24 nhà máy điện gió vận hành thương mại
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến tháng 8/2021 có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD), với tổng công suất là 5.655,5MW.
Trong tháng 8/2021 đã có 3 nhà máy điện gió với mức công suất cụ thể đã được công nhận vận hành thương mại (COD) gồm: Hòa Bình 1 - giai đoạn 2 (công suất 15,2MW); Nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận (21 MW)và Nhà máy điện gió 7A (12,6 MW).
Như vậy, đến thời điểm cuối tháng 8/2021 đã có 24 nhà máy điện gió với tổng công suất là 963MW vào vận hành thương mại.
![]() |
Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam (Đắk Lắk) đang được gấp rút hoàn hiện để kịp vận hành thương mại trước tháng 11/2021 |
Thời gian qua, UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng đồng loạt có văn bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương đánh giá khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh (theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Lý do được các địa phương đưa ra là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn tới tiến độ cung cấp tuabin gió bị ảnh hưởng (nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ tại nước sở tại, vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng gặp khó do giãn cách xã hội).
Mặt khác, hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao bất thường... nên rất nhiều dự án điện gió đều đứng trước ngưỡng cửa chậm tiến độ vận hành.
Vì vậy, các địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT (ưu đãi) đối với các dự án trực thuộc địa bàn.
Các địa phương cho rằng, hiện có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD), với tổng công suất thử nghiệm là là 5.655,5 MW.
Tuy nhiên, đó chỉ là hồ sơ đăng ký của các chủ đầu tư, để số dự án này có thể vận hành thương mại thực tế thì rất khó. Bởi lẽ, trong số 106 nhà máy gửi hồ sơ, thì hàng chục dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, có dự án trang thiết bị còn chưa thể tập kết ở dự án. Trong khi đó, thời gian đến hạn “chót” hưởng giá ưu đãi chỉ còn hơn 2 tháng nữa (31/10/2021 là kết thúc giá FIT điện gió).
Điều đó cho thấy, nhiều dự án chỉ đăng ký để “xí chỗ”, còn triển khai được hay không lại là câu chuyện khác. Bởi vì để có thể đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu chuẩn bị đề nghị công nhận ngày vận hành thương mại trước thời điểm 31/10/2021, chủ đầu tư các nhà máy điện gió phải gửi văn bản và hồ sơ theo quy định cho bên mua điện (EVN) muộn nhất là ngày 3/8/2021. Vậy nên mới có việc hồ sơ đăng ký của các chủ đầu tư lên đến 106 dự án.
Theo ý kiến của giới chuyên môn, mức công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm 31/10/2021 hơn 5.600MW như các chủ đầu tư đăng ký với EVN là không thực tế. Dự kiến, chỉ khoảng một nửa trong số đó có thể vận hành thương mại như kế hoạch đã định, tức từ 2.000-2500MW.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia
