Tag

Việt Nam kỳ vọng về một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững

Môi trường 15/11/2022 08:35
aa
TTTĐ - Việc hoàn thành xây dựng đồng bộ chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là một trong những dấu ấn quan trọng của ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian qua.
Tăng cường hợp tác với châu Âu hướng tới kinh tế xanh Thúc đẩy kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường Đón đầu cơ hội phát triển ngành công nghiệp hydrogen xanh Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho tăng trưởng xanh

Hoàn thành xuất sắc các mục tiêu

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên, môi trường với nhiều chính sách quan trọng tham mưu cho Chính phủ trong các vấn đề đất đai, môi trường, tài nguyên. Từ nhiều năm qua, toàn thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường đã cho thấy những nỗ lực, quyết tâm, vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Nhiều chủ trương lớn được tổng kết, đánh giá như Nghị quyết số 19 về đất đai, Nghị quyết số 02 về khoáng sản, tổng kết thi hành và sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Tài nguyên nước…

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Quốc hội quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, đây là quy hoạch sử dụng đất quốc gia đầu tiên được phê duyệt. Tiếp tục cắt giảm 40% thủ tục hành chính, thiết lập nền tảng số hóa cơ sở dữ liệu đất đai đến tận đơn vị cấp huyện…

Đồng thời, Bộ cũng hoàn thành xây dựng đồng bộ chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Các vướng mắc từ thực tiễn, chồng chéo trong pháp luật đã được rà soát ở 440 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để khơi thông, giải phóng các nguồn lực tài nguyên đảm bảo đáp ứng các điều kiện đầu vào liên tục của nền kinh tế (như quỹ đất, nước, khoáng sản…).

Việt Nam kỳ vọng về một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững
Vấn đề môi trường, khí hậu được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống (Ảnh: Nam Trang)

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Vấn đề môi trường, khí hậu được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ môi trường và đã được Quốc hội thông qua.

Theo đó, Bộ đã tăng cường phổ biến, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, lợi ích lâu dài từ việc tham gia các sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính, những thách thức trong ngắn hạn về chuyển đổi năng lượng...

Năm 2021, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Nghị định số 08/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Các văn bản pháp luật này đã phổ biến nội dung, chính sách mới của Luật Bảo vệ môi trường, cập nhật, bổ sung chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; Thực hiện các giải pháp để chuyển đổi mô hình kinh tế, xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải, lựa chọn một số ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thực hiện theo mô hình kinh tế tuần hoàn

Năm 2021 cũng đánh dấu bước chuyển biến với hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, các chỉ tiêu về môi trường hoàn thành vượt mục tiêu. Bài toán về rác thải đã có lời giải với các dự án đã, đang triển khai sẽ xử lý 30% rác thải sinh hoạt theo hình thức đốt rác phát điện đạt 157MW.

Kinh tế tuần hoàn bước đầu đã được phát triển công nghiệp tái chế, xử lý rác thải, nước thải tăng 3%. Chưa khi nào vấn đề môi trường, khí hậu được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Năm 2022, ngành Tài Nguyên và Môi trường đặt trọng tâm thay đổi cơ bản trong tư duy và hành động, xây dựng chính sách chuyển từ thắt chặt quản lý sáng tạo, kiến tạo môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy phát triển.

Đặc biệt, chú trọng tổng kết, đánh giá sát đúng thực tiễn, phân tích dự báo các xu thế phát triển trong điều kiện hội nhập, đánh giá các tác động để không chỉ giải đúng và trúng các vấn đề đặt ra từ quản lý mà còn tạo dư địa, động lực mới để giải phóng các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải.

Thay đổi nhận thức của mỗi người dân, doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thời gian tới, Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội về yêu cầu thực tiễn, vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó cộng đồng doanh nghiệp và người dân đóng vai trò trung tâm.

Bộ cũng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, lấy chuyển đổi số và ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm động lực để phát triển kinh tế tuần hoàn. Phát huy nội lực, tranh thủ hỗ trợ quốc tế để thực hiện các cam kết của Việt Nam; Khuyến khích, huy động cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tăng cường đầu tư vào phát triển kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam kỳ vọng về một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững
Cần thay đổi nhận thức của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường (Ảnh: Nam Trang)

Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất là cần thay đổi nhận thức của mỗi người dân, doanh nghiệp. Muốn vậy cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, lợi ích lâu dài từ việc tham gia các sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng như những thách thức trong ngắn hạn về chuyển đổi năng lượng, chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Đây là việc cần phải thực hiện có lộ trình phù hợp. Tâm lý vì lợi ích trước mắt, bỏ qua lợi ích lâu dài còn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của toàn xã hội.

Bên cạnh đó cũng cần thể hiện tư duy đổi mới xuyên suốt trong hoạch định chính sách chuyển từ thắt chặt quản lý sang kiến tạo môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy phát triển, giải đúng và trúng các vấn đề đặt ra từ quản lý, tạo dư địa, động lực mới để giải phóng các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải.

“Để Việt Nam thực hiện được những cam kết quốc tế, nắm bắt cơ hội cũng còn nhiều việc phải làm, trong đó ngoài việc chủ động tạo các cơ chế chính sách phù hợp để thu hút sự tham gia đầu tư của khối doanh nghiệp vào các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, thì người dân và doanh nghiệp cần hiểu lợi ích lâu dài của việc đầu tư sản xuất sạch, xanh.

Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ của xã hội, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, việc chuyển đổi của Việt Nam sẽ đạt được kỳ vọng trong tương lai không xa”, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3 Môi trường

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3

TTTĐ - Hưởng ứng phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, đông đảo đoàn viên, thanh niên, đội tự vệ Sở Y tế Hà Nội đã ra quân cùng chung tay tổng vệ sinh môi trường.
Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị Môi trường

Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/9, một vùng mây đối lưu đã phát triển và gây mưa cho khu vực Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đan Phượng, Đông Anh, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín.
Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Môi trường

Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

TTTĐ - Ngày 15/9, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 15 giờ 40 phút và trong 3-6 giờ tới (từ 18 giờ 40 phút đến 21 giờ 40 phút), khu vực các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 100mm.
Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai Môi trường

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra những lưu ý đối với các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ nhằm sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh Môi trường

Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh

TTTĐ - Nhằm vệ sinh môi trường sau lũ, lụt, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động 10.307 đồng chí để tham gia giúp dân.
Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút Môi trường

Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng không chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê.
139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường Môi trường

139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Tính đến thời điểm 19h, ngày 14/9, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu Xã hội

Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu

TTTĐ - Ngày 15/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ số 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu.
Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng Môi trường

Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 15/9 đến ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Sở TN&MT Yên Bái nỗ lực khắc phục thiệt hại sau lũ Môi trường

Sở TN&MT Yên Bái nỗ lực khắc phục thiệt hại sau lũ

TTTĐ - Sau lũ, máy móc, trang thiết bị cùng nhiều tài liệu của 4 đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái bị thiệt hại nặng nề, hư hỏng. Hiện đơn vị này đang nỗ lực, khẩn trương khắc phục thiệt hại, đặc biệt là khôi phục tối đa chất lượng của các tài liệu.
Xem thêm