Vén màn “hậu trường” ngành quản trị nhân lực
Buổi tòa đàm đem đến nhiều chia sẻ đáng giá với góc nhìn chuyên môn, khách quan về ngành Nhân sự.
Bài liên quan
Dùng ý tưởng “khởi nghiệp toàn cầu” để thúc đẩy kinh tế số
RMIT mở ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số
Công nghệ Blockchain dự báo tương lai ngành tài chính
Từ bỏ 2 đại học ở Úc, nữ sinh 2K chọn RMIT để “chắp cánh ước mơ”
Trung tâm Chế tác công nghệ cao Đại học RMIT in thành công đĩa đệm cột sống 3D
RMIT xếp hạng hàng đầu thế giới về nghiên cứu blockchain
Tham dự buổi tọa đàm Triển vọng nghề nghiệp ngành Quản trị Nguồn nhân lực có chị Đỗ Thùy Dương - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hội tụ Nhân tài – TalentPool; chị Nguyễn Thị Thu Giang - Quản lý cấp cao, Bộ phận Dịch vụ CNTT, Navigos Group và anh Lã Đan Trung - Chuyên gia Đào tạo và Huấn luyện, Học viện Ford, đồng thời là một cựu sinh viên RMIT. Cả ba khách mời đều là những người có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý nhân sự và đã đem đến nhiều chia sẻ đáng giá với góc nhìn chuyên môn, khách quan cho phụ huynh và học sinh.
Vai trò của người làm nhân sự trong xã hội hiện nay
Khi được hỏi về định nghĩa ngành Quản trị nhân sự, chị Dương cho biết tính chất của công việc có thể thay đổi tùy theo bối cảnh và môi trường khác nhau. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì yếu tố con người vẫn luôn là một trong ba trụ cột cần thiết để tạo nên một tập thể vững mạnh bên cạnh yếu tố tài chính và kỹ thuật. Ngày nay, yếu tố đó càng được coi trọng so với những nguồn vốn hữu hình, vì câu hỏi quan trọng nhất một doanh nghiệp cần trả lời luôn là: Liệu có đủ nguồn nhân lực chất lượng để triển khai tất cả những ý tưởng tuyệt vời của họ hay không?
Buổi tòa đàm đem đến nhiều chia sẻ đáng giá với góc nhìn chuyên môn, khách quan về ngành Nhân sự |
Cùng quan điểm với chị Dương, chị Giang nhận định từ trước đến nay và kể cả sau này, con người vẫn sẽ đóng vai trò là chủ thể của doanh nghiệp và là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. Trong suốt một thập kỷ qua, quản trị nhân sự đã có sự chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được tầm quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khi nhân sự không còn là nghề nhàn rỗi và tuyển dụng không đơn thuần là “tìm người”...
Ngành nhân sự vốn được biết đến với ba nhánh nghề chính là lương thưởng, tuyển dụng và đào tạo. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, quản lý nhân sự cần đa năng hơn trong công việc, đồng thời cần có tính thích ứng cao và kỹ năng đa dạng. Điển hình, bên cạnh việc thành thạo ba yếu tố chủ đạo kể trên, người làm quản trị nhân lực thời đại mới còn cần có khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến trải nghiệm của người lao động như tham vấn tâm lý trong môi trường công sở đa văn hóa với nhiều sức ép hay xây dựng và phát triển cộng đồng văn hóa trong doanh nghiệp.
Ngành Quản trị Nguồn nhân lực hấp dẫn, thú vị và cũng nhiều thách thức |
Là một nhánh quan trọng của nghề Nhân sự, việc tuyển dụng giờ đây cũng không chỉ đơn thuần là “tìm người” mà là cả một quá trình làm việc chặt chẽ với các phòng ban để thực sự hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ. Cụ thể, để tuyển được một ứng viên cần phải qua các bước cơ bản như đi tìm, sàng lọc, đánh giá và đàm phán về chế độ lương thưởng chính sách với ứng viên để đưa nhân tài về công ty – một phần việc tưởng như đơn giản nhưng thực chất khá phức tạp.
Tiếp đó, người làm tuyển dụng cần có chiến lược đào tạo, phát triển phù hợp cũng như tổ chức các hoạt động kết nối nhằm giữ chân nhân tài. Có thể thấy, lĩnh vực tuyển dụng nói riêng và ngành Nhân sự nói chung giờ đây đã mở rộng và phát triển mạnh mẽ, vươt xa khỏi những định kiến hạn hẹp trước đây.
Điều kiện cần và đủ để theo học ngành Quản trị nhân sự
Theo chị Đỗ Thùy Dương, để thành công, tính cách không hẳn đóng vai trò quyết định mà thay vào đó là kỹ năng và giá trị sống của mỗi cá nhân. Theo chị, đối với nghề Quản trị nguồn nhân lực, tố chất quan trọng nhất là sự quan tâm và mong muốn phát triển con người, muốn được tương tác với con người và thậm chí là tìm hiểu cả những phần tối trong họ. Ngoài ra, công việc này đòi hỏi những kỹ năng mà không phải lúc nào cũng đo lường được bằng con số nên để chứng minh bản thân là một Quản lý Nhân sự giỏi là điều không hề dễ dàng.
“Người làm nghề Quản trị Nhân sự cần chấp nhận rằng mình làm vì hạnh phúc nội tại của bản thân hơn là trông đợi sự ghi nhận ở bên ngoài”, chị Dương chia sẻ.
Làm nghề Nhân sự cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong việc tuyển dụng khi không có một công thức rõ ràng nào cho việc đó hay cân bằng giữa các lợi ích khác nhau của người lao động và chủ sử dụng lao động. Đồng thời, những người làm nghề cũng cần khéo léo trong cách xử lý tình huống không mong muốn như sa thải hay đàm phán chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, RMIT Việt Nam đã đưa Cử nhân Quản trị nguồn nhân lực vào chương trình đào tạo |
Các chuyên gia chia sẻ thêm, dù ngành Quản trị Nhân lực có mức lương hấp dẫn nhưng các công ty vẫn rất chật vật để tìm được nhân tài trong ngành Quản trị nhân lực, đặc biệt là quản lý cấp trung và cao cấp. Một lý do có thể kể đến là ở Việt Nam hiện nay rất hiếm trường đại học đào tạo sâu chuyên ngành này. Có thể nói, cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của người làm nhân sự đang và sẽ rất lớn trong tương lai.