Tag

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi"

Người Hà Nội 23/10/2020 18:31
aa
TTTĐ - Chiều 23/10, Báo Hànộimới tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi" trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới sau gần một năm phát động.
Trao giải cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em” năm 2020 Phát động cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020”

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của thành phố Hà Nội chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng thành công Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 63 năm Ngày Báo Hànộimới ra số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2020).

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải

Dự lễ tổng kết và trao giải có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Bùi Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Nguyễn Công Bằng - Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ Hà Nội); Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.

Đánh giá tổng kết cuộc thi, ông Nguyễn Hoàng Long - Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, đây là một hoạt động hết sức thiết thực, nằm trong chuỗi hoạt động chung của thành phố để kỷ niệm, chào mừng các ngày lễ, sự kiện lớn của Thủ đô cũng như kỷ niệm 63 năm ngày Báo Hànộimới ra số hằng ngày đầu tiên.

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép
Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Nhì

Cuộc thi được phát động từ ngày 24/10/2019, kết thúc đăng bài ngày 31/8/2020. Trong 10 tháng diễn ra cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được hơn 200 bài, loạt bài tham gia, không chỉ của tác giả trên địa bàn Hà Nội, mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và kiều bào nước ngoài cũng tham gia. Trong đó, có không ít tác giả ngoài 80 tuổi, thậm chí có 2 tác giả đã ngoài 90 tuổi. Một số cây viết sung sức gửi nhiều bài dự thi; Đặc biệt có tác giả gửi 8 bài và loạt bài... Ngoài ra, cuộc thi thu hút sự tham gia của những cây bút chuyên viết về Hà Nội, như: Trần Chiến, Văn Chinh, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Hà Nguyên Huyến...

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền và Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Nguyễn Công Bằng trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Ba.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền và Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Nguyễn Công Bằng trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Ba

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, cuộc thi đã thu hút nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng, phản ánh đa dạng các lĩnh vực văn hóa, di sản, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, đời sống xã hội... Không chỉ đề cập đến bề dày lịch sử, văn hóa của thành phố nghìn năm tuổi, nhiều bài dự thi còn đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống hôm nay, những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.

Ban tổ chức đã lựa chọn, thẩm định, biên tập 78 bài, loạt bài để đăng trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới. Trong đó, một số tác phẩm nổi trội như "Hà Nội của tôi" (Văn Chinh), "Khi làng lên phố" (Nguyễn Văn Học), "Như một phần máu thịt của Thủ đô" (Uông Thái Biểu), "Những dòng sông ngàn năm văn hiến" (Bằng Giang), "Tiếng Thủ đô" (Trần Chiến), "Vượng khí ngàn năm" (Giang Nam)...

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép
Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công và bà Trần Thị Thanh Hương, đại diện Vinaphone trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Khuyến khích

Tuy nhiên, do thời gian diễn ra cuộc thi tương đối ngắn, đặc biệt trùng thời điểm xảy ra dịch Covid-19 nên đã hạn chế đến việc tác nghiệp của các tác giả. Có khá nhiều bài chưa đáp ứng thể lệ cuộc thi, nhiều bài viết nặng tính khảo cứu tư liệu lịch sử mà ít hiện thực cuộc sống...

Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đánh giá, cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi" do Báo Hànộimới tổ chức là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa và con người Thủ đô qua 11 thế kỷ; Khơi dậy tình yêu và trách nhiệm trong mỗi người Hà Nội cũng như người dân cả nước đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, trong định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Hà Nội luôn xác định lấy văn hóa và con người là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng Hà Nội ngày càng văn minh, giàu đẹp, hiện đại. Vì thế, thành phố rất quan tâm, chú trọng việc xây dựng nguồn lực văn hóa và con người. Cuộc thi của Báo Hànộimới được tổ chức thành công là hoạt động thiết thực để lan tỏa tình yêu Hà Nội, làm Hà Nội ngày càng đẹp hơn.

Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long và Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công trao tượng trưng 1.000 cuốn sách cho Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội.
Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long và Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công trao tượng trưng 1.000 cuốn sách cho Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội

Tại lễ trao giải, Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 12 giải Khuyến khích; không có giải Nhất.

Cũng dịp này, Báo Hànộimới đã biên soạn, xuất bản cuốn sách "Thăng Long - Hà Nội: Vượng khí ngàn năm". Cuốn sách dày 336 trang, trong đó có nhiều trang in ảnh màu, tập hợp 66 bài viết (một con số rất ý nghĩa, tương ứng với 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô) được tuyển chọn từ các bài dự thi xuất sắc và bổ sung một số bài ký, ghi chép chất lượng về chủ đề Thăng Long - Hà Nội được đăng trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới thời gian gần đây.

Tại lễ tổng kết, trao giải, Báo Hànộimới bàn giao 1.000 cuốn sách "Thăng Long - Hà Nội: Vượng khí ngàn năm" tới Ban Tuyên giáo Thành ủy và 1.000 cuốn sách tới Sở GD&ĐT Hà Nội để đưa về thư viện các trường học trên địa bàn thành phố, nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và các học sinh về truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm