5 sự kiện nổi bật của Cục An toàn thực phẩm trong năm 2018
Công tác ATTP luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Bài liên quan
Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch 2019
Bộ Y tế sẽ công khai tên cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm hàng tuần
Vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, hai công ty bị "tuýt còi"
Hoàn thiện bộ máy tổ chức theo chức năng của Chính phủ hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Cơ sở: Thực hiện Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, ngày 03/5/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2728/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục ATTP trong đó Cục đã tinh giản từ 9 phòng còn 5 phòng và 01 Văn phòng Cục.
Mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ sở: Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại Quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Rà soát, cắt giảm điều kiện ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Rà soát, cắt giảm tối đa các điều kiện, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.
Cơ sở: Thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ, Cục ATTP đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2018/CP ngày 12/11/2018, cắt giảm 85,02 % điều kiện ATTP, 68,52 % thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATTP thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP
Theo đó, phương thức quản lý ATTP được thay đổi căn bản chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Có đến khoảng 90% sản phẩm được tự công bố. Quy định này nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giám sát theo phương thức quản lý rủi ro, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm. Giảm thời gian thủ tục công bố, thay đổi căn bản trong kiểm soát về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu.
Theo Nghị định ước tính số sản phẩm tự công bố chiếm khoảng 90%, hay nói cách khác là cắt giảm được 90% số lượng sản phẩm cần có giấy Tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm.
Cắt giảm thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (kiểm tra thực phẩm nhập khẩu). Ít nhất 95% số mặt hàng không cần qua kiểm tra giảm do chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5% tổng số mặt hàng thuộc đối tượng kiểm tra giảm.
Trong đó, số mặt hàng được áp dụng kiểm tra giảm là sau 3 lần kiểm tra thường và các mặt hàng được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận GMP, HACCP... Số mặt hàng phải áp dụng kiểm tra chặt: Tối đa 2% (tùy vào cảnh báo). Như vậy, ước tính số mặt hàng không phải kiểm tra Nhà nước vào khoảng 90-95% tùy thuộc vào cảnh báo và số lượng mặt hàng đạt 3 lần nhập khẩu liên tiếp.
Cục ATTP chủ trì và phối hợp với Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế về Thực phẩm chức năng lần thứ 2
Hội nghị khoa học quốc tế về thực phẩm chức năng lần 2 được Cục ATTP tổ chức. |
Tham dự Hội nghị có hơn 300 đại biểu đến từ các ban ngành, cơ quan Quốc hội và Chính phủ (Ủy ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường, Ủy ban Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và một số bộ ngành liên quan), các viện nghiên cứu trong nước, quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Singapore) và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong và ngoài nước.
Hội nghị diễn ra trong một ngày với 15 bài báo cáo của các diễn giả Việt Nam và quốc tế, tập trung vào 3 nội dung chính: Quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng; Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập quốc tế trong quản lý thực phẩm chức năng; Các nghiên cứu chuyên đề về thực phẩm chức năng.
Mục đích của Hội nghị nhằm trao đổi kinh nghiệm về quản lý, chia sẻ các thông tin chuyên ngành, các thành tựu khoa học, công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng hướng tới phát triển thực phẩm chức năng bền vững vì sức khỏe cộng đồng.
Trong thời gian tới, quản lý thực phẩm chức năng sẽ tiếp tục được quan tâm đặc biệt tại Việt Nam với phương thức quản lý hiện đại, chính sách quản lý vừa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, vừa kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời hài hòa với các quy định quốc tế.
Công tác quản lý sẽ hướng tới mục tiêu xây dựng ngành thực phẩm chức năng Việt Nam trở thành ngành kinh tế - y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân.