Tag

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Người Hà Nội 01/11/2022 14:02
aa
TTTĐ - Đầu tháng 12, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội sẽ được diễn ra tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm; Sân khấu: Đền Bà Kiệu dọc theo trục đường phố Đinh Tiên Hoàng đến ngã tư giữa phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài và triển lãm áo dài trong không gian tượng đài Lý Thái Tổ. Đây là một trong một trong những hoạt đông góp phần vào phục hồi, phát triển, du lịch Thủ đô sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đồng thời cũng là dịp khai thác và tôn vinh tà áo dài truyền thống Việt Nam.
Sắp diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022

Bao nhiêu năm qua, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Trang phục cổ truyền này làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á Đông.

Người phụ nữ Hà Nội kiêu sa, đài các, thanh lịch, duyên dáng trong tà áo dài
Người phụ nữ Hà Nội kiêu sa, đài các, thanh lịch, duyên dáng trong tà áo dài

Áo dài, một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, được xuất hiện trong từng lời ca, câu thơ và cả những bộ phim ảnh. Trong bài "Em trong mắt tôi" của nhạc sỹ Nguyễn Đức Cường từng thể hiện tình yêu với tà áo dài qua câu hát:

“Em đẹp không cần son phấn

Xinh... thật xinh... thật xinh, rất hiền

Không quần jeans, giầy cao gót

Em chọn riêng mình em áo dài duyên dáng”.

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã được coi như một biểu tượng Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài Việt được thẻ hiện bằng cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai tà áo thướt tha. Chiếc áo dài Việt cũng đầy nữ tính, gợi cảm.

Nếu người phương Tây thích khoe cổ, khoe tay thì chiếc áo dài với đường lượn ở đáy eo cũng đã tạo nên bao sự gợi cảm, cuốn hút.

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Chiếc áo dài xưa có độ dài vừa phải, không lê thê phết gót mà cũng không ngắn đến quá đầu gối. Eo áo rộng nhưng cũng tạo dáng thắt đáy lưng ong. Vai tròn, ngực tròn dù bên trong chỉ mặc áo yếm. Áo dài xưa thường có màu trắng hoặc màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, tím nhạt, tuyền đen, vàng mơ mặc với quần đen hoặc trắng, ống quần không quá rộng...". Chất liệu chủ yếu bằng lụa là.

Trong vòng 100 năm qua, chiếc áo dài Việt Nam đã trải nhiều biến đổi, thăng trầm. Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ đến năm 1935, hoạ sĩ Lê Phổ là người đầu tiên cách tân chiếc áo dài Việt Nam. Ông vẫn giữ phong cách của áo dài cổ điển nhưng tiện dụng và tân thời hơn với áo dài được may ôm hơn, cổ thấp hơn, chiều dài áo ngắn hơn một đoạn.

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu đã đem lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam, đã tạo nên một ấn tượng đẹp cho áo dài .

Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài đã có vị trí rất vững chắc trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉn chu.

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Đặc biệt tại Hà Nội, nơi phố xá hiện đại, chị em phụ nữ vẫn rất thích diện những chiếc áo dài.

“Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi

Ánh đèn giăng mắc muôn nơi áo màu tung gió chơi vơi”.

Từ thuở xa xưa trong câu hát của nhạc sĩ Hoàng Dương đến nay, chưa bao giờ chiếc áo dài vắng bóng trên đường phố Hà Nội. Vào những ngày đầu đông thời tiết đẹp và chiều lòng người như thế này, phụ nữ Hà Nội lại xúng xính với áo dài. Muôn màu muôn vẻ từ Hồ Gươm, quanh phố Phan Đình Phùng, Phùng Hưng, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến các vườn hoa cúc họa mi…

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Phố phường Hà Nội rực rỡ sắc màu, mềm mại với những tà áo dài tung bay trong gió. Ngắm nhìn các chị, các em, các mẹ, các bà dịu dàng, tự tin tỏa sáng trong tà áo dài, ta thấy trong lòng như cất lên những bản nhạc vui. Thành phố trở nên đẹp hơn, đáng yêu, đáng sống hơn bao giờ hết.

Trang phục đặc trưng này còn trở thành đồng phục trong nhiều môi trường làm việc, bởi không chỉ tôn dáng, áo dài còn đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người mặc. Chị Nguyễn Thị Tám (giáo viên một trường THCS tại Hà Nội) chia sẻ: “Mình đặc biệt rất thích mặc những tà áo dài, mình luôn lựa chọn trang phục này không chỉ trong những dịp lễ, tết, mà còn sử dụng hàng ngày rất thường xuyên.

Khi đi làm, đi chơi, du lịch hay chụp ảnh với bạn bè, chúng tôi thường lựa chọn áo dài, bởi không chỉ đẹp, mà còn như được tự hào, được tôn vinh thêm vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng của người con gái Hà Nội, người con gái Việt Nam".

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Có thể nói, văn hóa mặc áo dài đang ngày càng trở thành thói quen của nhiều phụ nữ Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Áo dài đang ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống của người dân, là trang phục được phụ nữ lựa chọn mặc trong những ngày lễ Tết, dịp kỷ niệm quan trọng, trong công sở, trường học…

Ở hầu hết các cuộc thi người đẹp của Việt Nam, trang phục áo dài luôn là một phần thi bắt buộc. Các hoa hậu Việt Nam khi tham gia thi nhan sắc quốc tế, đều chọn áo dài là trang phục dân tộc để trình diễn, bởi khó có thể tìm được bộ trang phục nào thể hiện tốt nhất bản sắc văn hóa Việt Nam như áo dài.

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội càng tỏa sáng với tà áo dài

Vậy nên tháng 12 này, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội sẽ được tổ chức hết sức trang trọng, sáng tạo, độc đáo chắc chắn sẽ thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng.

Đây không chỉ là hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam mà còn là cơ hội để quảng bá tà áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam; Tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác, ký kết cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nhà thiết kế thời trang áo dài, các nghệ nhân, nghệ sĩ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm