Tag

Việt Nam đề xuất chấm dứt ô nhiễm nhựa theo lộ trình

Môi trường 14/08/2023 15:00
aa
TTTĐ - Đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường (BTNMT) cùng các bộ ngành liên quan, các đối tác doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế thuộc mạng lưới của Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), đã thảo luận về tiến trình hướng tới Thỏa thuận toàn cầu chấm dứt ô nhiễm nhựa
Cà Mau: Hiệu quả kép từ mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy quà”

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Lê Ngọc Tuấn cho biết ô nhiễm nhựa đã trở thành một trong những vấn đề môi trường rất nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽ để lại những hệ lụy cho nhân loại trong tương lai.

Trước yêu cầu cấp bách đó, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đề xuất các nước tiến hành đàm phán xây dựng Thỏa thuận Toàn cầu về Ô nhiễm Nhựa nhằm mục tiêu hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động bất lợi trong suốt vòng đời của nhựa; giảm sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa.

Nhiều start-up tại ASEAN đang nỗ lực tái chế rác thải nhựa thành những đồ vật có ích (Ảnh: The Incubation Network)
Ô nhiễm nhựa đã trở thành một trong những vấn đề môi trường rất nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu

Sau hai phiên đàm phán tại Uruguay năm 2022 và Pháp năm 2023 (INC-2), quá trình đàm phán kỹ thuật xây dựng Thỏa thuận hiện đang bước vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, xây dựng lời văn cho Thỏa thuận để tiến hành đàm phán tại Phiên thứ ba sẽ diễn ra trong tháng 11/2023 tại Nairobi (Kenya) và các phiên tiếp theo trước khi thông qua vào cuối năm 2024.

Kết quả quan trọng đạt được từ phiên đàm phán tại Paris – Pháp (29/5 – 2/6/2023) là sự đồng thuận của 170 quốc gia thành viên Liên hợp quốc về việc chuẩn bị cho Bản dự thảo số “0” (Zero Draft) của Thỏa thuận toàn cầu chấm dứt ô nhiễm nhựa. Phiên đàm phán tại Paris cũng thống nhất quan điểm về cách tiếp cận theo toàn bộ vòng đời của nhựa, tạo ưu tiên cho những công cụ cần thiết giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, từ khâu thiết kế sản phẩm đến xử lý rác thải sau khi sử dụng, khuyến khích các lựa chọn thay thế bền vững và thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.

Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ từ đoàn đàm phán liên ngành của Việt Nam, chủ trì bởi Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường, với kiến nghị cụ thể hơn cho các nội dung được chọn làm nghĩa vụ của Thỏa thuận trên cơ sở xem xét trình độ phát triển của từng nước, đặc biệt trong việc quản lý kế hoạch hành động quốc gia, báo cáo quốc gia và cơ chế giám sát, đánh giá cũng như chế tài xử lý vi phạm.

Hội thảo Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Kết quả đàm phán phiên thứ 2 và định hướng của Việt Nam cho các phiên tiếp theo, do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức
Hội thảo Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Kết quả đàm phán phiên thứ 2 và định hướng của Việt Nam cho các phiên tiếp theo, do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức

Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - BTNMT, nhấn mạnh “Thỏa thuận toàn cầu vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam có thể đẩy nhanh hoàn thiện các thể chế chính sách về môi trường, đặc biệt là quản lý chất thải nói chung, bao gồm chất thải nhựa; Nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi những hành vi thường ngày trong sử dụng đồ nhựa dùng một lần, tái sử dụng cũng như thu gom và phân loại rác thải tại nguồn, tại hộ gia đình; trực tiếp thực hành những đổi mới, các giải pháp hữu ích thân thiện trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhựa và thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất”.

Ông Hoàng Thành Vĩnh, Quản lý Chương trình hóa chất, chất thải và kinh tế tuần hoàn, UNDP Việt Nam, đơn vị trực tiếp đầu tư thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa, đồng thời chủ trì Ban thư ký NPAP Việt Nam, cho biết: “NPAP và UNDP Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng đoàn công tác liên ngành của chính phủ tại các phiên đàm phán tiếp theo, thông qua những hỗ trợ kỹ thuật, huy động các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, các đơn vị ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và quốc tế, hiệp hội và đơn vị nghiên cứu, tham gia và đóng góp ý kiến phù hợp với điều kiện trong nước và hài hòa với thông lệ của quốc tế nhằm xây dựng một bản đề xuất của Việt Nam hướng tối một Thỏa thuận toàn cầu chấm dứt ô nhiễm nhựa”.

TS. Quách Thị Xuân, Trưởng Đại diện Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương Việt Nam – đơn vị đồng hành cùng Đoàn công tác liên ngành của chính phủ tại INC-2, chia sẻ rằng: “Hiệp ước nhựa toàn cầu là cơ hội để các nước cùng nhau giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các nước phải cân nhắc kỹ mức cam kết của nước mình để đảm bảo đồng thời các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Do vậy, PE khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng đoàn Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu với mong muốn Việt Nam sẽ thể hiện quan điểm tiến bộ, ủng hộ quá trình ra quyết định dân chủ, ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp hướng đến giảm nhựa và ô nhiễm nhựa trên cơ sở tham vấn rộng và sâu các bên liên quan trong và ngoài nước”.

Tại hội thảo Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Kết quả đàm phán phiên thứ 2 và định hướng của Việt Nam cho các phiên tiếp theo, do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức diễn ra ngày 11/8, đại diện của các bộ ban ngành (như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…) và đối tác khác, gồm doanh nghiệp (Dow Viet Nam, TOMRA…), các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế (như PEVN, VPA, UNDP, WWF, IUCN…) cũng chia sẻ quan điểm và những giải pháp hữu ích, trong đó gắn quy định với từng hành động thực tiễn chống lại ô nhiễm nhựa.

Một trong các kiến nghị là sự chuẩn bị thực hiện Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trên cơ sở gắn kết và tạo cơ hội cho mạng lưới lao động phi chính thức, vừa thúc đẩy thu gom và tái chế rác thải nhựa một cách hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển toàn diện; hay nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom và nâng cao năng lực cho người lao động để sẵn sàng khi Thỏa thuận toàn cầu được thông qua.

Kết thúc phiên thảo luận, các đại biểu có hình dung rõ ràng hơn quá trình đàm phán của Thỏa thuận toàn cầu về nhựa và sự chuẩn bị của Việt Nam hướng tới INC-3. Đặc biệt, nhiều đối tác đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động riêng, đón đầu những thay đổi về chính sách theo hướng tích cực, khi Việt Nam chung tay cùng khu vực và thế giới giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, định hình nền kinh tế nhựa tuần hoàn và bền vững.

Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP)

Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), chủ trì bởi UNDP Việt Nam, là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và các đối tác khác để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động.

Trưởng Nhóm Công tác (Leadership Board) của Chương trình là Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cùng 34 đại diện cấp cao thuộc các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp tích cực chống ô nhiễm nhựa ở Việt Nam, đã thông qua kế hoạch hoạt động năm 2023 và định hướng đến năm 2025, trong đó tập trung thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo, khơi dòng tài chính; phổ biến chính sách; và phát triển toàn diện trong chuỗi giá trị nhựa.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm