Tag

Ariston: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cần sự chung tay của tất cả mọi người

Môi trường 15/12/2019 15:22
aa
TTTĐ – Vừa qua, COP25 - Hội nghị Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (BĐKH) lần thứ 25 đã diễn ra. Trong chuỗi sự kiện thảo luận về các bước quan trọng tiếp theo trong tiến trình đối phó với BĐKH, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là cần khẩn trương hoàn tất bộ quy tắc triển khai Hiệp định Paris năm 2015 về BĐKH được ký kết năm 2015.

Ariston: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cần sự chung tay của tất cả mọi người

Giữa cái lạnh -40 độ, các nhà khoa học vẫn đang thực hiện các nghiên cứu tại Đảo Disko, Greenland.

Bài liên quan

Chim bị nhỏ đi vì…biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc cảnh báo đây là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử

Ariston hưởng ứng ngày Quốc tế hòa bình: Chống lại biến đổi khí hậu để bảo vệ hòa bình thế giới

Ariston ra mắt bình nước nóng trang bị công nghệ Wi-Fi thông minh đầu tiên tại Việt Nam

Ariston công bố chiến dịch truyền thông toàn cầu đầu tiên mang tên “The Ariston Comfort Challenge”

Theo báo cáo Brown to Green (2019), các nước từng tham dự COP21 (2015) đều theo sát các cam kết được đặt ra trong Hội nghị COP24. Kỳ họp năm nay cũng là dịp để các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới cùng nhìn nhận lại tính cấp thiết về một cam kết toàn cầu trong việc ứng phó với BĐKH.

Nhằm giúp các nhà khoa học đến từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện các công tác nghiên cứu trong môi trường khắc nghiệt của Greenland, The Ariston Comfort Challenge đã thiết lập một nơi trú ẩn an toàn dưới dạng nhà mô-đun (the Comfort Zone), đồng thời đem lại sự thoải mái và ấm áp cho đoàn nghiên cứu với thiết bị gia nhiệt có chất lượng vượt trội đến từ Ariston.

The Ariston Comfort Challenge đã thiết lập một nơi trú ẩn an toàn dưới dạng nhà mô-đun
The Ariston Comfort Challenge đã thiết lập một nơi trú ẩn an toàn dưới dạng nhà mô-đun

Với sự hỗ trợ của the Ariston, đội ngũ các nhà khoa học đã hoàn tất hơn 22 nghiên cứu chỉ trong 1 năm đầu tiên sau khi dự án The Ariston Comfort Challenge được hình thành. “Trước đây, việc nghiên cứu tại Greenland trong mùa đông dường như là điều không thể nhưng với dự án The Ariston Comfort Challenge, giờ đây chúng ta đã có thể tiếp cận nhiều khám phá quan trọng về hệ sinh thái vào mùa đông tại Bắc Cực” – Martin Nielsen (trưởng nhóm nghiên cứu của Arctic Station và Birgitte Danielsen, nghiên cứu viên thuộc Đại học Copenhagen) chia sẻ.

Trong các kế hoạch hành động đề xuất, đa dạng sinh học, hiệu ứng nhà kính và bảo tồn môi trường biển là các vấn đề được chú ý hơn hết. Đặc biệt, chiến dịch “The Ariston Comfort Challenge” của Ariston cũng ghi dấu ấn tích cực khi dự án này đã và đang hỗ trợ đội ngũ nhà khoa học tại Greenland thực hiện các nghiên cứu về hệ sinh thái Bắc Cực trong mùa đông, cũng như tác động của BĐKH đối với các dải băng, sông băng và các loài sinh vật sống tại đây.

Để nghiên cứu về tác động của BĐKH, các nhà khoa học hiện đang phải làm việc liên tục dưới mùa đông khắc nghiệt của Greenland. Một số thực nghiệm cần đến 8 ngày làm việc liên tục để có thể thu thập mẫu vật trong điều kiện nhiệt độ -40 độ C và ban ngày không còn ánh nắng mặt trời.

Nhờ vào The Comfort Zone, các nhà khoa học đã có thể an tâm thực hiện các nghiên cứu trong mùa đông
Nhờ vào The Comfort Zone, các nhà khoa học đã có thể an tâm thực hiện các nghiên cứu trong mùa đông

Ông Emanuele Stano, Tổng Giám đốc Ariston Thermo Vietnam chia sẻ. “Dự án này cũng cho thấy kết sự cấp thiết của nỗ lực bảo tồn môi trường sống và hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững hơn. Đó cũng là giá trị cốt lõi mà Ariston luôn hướng đến, thể hiện ở những nỗ lực phát triển bền vững, giảm thiểu khí thải của chúng tôi.”

Chúng ta không có một trái đất thứ hai - do đó mọi nỗ lực, dù là nhỏ nhất, đều có ý nghĩa to lớn. Tiết kiệm năng lượng thực ra rất đơn giản, thể hiện qua những hành động rất nhỏ, như việc tắt thiết bị điện khi không sử dụng, đạp xe đi làm thay vì đi bằng xe máy, hay sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm