áo sơ mi trắng không có logo trường cũng được”.

Tuy nhiên, khi được hỏi việc này có công khai với phụ huynh không thì bà Quỳnh Như cho hay: “Khi nào phụ huynh hỏi thì tôi sẽ nói”. Đồng thời, bà Như khẳng định, không được một phần trăm nào trong số tiền bán đồng phục tại trường.

Một Hiệu trưởng trường THCS ở quận Ba Đình, Hà Nội cho hay, đồng phục nhà trường chỉ cần áo trắng và quần tối màu. Ngoài ra, nhà trường có quy định thêm với học sinh nữ không được mặc quần bó sát. Trường có thông báo rõ ràng, phụ huynh có thể mua quần áo bất cứ nơi nào, không cần logo của nhà trường, miễn sao các con mặc áo quần lịch sự khi lớp.

Vị Hiệu trưởng này tiếp tục khẳng định, về việc phải cắt xén phần trăm hoa hồng cho hiệu trưởng thì bà không hay biết.

Tiền chênh lệch “chảy” vào túi ai?

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một Hiệu phó trường THCS đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân cho hay, tỷ lệ “ăn chia” ngầm giữa Hiệu trưởng và các nhà may đồng phục thường dao động từ 30 - 40%.
Các hợp đồng đồng phục thường “núp bóng” dưới dạng nhà may ký trực tiếp với hội cha mẹ học sinh. “Chiêu trò” này giúp Hiệu trưởng “vờ như hoàn toàn đứng ngoài cuộc”. Vị Hệu phó này đặt câu hỏi: “Nếu không có sự “cho phép” của Hiệu trưởng, nhà may nào có thể tiếp cận được với hội cha mẹ học sinh? Chưa kể đến việc hội cha mẹ học sinh thường là do các Hiệu trưởng lựa chọn. Con cái họ đang học trong trường. Nếu không thích thì họ xin từ chối không làm chứ “ai dở hơi đi đối đầu với hiệu trưởng”?.Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một Hiệu phó trường THCS đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân cho hay, tỷ lệ “ăn chia” ngầm giữa Hiệu trưởng và các nhà may đồng phục thường dao động từ 30 - 40%.

Một đại diện nhà may chuyên gia công các mặt hàng đồng phục có địa chỉ tại thôn Quang Lang Đoài (xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình) cho hay: “Thực tế, con số phần trăm trích lại cho các trường không chỉ dừng lại ở 30 - 40% mà ở nhiều trường, sau khi đồng phục buộc phải “cắt xén” lần thứ nhất, nhà may tiếp tục “cắt” cho Hiệu trưởng lần thứ hai từ 10 - 20%. Thậm chí, tại nhiều quận, huyện, nhà may còn phải “chia chác” tới tận cấp phòng giáo dục. Khi xuống đến kế toán, muốn thanh toán, bán hàng được dễ dàng, nhà may tiếp tục phải chi thêm. Đó là chưa kể đến việc mỗi lần nhà trường đi tham quan, nghỉ mát, quyên góp… thì các công ty may đồng phục, dưới hình thức “xã hội hóa” cũng phải vào cuộc.

“Phải chi nhiều như thế nên giá đồng phục “đội” từ một lên đến gấp hai, ba lần cũng “không còn gì là khó hiểu”. Chúng tôi không còn cách nào khác, buộc phải chọn may chất lượng thấp, chọn vải xấu may cho học sinh mặc. Bằng không, chẳng lẽ đóng cửa nhà máy, trong khi đã đầu tư tới cả tỷ đồng?”, vị đại diện nhà may trên tiết lộ.

Trong khi giá thực mỗi bộ đồng phục cấp Tiểu học, Trung học chỉ có giá thực khoảng 90 - 120 ngàn đồng thì hầu hết các trường tại Hà Nội đang bán từ 200 – 350.000 đồng/bộ. Nhiều nhà trường còn “bày ra” nhiều loại đồng phục để “tăng” số lượng “hoa hồng” hoặc “cố tình” thêm các họa tiết phụ “tạo ra sự độc đoán” bản quyền để buộc phụ huynh không thể mua ngoài.

Rất nhiều Hiệu trưởng cho rằng, không bắt ép học sinh mua đồng phục tại trường. Tuy nhiên, phụ huynh không thể mua ngoài vì những “đặc thù” mà chỉ có trường mới có. Chưa kể, nếu so sánh mua trong trường với mua ngoài thì giá cả chênh lệch rất lớn trong khi nhà trường bán đồng phục học sinh… không mất tiền cửa hàng, không mất chi phí quảng cáo, tìm kiếm khách hàng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm