Tag

Xử lý vi phạm về môi trường chưa nghiêm, có hiện tượng nhờn luật

Xã hội 03/11/2019 13:18
aa
TTTĐ- Bộ Công an cần tiến hành thanh tra, xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường.

Xử lý vi phạm về môi trường chưa nghiêm, có hiện tượng nhờn luật

Đại biểu Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Bài liên quan

Dự án vì môi trường của học sinh THPT Chu Văn An

Cần làm rõ nhiều điểm bảo vệ môi trường biển

Người trẻ Thủ đô đồng tình quan điểm Hà Nội hạn chế xe máy

Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2019; Công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Công tác thi hành án; Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề tội phạm môi trường, trước hàng loạt vụ ô nhiễm không khí, nguồn nước... nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội). Ảnh VOV
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội). Ảnh VOV

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho rằng, từ đầu năm 2010 đến nay, mặc dù đã được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiều hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường nhưng vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải vẫn chưa được xử lý, khắc phục, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và đời sống người dân. Tình hình vi phạm phạm tội về môi trường vẫn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực, như xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước thải chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản, môi trường bức xúc trong nhân dân.

Điều đáng nói, hệ thống pháp luật về xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm tội phạm về môi trường đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu quản lý Nhà nước phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng trên thực tế hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Theo nữ đại biểu đoàn Hà Nội, báo cáo số 503 ngày 16/10/2019 của các cơ quan trình Quốc hội tại kỳ họp này cho rằng đã phát hiện 22.535 vụ vi phạm pháp luật về môi trường giảm 11,36 % so với cùng kỳ năm 2018, với 2.782 tổ chức và 20.663 cá nhân vi phạm. Các cơ quan điều tra mới chỉ khởi tố 355 vụ, 395 bị can xử lý hành chính, xử lý hành chính 19.600 trường hợp xử lý hành chính. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa đủ sức răn đe, số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vụ vi phạm phát hiện được, chỉ bằng 1,58%. Nguyên nhân chủ yếu là do tội danh về lĩnh vực môi trường khó xác định thiệt hại nên rất khó khăn trong xử lý.

Bà Khánh cũng đề nghị Chính phủ sớm có các giải pháp khắc phục tình trạng này, yêu cầu Bộ Công an tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý hành chính, hình sự đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường. Trước mắt, tập trung đối với các nguồn xả thải chưa qua xử lý vào sông Tô Lịch, sông Nhuệ đáy gây bức xúc trong nhân dân nhiều năm qua.

Cùng mối quan tâm về vấn đề tội phạm ô nhiễm môi trường, đại biểu Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra trên các lĩnh vực: Hoạt động xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp; Chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại không đúng quy định; Nhập khẩu phế liệu, thiết bị máy móc đã qua sử dụng trái quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, các khu chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản và môi trường sống, gây bức xúc trong nhân dân.

Các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp và mới đây nhất là vụ gây ô nhiệm nguồn nước sông Đà ở Hòa Bình, làm đảo lộn cuộc sống của người dân.

“Việc xử lý vi phạm về môi trường vừa qua đã được quan tâm hơn, nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe. Số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vi phạm phát hiện được, chỉ chiếm 1,58%. Tại sao vậy? Có phải nguyên nhân chủ yếu là một số tội danh về môi trường khó xác định thiệt hại như báo cáo Chính phủ đã nêu, hay còn có nguyên nhân nào khác”, đại biểu Thực đặt câu hỏi.

Theo đại biểu Ngô Sách Thực, việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa nghiêm, có nơi còn né tránh; có hiện tượng nhờn luật, coi thường pháp luật, chấp nhận phạt cho tồn tại, sau vẫn tái phạm. Đặc biệt, tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự năm 2015 không có tội nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường là rất lớn.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực môi trường hiện nay còn thiếu hoặc chưa được sửa đổi kịp thời. Luật thanh tra quy định các đoàn thanh tra phải thông báo trước, chỉ được làm việc trong giờ hành chính, trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở ngoài giờ hành chính là khá phổ biến. Vì vậy, các đối tượng lại luôn tìm cách đối phó với các lực lượng chức năng, lợi dụng quy định này để tiến hành xả trộm chất thải vào ban đêm.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị, cần có thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện các hành vi xả thải trộm; hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo tính đồng bộ, khả thi; kiên quyết không để tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tiêu cực, lợi ích nhóm chi phối… Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần công khai xét xử các vụ vi phạm môi trường, lựa chọn vụ việc điển hình để có tính răn đe chung, tránh việc đổ lỗi cho khách quan hoặc đưa nhiều nguyên nhân trốn tránh trách nhiệm của tổ chức và cá nhân.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Người dân vùng quy hoạch khai thác vàng lo ngại ô nhiễm nguồn nước Xã hội

Người dân vùng quy hoạch khai thác vàng lo ngại ô nhiễm nguồn nước

TTTĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị xem xét chưa phê duyệt danh mục dự án Đầu tư khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực G60 Tổ Huy.
Công nghệ 3D mapping, SoundScape kể câu chuyện dựng nước và giữ nước Xã hội

Công nghệ 3D mapping, SoundScape kể câu chuyện dựng nước và giữ nước

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” sẽ sử dụng công nghệ 3D mapping, âm thanh hiện đại SoundScape để kể câu chuyện lịch sử đất nước. Chương trình nhằm truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch
Quận Ba Đình: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

TTTĐ - Ngày 13/11, tại Trường THCS Phúc Xá, UBND quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới” năm 2024 và truyền thông về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại gia đình, cộng đồng.
Kiến tạo một sân chơi chung thiết thực và ý nghĩa Xã hội

Kiến tạo một sân chơi chung thiết thực và ý nghĩa

TTTĐ - Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh” là dịp để các đội thể hiện sự hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực kinh tế xanh, ngân hàng xanh, cũng như kiến tạo một sân chơi chung thiết thực và ý nghĩa, góp phần củng cố hoạt động Công đoàn ngành Ngân hàng ngày thêm vững mạnh.
Cách rút bảo hiểm xã hội một lần thông qua hình thức trực tuyến Xã hội

Cách rút bảo hiểm xã hội một lần thông qua hình thức trực tuyến

TTTĐ - Một số người lao động có nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần qua online nhưng không biết điều kiện để thực hiện trực tuyến.
Hướng tới phục vụ tốt hơn nhu cầu của Nhân dân Xã hội

Hướng tới phục vụ tốt hơn nhu cầu của Nhân dân

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức vòng chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2024.
Người kiến trúc sư Ba Lan và tâm nguyện với Mỹ Sơn Muôn mặt cuộc sống

Người kiến trúc sư Ba Lan và tâm nguyện với Mỹ Sơn

TTTĐ - Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam vừa bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng nhưng mang trên mình đầy thương tích. Những di tích lịch sử đã từng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử như Huế, Hội An, Tháp Chàm… bị hư hại trầm trọng do hậu quả của chiến tranh và thời gian. Trong đoàn quân của tổ chức “phục hồi các di tích quốc gia”(PK2) thuở ấy có một người đã tình nguyện đến Việt Nam và gắn bó nơi đây cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, đó là Kiến trúc sư KaZimierz KWiatkowski, tên thường gọi là Kazik.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh di dời nhà ven kênh, rạch Đô thị

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh di dời nhà ven kênh, rạch

TTTĐ - Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh vừa chủ trì cuộc họp về đề xuất đề án đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và chính sách bồi thường phục vụ cho công tác di dời đối với nhà đất trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.
Chung sức, đồng lòng dựng xây đất nước mạnh giàu Muôn mặt cuộc sống

Chung sức, đồng lòng dựng xây đất nước mạnh giàu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc mong muốn bà con Nhân dân Vĩnh Phúc tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết, cùng cả nước chung sức, chung lòng, "tăng tốc" để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11 Môi trường

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 8 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11.
Xem thêm