Tag

Áp dụng giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống xã hội

Tin tức 19/09/2022 13:54
aa
TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi sửa đổi, Luật Giao dịch điện tử giúp mở rộng phạm vi áp dụng giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động xã hội.
Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Khách hàng hay ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho gian lận giao dịch điện tử? Từng bước thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tờ trình
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tờ trình

Ngày 19/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng

Trình bày tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dự án sửa đổi lần này một mặt kế thừa các quy định hiện còn giá trị tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Mặt khác, dự án đã hoàn thiện các chính sách bảo đảm các giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý; Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.

Đáng lưu ý, Luật Giao dịch điện tử quy định về những thành tố cơ bản có giá trị pháp lý sử dụng đế thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định lại nội dung đã được pháp luật khác quy định.

“Luật Giao dịch điện tử không làm thay đổi về trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong các lĩnh vực. Các bộ, ngành thực hiện quản lý nhà nước về nội dung giao dịch trong các lĩnh vực trên môi trường thực ra sao thì lên môi trường điện tử vẫn sẽ chịu trách nhiệm quản lý đúng theo lĩnh vực đó”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Liên quan đến những nội dung cụ thể, một điểm mới quan trọng của dự án sửa đổi là mở rộng phạm vi điều chỉnh, áp dụng cả đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử... Nói cách khác, phạm vi áp dụng giao dịch điện tử đã “phủ kín” tất cả hoạt động của đời sống xã hội.

Việc mở rộng này dựa trên cơ sở hiện nay công nghệ số đã sẵn sàng, phổ biến, an toàn, tin cậy, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ tin cậy trong luật.

Một nội dung khác là dịch vụ tin cậy trong giao dịch điện tử. Chương 3 dự án Luật tập trung vào giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy trong giao dịch điện tử. Dự án Luật cơ bản không thay đổi về nguyên tắc so với Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhưng đã chi tiết hóa việc sử dụng, công nhận chữ ký điện tử nước ngoài.

Về dịch vụ tin cậy, trong khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chỉ quy định dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, trong khi dự thảo sửa đổi đã quy định về “dịch vụ tin cậy”. Liên quan an toàn thông tin và an ninh mạng trong giao dịch điện tử, dự án dẫn chiếu, yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng và bổ sung quy định về an toàn thông điệp dữ liệu.

Nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho rằng, cần nghiên cứu thể chế hóa cụ thể hơn chủ trương “ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng” như yêu cầu của Nghị quyết số 52-NQ/TƯ ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.

Ông Lê Quang Huy cho biết, nhìn chung, dự án Luật đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, dự án Luật không quy định nội dung giao dịch, chỉ quy định những nguyên tắc chung làm cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi các giao dịch trực tiếp truyền thống sang môi trường điện tử.

Dự án Luật có mối quan hệ với rất nhiều pháp luật khác có liên quan, do đó, cần hết sức chú trọng đến tính đồng bộ, thống nhất. Các nội dung có liên quan đến an ninh, an toàn mạng và thông tin mạng cần được quy định đầy đủ, chặt chẽ nhưng bảo đảm nguyên tắc không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở các giao dịch điện tử.

Trên cơ sở đó, Ủy ban đề nghị tiếp tục rà soát cẩn trọng, kỹ lưỡng, toàn diện dự án Luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Việc áp dụng hợp đồng điện tử vẫn còn nhiều hạn chế

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nhóm vấn đề như: Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Thông điệp dữ liệu; Dịch vụ tin cậy; Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí với các ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần rà soát, chỉnh lý nội dung giải thích từ ngữ bảo đảm chính xác, dễ hiểu, thống nhất với luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ trong hợp đồng quốc tế.

Trong khi đó, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, dịch vụ chứng thực chữ ký số đóng vai trò là hạ tầng định danh và xác thực của giao dịch điện tử. Tuy nhiên, việc sử dụng chữ ký số hiện nay chưa phổ biến, chi phí sử dụng dịch vụ còn cao, phạm vi áp dụng hạn chế. Do đó, đại biểu nhất trí với các ý kiến đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để các quy định có liên quan đến nội dung này trong dự án Luật có tính khả thi.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong những năm gần đây, việc thực hiện các giao kết, hợp đồng điện tử trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, việc áp dụng hợp đồng điện tử vẫn còn gặp nhiều hạn chế do những khó khăn trong việc xác định giá trị pháp lý, phạm vi trách nhiệm để giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa các bên...

Nhiều đại biểu đề nghị nghiên cứu, cân nhắc bổ sung trong dự án Luật quy định về các giai đoạn giao kết hợp đồng điện tử; Hiệu lực của hợp đồng điện tử; điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; Các trường hợp xác định hợp đồng điện tử vô hiệu; Các loại hợp đồng điện tử mẫu trong các trường hợp giao dịch khác nhau; Hoạt động chứng thực giao dịch và hợp đồng điện tử.

Đọc thêm

Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc UBND TP Hà Nội Tin tức

Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc UBND TP Hà Nội

TTTĐ - Chiều 4/10, tại kỳ họp thứ mười tám, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
Năm 2035, hoàn thành công nhận TP Sơn Tây trực thuộc Thủ đô Tin tức

Năm 2035, hoàn thành công nhận TP Sơn Tây trực thuộc Thủ đô

TTTĐ - Phấn đấu năm 2035, diện tích nhà ở đạt khoảng 28m2 sàn/người; diện tích cây xanh toàn đô thị đạt 6m2/người; số lượng quận gồm 16 địa phương; hoàn thành công nhận TP Sơn Tây trực thuộc Thủ đô ...
Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tối đa năng lực, tâm huyết Tin tức

Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tối đa năng lực, tâm huyết

TTTĐ - Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội Thủ đô Tin tức

Khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội Thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (4/10), triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Triển lãm là một trong những hoạt động trọng tâm của TP Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam diễn ra từ ngày 16-18/10 Tin tức

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam diễn ra từ ngày 16-18/10

TTTĐ - Sáng 4/10, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức họp báo thông tin, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
HĐND TP xem xét các nội dung đảm bảo an sinh xã hội Tin tức

HĐND TP xem xét các nội dung đảm bảo an sinh xã hội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 18 của HĐND TP Hà Nội diễn ra trong 1 ngày với khối lượng công việc lớn, gồm 20 nội dung. Trong đó, 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.
Sáng nay, khai mạc Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Sáng nay, khai mạc Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay, 4/10, Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc. Kỳ họp được HĐND TP tổ chức để xem xét, quyết nghị 20 nội dung thuộc thẩm quyền.
Thăm, tặng quà thương bệnh binh, người có công tiêu biểu Tin tức

Thăm, tặng quà thương bệnh binh, người có công tiêu biểu

TTTĐ - Chiều 3/10, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân Vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà 4 gia đình thương binh, người có công tiêu biểu trên địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan kiểm sát Hà Nội - Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa cơ quan kiểm sát Hà Nội - Viêng Chăn

TTTĐ - Ngày 3/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tiếp Đoàn công tác Viện Kiểm sát Nhân dân Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), do đồng chí Viện trưởng Khamsouk Sengmixay làm Trưởng đoàn, tới chào xã giao.
Đầu tư, du lịch bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng Tin tức

Đầu tư, du lịch bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú khẳng định, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, du lịch, tiêu dùng đang có những bứt phá, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng.
Xem thêm