Tag

19 loài ngoại lai xâm hại gây mất cân bằng sinh thái

Môi trường 17/01/2019 08:14
aa
TTTĐ - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành thông tư quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục 19 loài ngoại lai xâm hại và 61 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

19 loài ngoại lai xâm hại gây mất cân bằng sinh thái

bọ cánh cứng hại lá dừa

Bài liên quan

Cần cẩn trọng khi mua 6 loại hoa này về chơi tết

Thận trọng với bệnh liệt nửa mặt do thời tiết trở lạnh

Thị sát việc ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi tuyến biên giới Quảng Ninh

Đây là các loài đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam. Các loài này được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam.

19 loài ngoại lai xâm hại thuộc 6 nhóm, gồm: Nhóm vi sinh vật (nấm gây bệnh thối rễ, vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật, vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối, vi-rút gây bệnh cúm gia cầm; Nhóm động vật không xương sống (bọ cánh cứng hại lá dừa; ốc bươu vàng; ốc sên châu Phi; tôm càng đỏ).

rùa tai đỏ
rùa tai đỏ

Nhóm cá ngoại lai xâm hại gồm cá ăn muỗi, cá tỳ bà bé (cá dọn bể), cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn). Nhóm lưỡng cư, bò sát là rùa tai đỏ. Nhóm chim, thú gồm hải ly Nam Mỹ. Nhóm thực vật gồm bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản), cây ngũ sắc (bông ổi), cỏ lào, cúc liên chi, trinh nữ móc, trinh nữ thân gỗ (mai dương).

Ngoài ra, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành cũng quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục 61 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm 61 loài thuộc 5 nhóm. Trong đó, 23 loài thuộc nhóm động vật không xương sống như: bướm trắng Mỹ, cua xanh, sán ốc sên; 9 loài thuộc nhóm cá như cá chim trắng toàn thân, cá hổ, cá hồi nâu; 4 loài thuộc nhóm lưỡng cư, bò sát (ếch ương beo, cóc mía, ếch Caribê, rắn nâu leo cây).

rắn nâu leo cây
rắn nâu leo cây

Riêng nhóm chim, thú có 5 loài là chồn ecmin, dê hircus (dê), sóc nâu-sóc xám, thú opốt. Nhóm cuối cùng là nhóm thực vật có 21 loài như bèo tai chuột lớn, cây cúc leo, cây cứt lợn, cây hoa tulip châu Phi, cây chân châu tía, cây cúc bò, cây đương Prosopis, cây kim tước, cây lược vàng, cây keo giậu…

bèo tai chuột
bèo tai chuột

Thông tư quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục 19 loài ngoại lai xâm hại và danh mục 61 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại có hiệu lực từ ngày 11/2/2019.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm