Tag
25 năm danh hiệu Hà Nội “Thành phố vì hòa bình”

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

Người Hà Nội 16/07/2024 09:51
aa
TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Ngành Giáo dục Thủ đô đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Trang trọng, thiết thực, gắn với kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình: “Đến để yêu!”

Đô thị xanh, đáng sống

Những du khách đến Hà Nội luôn thích thú, trầm trồ trước không gian xanh mướt bóng cây của Hà Nội. Những con đường bằng lăng tím ngắt dưới mưa, những con đường phượng vĩ đỏ chói trong cái nắng hè nhiệt đới rực rỡ, hàng hoa muồng hoàng yến, phượng vàng níu bước chân qua hay màu bàng bạc tinh khôi của hoa sưa lúc đầu xuân...

Đặc biệt, những dịp Tết về, muôn hồng nghìn tía các loại hoa cùng khoe sắc cho ngày năm mới, trong đó hoa đào nhuộm hồng cả tâm tư người Thủ đô. Trong khi đó, lúc ra xuân, mùa cây lên lá, những con đường ngập tràn màu xanh của búp non, bừng lên thứ nhựa sống tràn trề hy vọng.

Không gian xanh mướt, rợp bóng cây của Hà Nội (Ảnh: Trương Vị)
Không gian xanh mướt, rợp bóng cây của Hà Nội (Ảnh: Trương Vị)

Mùa nào thức nấy, thành phố Hà Nội không chỉ đẹp bởi vẻ cổ kính ngàn năm rêu phong, Hà Nội không chỉ đẹp bởi những phố phường đô thị ngày càng hiện đại mà Hà Nội còn hút mắt bởi không gian xanh của bóng cây.

Để được UNESCO vinh danh "Thành phố vì hòa bình", Hà Nội phải đảm bảo nhiều tiêu chí, trong đó Thủ đô của Việt Nam có thành tích tiêu biểu về các lĩnh vực: Thúc đẩy đoàn kết xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, chống phân biệt đối xử và ủng hộ đối thoại cộng đồng; hoạt động mẫu mực trong phát triển văn hóa, giáo dục; giải quyết các vấn đề xã hội, các vấn đề về đô thị hóa...

Cây xanh và hoa lá luôn là điểm nhấn của Hà Nội vào các mùa trong năm
Cây xanh và hoa lá luôn tạo thành điểm nhấn của Hà Nội vào các mùa trong năm

Trong nhiều năm qua, công tác chỉnh trang, phát triển đô thị luôn được thành phố đầu tư, quan tâm, tạo nên những điểm nhấn về văn minh đô thị. Tỷ lệ che phủ của cây xanh luôn được chú ý khi quy hoạch, đầu tư xây dựng, cộng với những không gian tự nhiên vốn có của Hà Nội đã giúp cho nơi này trở thành thành phố đáng sống.

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

Trong khi đó, Hà Nội còn có nguồn lực con người to lớn, với trên 51,7% dân số trẻ, tập trung nhân tài, trí tuệ của cả nước với hơn 70% trường đại học, trung tâm nghiên cứu, học viện; số nhà khoa học đầu ngành, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước; 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm của cả nước nằm trên địa bàn.

Hà Nội tập trung nhiều trường học, lấy giáo dục đào tạo con người làm trung tâm của sự phát triển
Hà Nội tập trung nhiều trường học, chăm lo cho giáo dục đào tạo, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển

Xác định giáo dục, đào tạo con người là yếu tố tiên quyết để làm nên thành công của sự phát triển, lấy con người làm trung tâm, Hà Nội cũng tập trung đầu tư cho giáo dục, nguồn nhân lực chất lượng cao để vì các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền công nghiệp văn hóa và huy động cao nhất sức sáng tạo phục vụ thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo.

Đặc biệt, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua sẽ mang đến cho Hà Nội nhiều lợi thế hơn nữa để hướng tới các mục tiêu phát triển, trong đó có xứng đáng với danh hiệu Thành phố vì hòa bình.

Dân trí cao, đô thị hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc thành phố nghìn năm, Hà Nội càng trở thành "miền đất hứa", là nơi đáng sống và mong muốn được sống của nhiều người.

Lấy bản sắc làm thước đo phát triển văn hóa

Là nơi có hơn nghìn năm hình thành và phát triển, là kinh đô nhiều đời, Hà Nội là nơi hội tụ của văn hóa bốn phương trên tinh thần chủ động, sàng lọc để tích hợp chứ không hòa lẫn, hòa tan. Do đó, bản sắc văn hóa luôn là yếu tố được chú trọng và giữ gìn.

Lễ hội truyền thống tại Hà Nội
Lễ hội truyền thống tại Hà Nội

Yêu chuộng hòa bình và tiếp tục là điểm đến yêu thích của bạn bè bốn phương, Hà Nội luôn cho cả thế giới thấy sự mến khách, nhiệt tình, thân thiện thông qua từng cách giao tiếp, ứng xử, trong cách đối đãi, trong việc chuẩn bị chu đáo cảnh quan, du lịch, dịch vụ... để đón khách phương xa.

Bản thân nội tại thành phố cũng tăng cường việc giữ gìn di sản, di tích, đồng thời có những phương pháp, hoạt động rất hữu hiệu để những giá trị ngàn năm đồng hành, hòa điệu vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa hiện đại.

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

Cùng với việc kết nối với mạng lưới hơn 100 không gian sáng tạo trên địa bàn Thủ đô đã tạo nên bản sắc riêng có của Hà Nội trong cách thành phố lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai dựa trên phát huy nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua các ngành công nghiệp văn hóa.

Không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm chỉ trong hơn 3 năm gần đây đã có gần 500 sự kiện trong nước và quốc tế được tổ chức. Trong khoảng 5 năm, Phố sách Hà Nội đã đón khoảng hơn 3 triệu độc giả đem về doanh thu khoảng 29 tỷ đồng. Các không gian này góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường văn hóa mới, phát triển bối cảnh văn hóa sáng tạo đương đại của thành phố nói chung và giới trẻ yêu nghệ thuật, văn hóa nói riêng.

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới
Không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội hiện đại

Một trong những điều khiến người Hà Nội tự hào và cũng tô đậm thêm bản sắc của Thủ đô chính là các lễ hội. Nếu lễ hội truyền thống mang đến những giá trị sâu sắc về lịch sử, về tâm linh và là nơi kết nối cộng đồng thì lễ hội hiện đại lại mang đến cho Thủ đô vẻ năng động, hòa nhập và là điểm hẹn thu hút khách du lịch.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo, Lễ hội Sen Hà Nội, những không gian thiết kế sáng tạo một lần nữa cho thấy nỗ lực của Hà Nội trong việc phát triển văn hóa giáo dục, xây dựng đô thị văn minh, là thành phố vì hòa bình, là điểm hẹn của bạn bè bốn phương, luôn chào đón các cơ hội hợp tác để cùng phát triển.

Đó cũng chính là nỗ lực của chính quyền và Nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng nên hình ảnh một thành phố trong thời hiện đại với bản hoan ca tiếp nối từ những giá trị truyền thống ngàn năm.

Đọc thêm

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố Người Hà Nội

Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã khép lại nhưng dư âm vẫn lắng đọng trong lòng người dân và du khách những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Một Hà Nội vừa lạ vừa quen, xa đó nhưng cũng gần đó và thắm đượm nghĩa tình hai thành phố.
Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội

TTTĐ - Không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.
Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm? Người Hà Nội

Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm?

TTTĐ - Quận Bắc Từ Liêm là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá cùng với truyền thống khoa bảng từ ngàn đời. Những tiềm năng của quận được các chuyên gia văn hóa, nhà khoa học đánh giá là rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.
Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng 30/8, UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ gắn biển cụm công trình Trường THCS Đồng Trúc và Trung tâm văn hóa xã Đại Đồng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm