Tag

Xuất hiện một số ca mắc sốt rét "nhập khẩu" từ Châu Phi

Sức khỏe 03/07/2022 17:07
aa
TTTĐ - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân Y 103 cho biết vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc sốt rét vừa nhập cảnh từ châu Phi. Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận một số bệnh nhân mắc sốt rét "nhập khẩu" Châu Phi.
Đầu tư nguồn lực nhằm đạt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam Uống thuốc trị sốt rét bừa bãi để phòng Covid-19 cẩn thận "rước thêm bệnh" Yêu cầu các nhà thuốc không được tăng giá, găm hàng, tuỳ tiện bán thuốc trị sốt rét Thêm 25 tỉnh, thành phố loại trừ bệnh sốt rét trong năm 2019

Các bệnh nhân đều trở về từ Châu Phi

Bệnh nhân L.V.T, 40 tuổi, trở về từ Nigienia, Châu Phi. Bệnh nhân nhập viện ngày 14/6 trong tình trạng sốt cao liên tục, phù nhẹ toàn thân, không tự đi lại được.

Qua thăm, khám và xét nghiệm người bệnh được chẩn đoán mắc sốt rét ác tính. Sau 2 tuần được đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103 điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, sức khỏe ổn định.

Theo PGS.TS Đỗ Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 sốt rét ác tính là một thể sốt rét rất nguy kịch do bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum, dẫn đến rối loạn huyết động, tắc nghẽn vi tuần hoàn, giảm tưới máu và thiếu oxy lên não, gây nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trước sự xuất hiện liên tiếp của bệnh sốt rét ác tính do có yếu tố dịch tễ liên quan đến Châu Phi, các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần khai báo y tế với cơ quan chức năng và khám sàng lọc, xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không. Khi có biểu hiện sốt cần đi khám ngay để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (áo trắng, ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (áo trắng, ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai

Trước đó, theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đã ghi nhận một số bệnh nhân mắc sốt rét sau khi trở về nước từ Angola.

Điều đáng chú ý là từ nhiều năm nay Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc Việt Nam hầu như không còn bệnh nhân sốt rét nên việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt rét từ nước ngoài trở về ở nhiều cơ sở y tế tuyến dưới còn khó khăn và dễ bị bỏ sót.

Bệnh nhân Nguyễn Đình Th. (38 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) từ Angola về nước được 1 tuần. Trước đó, bệnh nhân làm việc và sinh sống tại Angola đã được 12 năm. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt.

Tình trạng sốt tập trung chủ yếu vào buổi chiều, ngày thường có 2 cơn sốt, kèm tiểu buốt, đại tiện phân lỏng. Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện ra bệnh nên đã đi khám tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh trong tình trạng nặng, sau đó được chuyển tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai.

Sau khi khai thác yếu tố dịch tễ bệnh nhân có đi Angola về kết hợp xét nghiệm máu thì các bác sĩ phát hiện ra ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu.

Bệnh nhân thứ 2 là một sản phụ 32 tuổi, mang thai tháng thứ 6, quê ở Hà Nội nhưng chị H đi lao động tại Angola được 8 năm và đã từng bị sốt rét vào năm 2021, đợt này mới trở về từ Angola được 1 tuần. Trước vào viện 3 ngày chị xuất hiện sốt cao rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối.

Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu nhiều. Chị đi khám phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Trung ương làm xét nghiệm và được chẩn đoán là sốt rét. Do có thai và kèm bệnh lý hạ tiểu cầu cần theo dõi nên chị H được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - nơi có nhiều chuyên khoa cùng phối hợp để có thể theo dõi và điều trị cho 2 mẹ con sản phụ.

Cảnh báo nguy cơ sốt rét “nhập khẩu” từ Châu Phi

Chia sẻ về bệnh sốt rét, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Trong những năm vừa qua, bệnh sốt rét ở Việt Nam được kiểm soát khá thành công bởi chúng ta đã có chương trình phòng chống sốt rét hiệu quả ở các địa phương cũng như có đầy đủ thuốc sốt rét để điều trị nên tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét giảm nhiều, chỉ còn ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và phía Nam.

Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng tôi nhận được nhiều bệnh nhân sốt rét do đi từ Châu Phi về, nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu”. Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục lại các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại Châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng".

TS.BS Đoàn Thu Trà (áo trắng) thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới
TS.BS Đoàn Thu Trà (áo trắng) thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới

BS. Cường khuyến cáo: "Người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng. Khi có biểu hiện sốt cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót.

Cả 2 bệnh nhân hiện đang điều trị tại Trung tâm bị sốt ngay sau khi về Việt Nam nhưng y tế ở địa phương không phát hiện ra, không để ý yếu tố dịch tễ là đi từ Châu Phi về nên dễ bỏ sót. Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng tiết niệu,…"

Trong những năm qua đã có nhiều cảnh báo về những trường hợp sốt rét đi từ Châu Phi về, đặc biệt là các trường hợp công nhân, người lao động làm việc tại Angola về thì phải lưu ý yếu tố dịch tễ, cần khai báo với cơ quan y tế hoặc đi xét nghiệm bởi sốt rét có thể trở thành sốt rét ác tính và nguy hiểm đến tính mạng.

“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3-5 ngày, nguy hiểm đến tính mạng. Kèm theo hôn mê là suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi,..) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt thì các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ y tế cung cấp theo chương trình”, PGS. Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm

Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé Sức khỏe

Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé

TTTĐ - Là một trong số ít chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi tim toàn bộ cho trẻ cân nặng thấp, giúp các bệnh nhi tránh được việc cưa xương ức, phục hồi nhanh chóng với vết mổ chỉ bằng đầu bút, TS.BS Đặng Quang Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City (Hà Nội), được nhiều gia đình và đồng nghiệp trìu mến gọi là “bác sĩ nội soi thắp sáng trái tim”.
Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau cơn bão số 3 Tin Y tế

Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau cơn bão số 3

TTTĐ - Để chủ động phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm y tế (TTYT) quận Long biên đã xây dựng phương án cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo đầy đủ nhân lực, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, cơ số thuốc.
Phun khử khuẩn các điểm ngập úng, phòng chống dịch bệnh Tin Y tế

Phun khử khuẩn các điểm ngập úng, phòng chống dịch bệnh

TTTĐ - Với phương châm “nước rút đến đâu tổng vệ sinh môi trường đến đó”, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hà Đông đã tổ chức tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Ngày hội ShopeeFood 20.9 và những lý do bạn không nên bỏ lỡ Món ngon

Ngày hội ShopeeFood 20.9 và những lý do bạn không nên bỏ lỡ

TTTĐ - Theo chân 2 anh tài Kay Trần và Bùi Công Nam khám phá những ưu đãi ăn uống vô cùng hấp dẫn từ 6 thương hiệu lừng danh tại livestream “Ăn ngon cùng idol” diễn ra vào lúc 11H ngày 20.9!
Có nên mua bánh Trung thu đại hạ giá? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Có nên mua bánh Trung thu đại hạ giá?

TTTĐ - Sau ngày rằm tháng 8 Âm lịch, trên nhiều tuyến phố, các cửa hàng, tiểu thương tung ra đủ loại khuyến mãi như giảm giá 50%, mua 4 tặng 1 các loại bánh Trung thu… để đẩy hàng tồn, thu hút khách.
Yên Bái: Quyết tâm không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh Sức khỏe

Yên Bái: Quyết tâm không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh

TTTĐ - Sau gần 1 tuần lũ rút, dù bị thiệt hại vô cùng nặng nề song bằng sự quyết tâm, nỗ lực khắc phục, đến hôm nay (18/9), 100% các cơ sở y tế tại Yên Bái đã hoạt động trở lại, công tác khám chữa bệnh được đảm bảo không bị gián đoạn.
Chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học Sức khỏe

Chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học

TTTĐ - Ngày 18/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và Hội Thính học Việt Nam đã ký kết hợp tác toàn diện về lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ

TTTĐ - Huyện Mê Linh tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 Tin Y tế

Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm y tế (TTYT) Sơn Tây đã kịp thời triển khai phương án, kế hoạch đảm bảo công tác y tế và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Để chủ động chăm sóc sức khỏe cho người dân trong mùa mưa bão và đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đáp ứng y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Xem thêm