Xôn xao câu chuyện bạn trai cho sụn tai để cô gái nâng mũi
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ thẩm mỹ - Bác sĩ Tống Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia (Hà Nội) cho biết: Với hơn 20 năm kinh nghiệm phẫu thuật cho hàng ngàn khách hàng, tôi chưa từng gặp trường hợp nào nâng mũi bằng sụn tai của người khác.
“Có thể lấy sụn tai tự thân để nâng mũi, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khi dựng trụ sẽ không cứng như sụn sườn, bọc đầu mũi có thể tiêu, hoặc gây co đầu mũi sau thời gian muộn. Hơn nữa, việc lấy sụn ở tai gây khuyết sụn ở tai, lấy nhiều có thể gây biến dạng tai không hồi phục”, Tiến sĩ thẩm mỹ - Bác sĩ Tống Hải cho biết.
Theo bác sĩ, về lý thuyết có thể lấy sụn tai của người khác để nâng mũi, tuy nhiên không thể ghép trực tiếp vì sẽ có nguy cơ đào thải sụn ghép. Vì thế, phải có khâu xử lý, bảo quản. Cụ thể là phải loại bỏ đi hết các yếu tố kháng nguyên bề mặt, sau đó bảo quản trong dung dịch giữ tươi và điều kiện bắt buộc là phải được cơ quan quản lý cho phép mới thực hiện được.
Bức ảnh trở thành chủ đề thảo luận cực hot trên mạng xã hội |
“Việc hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể cho của người này cho người kia (ghép đồng loại) đã được pháp luật và Bộ Y tế cho phép ở một số lĩnh vực như ghép thận, ghép gan, ghép tim phổi. Để ghép được thì người cho và người nhận phải có sự tương đồng về nhóm máu, HLA, tiền mẫn cảm… Với ghép da đồng loại thì da chỉ sống tạm một thời gian sẽ đào thải bong da (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng cho nhau)”, Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải phân tích.
Vì thế, theo ông lý thuyết là có thể dùng sụn tai của người khác để nâng mũi tuy nhiên thực tế các bác sĩ không làm vì có nhiều phương pháp khác thay thế.
Theo Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, có nhiều kỹ thuật, phương pháp để nâng mũi như nâng mũi thường, nâng mũi bán cấu trúc, nâng mũi cấu trúc. Vật liệu sử dụng có thể là vật liệu nhân tạo hoàn toàn như sụn silicon, sụn Pureform hay sụn tự thân hoàn toàn, sụn sườn, sụn sườn kết hợp sụn tai và cân thái dưới, trung bì. Bên cạnh đó, có thể kết hợp cả sụn nhân tạo và sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn…) để nâng mũi.
Về lý thuyết có thể dùng sụn tai của người khác để nâng mũi, tuy nhiên thực tế các bác sĩ thẩm mỹ không làm |
Phổ biến nhất là nâng mũi thường kết hợp sụn nhân tạo và cân của cơ thể hoặc cân trung bì. Lý do là phẫu thuật nhanh, kỹ thuật đơn giản, ít biến chứng nhưng có thể không đáp ứng được hết những yêu cầu về dáng mũi của khách hàng.
Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải lưu ý, khi nâng mũi cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng khách hàng dựa trên cấu trúc giải phẫu của từng người như xương sụn mũi, da mũi như thế nào dầy hay mỏng cũng như yêu cầu của khách hàng. Vì thế, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp (kỹ thuật tốt nhất), lựa chọn vật liệu nào.
Nếu là sụn nhân tạo thì đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đồng thời phải mềm để dễ tạo hình dáng. Nếu là sụn, cân tự thân thì phải lựa chọn vùng lấy cho phù hợp, lấy sụn tai, sụn sườn, cân thái dương, cân trung bì. Việc này tùy những yêu cầu và kỹ thuật khác nhau.
Để tạo ra dáng mũi đẹp cho khách hàng, vai trò của bước gọt dũa, tạo hình dáng sụn là rất lớn |
“Thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật nâng mũi, tôi đúc kết ra rằng để có dáng mũi đẹp thì người bác sĩ cần có đôi bàn tay khéo léo và sự kiên nhẫn để gọt sụn điêu khắc ra dáng mũi cá nhân hóa cho từng khách hàng”, Tiến sĩ thẩm mỹ - Bác sĩ Tống Hải chia sẻ.
Ngoài giờ làm tại Viện Bỏng quốc gia, Tiến sĩ thẩm mỹ - Bác sĩ Tống Hải còn đảm nhận thêm vai trò bác sĩ chuyên môn chính tại Thẩm mỹ Như Hoa có địa chỉ tại 24 phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Thẩm mỹ Như Hoa đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm, nhận được sự ưu ái của nhiều chị em khi lựa chọn các dịch vụ làm đẹp.
Tiến sĩ thẩm mỹ - Bác sĩ Tống Hải cũng được xếp vào top 3 bác sĩ nâng mũi đẹp nhất tại Hà Nội với kỹ thuật gọt sụn tinh xảo, kiến tạo dáng mũi tự nhiên.