Tag

60 năm nôi đào tạo cán bộ dân tộc miền Nam

Giáo dục 09/12/2019 09:32
aa
TTTĐ - Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, nơi đào tạo cán bộ dân tộc cho các tỉnh miền Nam vừa tròn 60 năm thành lập. Từ mái trường này, hàng nghìn học sinh con em các dân tộc đã được đào tạo, trưởng thành và trở thành nguồn cán bộ quan trọng cho miền Nam sau khi đất nước thống nhất.

60 năm nôi đào tạo cán bộ dân tộc miền Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi gặp mặt thân mật Đoàn cựu giáo viên, học sinh và gia đình từng học tập và sinh sống tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập trường và kỉ niệm 65 năm học sinh miền Nam trên đất Bắc

Bài liên quan

Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Hậu Giang: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ III

Tuyên dương 63 thầy cô tiêu biểu dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số

Tuyên dương 120 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu 2019

Học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số "hội tụ, kết nối và lan tỏa"

Cắt băng khánh thành Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Ảnh: Mạnh Sỹ
Cắt băng khánh thành Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Ảnh: Mạnh Sỹ

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, với tầm nhìn chiến lược và sự sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, tháng 5/1955, Chính phủ đã quyết định thành lập Trường Dân tộc Trung ương.

Đến năm 1960, để đáp ứng tình hình mới, Trường Dân tộc Trung ương được chia tách thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và trường Dân tộc Trung ương. Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đóng tại Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình), do Ban Dân tộc Trung ương (nay là Ủy ban Dân tộc) quản lý; trường Dân tộc Trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong giai đoạn 1954-1975, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức đưa hơn 32.000 con em đồng bào miền Nam ra miền Bắc để học tập văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có hơn 2.000 con em các dân tộc miền Nam tập kết ra Bắc. Hầu hết trong số này đều đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi vô cùng khó khăn từ vỹ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị) trở vào, học ở Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, trực thuộc Ban Dân tộc Trung ương, nay là Ủy ban Dân tộc. Nhà trường đã đứng chân ở nhiều địa bàn khác nhau, như: Hà Nội, Hoà Bình, Bắc Thái (nay là Thái Nguyên), Lạng Sơn...

Ông K’sor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cựu học sinh Trường Cán bộ dân tộc miền Nam xúc động chia sẻ: Học sinh khi nhập trường hầu hết chưa biết chữ và biết tiếng phổ thông, nhiều cái còn bỡ ngỡ, tình cảm thiếu thốn, xa quê hương, xa gia đình. Nhờ ơn Đảng, Bác Hồ, sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo Ban Dân tộc Trung ương, đội ngũ giáo viên và học sinh Trường Cán bộ Dân tộc miền Nam đã vượt khó học tập. Học sinh của trường đã đóng góp cho sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, đất nước nói chung.

Thành quả mô hình giáo dục học sinh miền Nam trên đất Bắc nói chung và Trường Cán bộ dân tộc miền Nam nói riêng đã góp phần tạo nguồn cán bộ đáng kể cho các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ và Tây Nguyên... Nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã trưởng thành từ đây, trở lại miền Nam, anh dũng chiến đấu, lập nhiều thành tích xuất sắc, một số đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh và Trung ương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Nhìn lại lịch sử 60 năm đã qua, bài học chiến lược về đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam vẫn còn nguyên giá trị. Chủ trương của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước là vô cùng đúng đắn khi trong thời điểm cam go đã nghĩ đến giai đoạn tiếp theo, đưa học sinh miền Nam ra học tập trên đất Bắc. “Nếu không có chủ trương đúng đắn ấy, chắc sẽ không có đội ngũ cán bộ cho miền Nam sau khi giải phóng và ngay cả đến tận bây giờ”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến, từ bài học kinh nghiệm này, công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số tiếp tục được nghiên cứu, phát huy. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14, phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh phải mở rộng các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú, trường Dự bị đại học... để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là một trong những yếu tố nền tảng, để thực hiện thắng lợi nguyên tắc căn bản nhất của công tác dân tộc; đồng thời cũng là con đường ngắn nhất để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước.

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm