Tag

Vĩnh Phúc: Quy định rõ các khoản, khung mức thu dịch vụ tại các trường công lập

Giáo dục 19/08/2021 15:52
aa
TTTĐ - Các dịch vụ trông trẻ ngoài giờ, phục vụ vệ sinh phòng học, phục vụ nhà vệ sinh chung của học sinh, đã được Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Vĩnh Phúc quy định khung mức thu cụ thể đối với từng học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Khen thưởng tập thể xuất sắc trong công tác phòng, chống dịchVĩnh Phúc: Phát hiện cơ sở kinh doanh karaoke Sao Đêm vi phạm quy định phòng dịchVĩnh Phúc: Xử phạt gần 130 triệu đồng chủ quán và khách hát karaoke trong mùa dịch

Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2021.

Theo đó, 3 khoản thu của nhà trường tới phụ huynh, học sinh được HĐND tỉnh quy định khung mức thu cụ thể như: Trông trẻ ngoài giờ (thứ 7, Chủ nhật; Dịp hè, đón sớm, trả muộn, trông trưa bán trú) khung giá từ 3.000-5.000 đồng/học sinh/giờ; Vệ sinh phòng học từ 8.000-10.000 đồng/học sinh/tháng; Phục vụ nhà vệ sinh chung của học sinh từ 15.000-20.000 đồng/học sinh/tháng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, 11 đầu mục không quy định mức thu như: tiền ăn bán trú; đồ dùng phục vụ cá nhân đối với học sinh bán trú; Tin nhắn điện tử, photo đề thi, đề khảo sát; Học 2 buổi/ngày đối với các lớp không bắt buộc; Sử dụng điều hòa, bình nóng lạnh; Làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non; Quần áo đồng phục; Thẻ học sinh; Xe đưa đón học sinh; Thuê thêm bảo vệ; Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa…

Các khoản thu và khung mức thu kể trên được xây dựng căn cứ tình hình thực tiễn các nhà trường đang thực hiện, có tính toán phù hợp. Nghị quyết số 11 nêu rõ nguyên tắc thu đảm bảo tự nguyện, có sự thống nhất giữa nhà trường với phụ huynh học sinh; Thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của người dân trên địa bàn.

Các khoản thu chỉ áp dụng đối với các cơ sở công lập trên địa bàn, không áp dụng đối với các cơ sở công lập tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên; Cơ sở giáo dục công lập tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư.

Lãnh đạo một phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT cho biết, Nghị quyết số 11 ra đời có ý nghĩa quan trọng, tạo khung pháp lý cho các khoản thu dịch vụ, phục vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay. Được Sở tham mưu xây dựng từ cuối năm 2020, đây cũng là Nghị quyết đầu tiên về lĩnh vực GD&ĐT được HĐND tỉnh thông qua trong năm nay.

Căn cứ thực hiện Nghị quyết là điều 99 của Luật Giáo dục năm 2019, trong đó, Luật quy định giao UBND trình HĐND tỉnh ban hành các khoản thu dịch vụ phục vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập.

Trên thực tế, các khoản thu mà Nghị quyết đề cập đã và đang diễn ra rất phổ biến tại các nhà trường song trước kia chưa có căn cứ pháp lý, các trường tự vận động, thỏa thuận với phụ huynh, tự thu, bù chi. Nhiều trường hợp thực hiện chưa đúng nguyên tắc công khai minh bạch, thu đủ chi, dẫn đến nhiều ý kiến, thông tin phản ánh của phụ huynh, của công luận và báo chí về tình hình lạm thu, thu sai quy định.

Nghị quyết ra đời là cơ sở để hoạt động thu chi của các cơ sở giáo dục đi vào quỹ đạo đúng quy định, thu đủ chi, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cơ sở giáo dục và phụ huynh, phục vụ tốt cho chính học sinh. Các vướng mắc của phụ huynh đối với nhà trường về thu chi đầu năm học chắc chắc sẽ giảm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

6 điểm đăng ký thi tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình cũ Giáo dục

6 điểm đăng ký thi tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình cũ

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho thí sinh theo học chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Bước chạy yêu thương gây quỹ “Sưởi ấm con chữ vùng cao” Giáo dục

Bước chạy yêu thương gây quỹ “Sưởi ấm con chữ vùng cao”

TTTĐ - Ngày 13/4, Hệ thống giáo dục Everest Schools đã tổ chức hoạt động thể thao Everest Family Day 2025 với sự tham gia của gần 1.200 vận động viên không chuyên, bao gồm học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Bật mí chiến thuật "thi là đỗ" cùng chuyên gia tuyển sinh Giáo dục

Bật mí chiến thuật "thi là đỗ" cùng chuyên gia tuyển sinh

TTTĐ - Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, “cuộc đua lớn” mang tên kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học sẽ chính thức bắt đầu. Đặc biệt, kỳ thi năm nay có nhiều điều mới khi được tổ chức theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, một chương trình được xem là “lột xác” cả về cách dạy lẫn cách đánh giá học sinh. Các chuyên gia đã bật mí làm thế nào để "thi là đỗ".
Bỏ hình thức xét tuyển sớm: Gen Z làm gì để không... lạc đường? Giáo dục

Bỏ hình thức xét tuyển sớm: Gen Z làm gì để không... lạc đường?

TTTĐ - Việc Bộ GD&ĐT chính thức bỏ hình thức xét tuyển sớm trong kỳ tuyển sinh 2025 đang khiến nhiều học sinh lớp 12 hoang mang, lo lắng. Theo các chuyên gia, thay đổi này không làm giảm cơ hội vào đại học mà còn giúp thí sinh tập trung hơn cho kỳ thi tốt nghiệp, đây là yếu tố then chốt quyết định cánh cửa đại học.
6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ Giáo dục

6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ

TTTĐ - Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh chưa tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước có thể đến 6 địa điểm ở Hà Nội để đăng ký thi.
Thắp sáng đam mê ngoại ngữ cho học sinh từ bậc Tiểu học Giáo dục

Thắp sáng đam mê ngoại ngữ cho học sinh từ bậc Tiểu học

TTTĐ - Sáng 12/4, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học năm học 2024-2025. Chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam tổ chức.
Hành trang lý tưởng cho xu hướng nghề nghiệp tương lai Giáo dục

Hành trang lý tưởng cho xu hướng nghề nghiệp tương lai

TTTĐ - Tại chương trình "Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025". Các chuyên gia cho rằng, thành công hay không do nỗ lực bản thân của mỗi học sinh. Điều quan trọng, các em phải hiểu thế mạnh bản thân để chọn nghề đúng đắn.
Chìa khóa giúp sỹ tử lựa chọn đúng đường Giáo dục

Chìa khóa giúp sỹ tử lựa chọn đúng đường

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Trong thời điểm này, các sỹ tử đang đứng trước lựa chọn đầu tiên quan trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn về định hướng ngành nghề, những điểm mới trong tuyển sinh năm nay
Top ngành hot 2K7 không thể bỏ qua năm 2025 Giáo dục

Top ngành hot 2K7 không thể bỏ qua năm 2025

TTTĐ - Năm 2025, khi công nghệ và chuyển đổi số bùng nổ, thị trường lao động đòi hỏi thế hệ Gen Z, đặc biệt là 2K7, phải chọn đúng ngành để đón đầu xu hướng. Nắm bắt nhu cầu này, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo với loạt ngành học mới trong các lĩnh vực khát nhân lực như công nghệ, ngoại ngữ, y tế… hãy cùng khám phá những ngành hot không thể bỏ lỡ năm nay.
Hiểu thế mạnh bản thân, chọn nghề đúng đắn Giáo dục

Hiểu thế mạnh bản thân, chọn nghề đúng đắn

TTTĐ - Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”. Các chuyên gia cho rằng, thành công hay không do nỗ lực bản thân của mỗi học sinh. Điều quan trọng, các em phải hiểu thế mạnh bản thân để chọn nghề đúng đắn.
Xem thêm