Tag

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Thị trường - Tài chính 15/07/2024 17:17
aa
TTTĐ - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7.
Góp phần để thị trường điện lực công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn Góp phần để thị trường điện lực công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Điện lực là hết sức cấp thiết. Với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Công thương cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nhận diện rõ tồn tại, yếu kém, khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực điện lực để hoàn thiện, bổ sung; tạo không gian pháp lý mới cho chính sách chuyển đổi năng lượng hoá thạch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

Bổ sung nhiều quy định mới

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách nhằm xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; thúc đẩy đầu tư, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; luật hoá việc điều hành giá điện; thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển xanh, chuyển dịch năng lượng…

Dự thảo luật gồm 9 chương, 119 điều, được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (Trung ương, địa phương) trong xây dựng chính sách, quản lý ngành điện; cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới… - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực, dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong lập, trình phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện; theo dõi tiến độ dự án nguồn điện; cơ chế xử lý các dự án chậm tiến độ; trường hợp đầu tư dự án khẩn cấp nhằm giải quyét các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng; cụ thể hoá các đối tượng khi lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện.

Phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới được xây dựng mới hoàn toàn nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là điện tự sản, tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Hoạt động mua bán điện được bổ sung hợp đồng kỳ hạn điện, mua bán điện trực tiếp, sửa đổi cách tính và điều chỉnh giá bán điện.

Các quy định định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia được bổ sung một số điểm mới về nguyên tắc hoạt động, liên kết với lưới điện nước ngoài, quản lý nhu cầu điện.

Cơ quan soạn thảo cũng chỉnh sửa, bổ sung một số điểm mới về giấy phép hoạt động điện lực, bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, trách nhiệm quản lý Nhà nước…

Các đại biểu cho rằng những vướng mắc, bất cập liên quan đến phát triển điện lực nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tháo gỡ thì phải được thể chế hoá cụ thể trong Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu cho rằng những vướng mắc, bất cập liên quan đến phát triển điện lực nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tháo gỡ thì phải được thể chế hoá cụ thể trong Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tháo gỡ những bất cập, vướng mắc

Tại cuộc họp, các đại biểu trao đổi, phân tích một số vấn đề lớn đang đặt ra đối với lĩnh vực điện lực. Đầu tiên là vướng mắc trong thẩm quyền quản lý giữa Trung ương, địa phương và chưa có quy trình thực hiện rõ ràng khi thực hiện đầu tư các dự án điện (nguồn điện, hạ tầng truyền tải) với sự tham gia của cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Cơ chế, chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, nhất là điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện rác… còn thiếu. Thị trường điện chưa đáp ứng yêu cầu triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Các nội dung về an toàn công trình nguồn điện (thuỷ điện, điện năng lượng tái tạo), sử dụng điện chưa được quy định đầy đủ.

Ông Lê Đại Hải (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp) cho rằng những vướng mắc, bất cập liên quan đến phát triển điện lực nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tháo gỡ thì phải được thể chế hoá cụ thể trong Luật Điện lực (sửa đổi).

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng Luật Điện lực phải giải quyết hai bài toán quan trọng là đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và giá điện.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị thống nhất quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án phát triển nguồn điện theo nguyên tắc, tiêu chí về giá bán điện; chính sách chuyển đổi nguồn điện năng lượng hoá thạch sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp hoặc năng lượng tái tạo; áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Quan tâm đến các chính sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công thương rà soát các nghị quyết, văn bản, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp lại thành các nhóm chính sách liên quan đến phát triển điện lực.

Bộ Công thương tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, chỉ rõ những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực điện lực đối với doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý Nhà nước, quy định pháp luật,… trước nhu cầu bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế, đồng thời thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện; tạo lập hành lang pháp lý cho năng lượng tái tạo và hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới về năng lượng; phát triển và xuất khẩu điện gió ngoài khơi, sản xuất nhiên liệu xanh như hydro xanh, amoniac xanh…

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Thứ nhất là nhóm chính sách lớn nhất, quan trọng nhất, khó khăn nhất là phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch từ lựa chọn các nhà đầu tư dự án điện, đến phương án tính giá điện bán cho người dùng.

Thứ hai là nhóm chính sách để chuyển đổi nguồn điện năng lượng hoá thạch sang điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giảm bớt tác động tiêu cực trong quá trình chuyển đổi năng lượng đối với doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế.

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Thứ ba là nhóm chính sách liên quan đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đối với ngành công nghiệp điện lực; hình thành các trung tâm công nghiệp điện năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công thương quan tâm đến các chính sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; chiến lược phát triển Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng của khu vực và thế giới; vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới…

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Thị trường - Tài chính

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Ngày 28/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

TTTĐ - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, từ một vùng đất ven biển với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Những thành quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đã góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “điểm sáng” trên bản đồ phát triển của cả nước.
Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

TTTĐ - 70 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày giải phóng (13/5/1955), từ một đô thị công nghiệp và cảng biển truyền thống, thành phố Hải Phòng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực phía Bắc.
PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện Kinh tế

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

TTTĐ - Nhằm thực hiện hóa định hướng chiến lược phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center) – nơi được coi là “trái tim” của hệ thống công nghệ thông tin, là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.
Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương Thị trường - Tài chính

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

TTTĐ - Chiều 27/4, Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương năm 2025 đã chính thức khai mạc, thu hút gần 500 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Đây là chương trình nhằm kết nối giao thương, đẩy mạnh sự hợp tác của các đơn vị phân phối và giúp liên kết phát triển kinh tế vùng hiệu quả.
Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột” Thị trường - Tài chính

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”

TTTĐ - Bất chấp nắng nóng, nông dân trồng dưa hấu đang tích cực thu hoạch vụ mùa, tuy nhiên dưa được mùa mất giá, thương lái đang hạn chế thu mua khiến nông dân càng thêm lao đao.
Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng Thị trường - Tài chính

Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

TTTĐ - Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.
Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Thị trường - Tài chính

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Để đảm bảo nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các nhà bán lẻ đã chủ động tăng lượng hàng dự trữ, đồng thời mở rộng thời gian khuyến mãi kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Dự báo, sức mua trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tăng 20 - 30% so với ngày thường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư "bùng nổ", vốn đổ về mạnh mẽ Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư "bùng nổ", vốn đổ về mạnh mẽ

TTTĐ - Trong quý I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút tổng vốn đầu tư phát triển đạt gần 19.000 tỷ đồng, tăng vọt 42,3% so với cùng kỳ.
Tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Thị trường - Tài chính

Tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Việc lợi dụng thương mại điện tử, mua sắm trên các trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, bưu điện… để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, cần sớm hoàn thiện các quy định, hành lang pháp lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Xem thêm