Tag
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Việt Nam đã vượt qua đỉnh điểm khó khăn và có thể đạt 6,5% GDP năm 2022

Tin tức 21/10/2021 13:32
aa
TTTĐ - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam đã vượt qua đỉnh điểm khó khăn và tin rằng, nền kinh tế sẽ “trở lại phong độ mới, đạt mục tiêu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội. Năm 2022 chúng ta có thể phấn đấu con số 6,5% GDP”.
Unilever Việt Nam hỗ trợ phụ nữ vươn lên phục hồi kinh tế sau đại dịch Dự án “Khuê” - màu sắc mới của âm nhạc Việt Nam

Sáng 21/10, Quốc hội thảo luận tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ sáng 21/10
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ sáng 21/10

Phát biểu tại cuộc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đây Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố theo đuổi mục tiêu “Zero Covid” nhưng tất cả những cách làm hiện nay đề thể hiện chúng ta kiểm soát dịch theo hướng này, hướng tới mục tiêu đảm bảo cao nhất sức khỏe và tính mạng của người dân.

Dù vẫn cố gắng đảm bảo mục tiêu trên nhưng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng ta phải chấp nhận vi rút này ngày càng có biến thể, khó kiểm soát, không thể loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh ra khỏi cộng đồng.

“Chúng ta phải chấp nhận thực tế không thể đưa con số nhiễm như TP HCM về 0. Đây là điều không tưởng và khó khăn. Phải chấp nhận một tỷ lệ trong cộng đồng nhưng phải kiểm soát được tỷ lệ tử vong”, tư lệnh ngành Y tế nói.

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phải thích ứng với dịch bệnh ở thời điểm hiện tại bằng vắc xin, thuốc và tuân thủ 5K.

Chủ tịch nước lưu ý: “Không được chủ quan, đơn giản hóa mà điều kiện tiên quyết vẫn là 5K, vẫn là vắc xin và thuốc. Thích ứng nhưng có kiểm soát tốt, không được từ cực này sang cực khác dẫn tới hậu quả”. Chủ tịch nước nhấn mạnh, với các ổ dịch mới nhất như ở Cà Mau, Phú Thọ, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Nam Định… cần phải kiểm soát, kiên quyết rốt ráo và kịp thời.

“Chúng ta không thể đóng cửa mãi đất nước, các nước họ cũng đã mở cửa, mình phải tiếp tục mở cửa để giải quyết việc làm, thu nhập, hoạt động kinh tế, xã hội, nhưng bên cạnh đó phải đề cao cảnh giác vì Covid-19 vẫn de dọa”, Chủ tịch nước nói thêm.

Dù đánh giá, trong năm qua, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp, hụt thu ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, Chủ tịch nước bày tỏ niềm tin vào sự hồi phục, vươn lên trong thời gian tới: “Vừa qua mới mở cửa 1 bước, không khí làm ăn của các doanh nghiệp trên cả nước rất tốt. Bên cạnh nhiều tấm gương tốt như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… có 1 số địa phương vươn lên mạnh mẽ như các tỉnh Đông Nam Bộ. TP HCM có chương trình tái thiết hết sức quyết liệt”.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đã vượt qua đỉnh điểm khó khăn và tin rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ “trở lại phong độ mới, đạt mục tiêu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội. Năm 2022 chúng ta có thể phấn đấu con số 6,5% GDP”.

Về cải cách tiền lương, theo Chủ tịch nước, Việt Nam đã có kế hoạch từ năm ngoái nhưng chậm lại. Từ kỳ trước, chúng ta đã vượt thu rất lớn nên chúng ta đưa ra chủ trương nếu vượt thu ở địa phương nào sẽ để lại 50% để tăng lương. Số mà chúng ta để lại đạt 600-700 ngàn tỉ, gần đủ khả năng có thể cải cách được một bước tiền lương.

Chủ tịch nước cho biết, có 2 lý do dẫn tới lùi cải cách tiền lương. Thứ nhất, Việt Nam vừa trải qua dịch bệnh quá lớn, đặc biệt tại TP HCM và 1 số tỉnh nên hết nguồn thu và nguồn chi, phải sử dụng 1 số quỹ trong đó có quỹ vượt thu dành cho tiền lương. Thứ hai, đời sống của người dân nói chung còn đang khó khăn, nhất là công nhân nông dân, những người thiếu việc làm rất lớn…

Tuy nhiên, Chủ tịch nước khẳng định không thể kéo dãi mãi việc lùi cải cách tiền lương. Trước mắt, phải có chính sách hỗ trợ, nâng lương 1 bước cho những người về hưu trước 1995 vì số này đang hưởng mức lương quá thấp.

Thứ hai phải tiếp tục sản kinh doanh, dành dụm nguồn lực tốt hơn để những năm tiếp theo có kế hoạch báo cáo quốc hội để tiếp tục nâng lương để động viên đời sống, góp phần giải quyết tham nhũng. Dù vậy, việc tăng lương phải trên cơ sở có nguồn thu, không thể đi vay để tăng lương.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã Tin tức

Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, quy định Chủ tịch UBND tỉnh “trong trường hợp cần thiết” là chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập, thiếu thống nhất trong tổ chức thi hành...
Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Nếu không có quyền chất vấn, đại biểu HĐND sẽ khó có thể yêu cầu Chánh án hoặc Viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề đối thoại công khai với đại biểu và cử tri...
Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp Tin tức

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

TTTĐ - Qua tổng hợp sơ bộ cho thấy, về cơ bản đại đa số các ý kiến đồng tình và bày tỏ sự thống nhất cao với sự cần thiết phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả Tin tức

Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Chiều 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động xây dựng và phát triển ngành ngoại giao tới năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” Tin tức

Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”

TTTĐ - Việc sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” và thông qua sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bằng uy tín đối với Nhân dân, đồng nghiệp. Đồng thời, xác định chất lượng là quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn…
Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Sáng 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025 Tin tức

Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2025. Thời gian tổ chức đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở và xã, phường sẽ diễn ra vào đầu quý III/2025.
Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới Tin tức

Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới

TTTĐ - TP Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương...
Xem thêm