Tag

Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa ở Đông Nam Á giữa đại dịch

Quốc tế 20/08/2020 15:12
aa
TTTĐ - Dường như vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa tạm thời bị lãng quên khi cả khu vực Đông Nam Á đang phải căng mình chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
0408 anh 2
Kể từ khi Thái Lan thực hiện phong tỏa vì dịch Covid-19, lượng rác thải nhựa đã tăng lên từng ngày (Ảnh: Tibor Krausz)
Xử lý hơn 1.000 vụ việc ô nhiễm môi trường trong sáu tháng đầu năm Tái chế rác thải, gây quỹ học bổng “Vì mái trường xanh” Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia Giảm thiểu rác thải nhựa: Cần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tuần hoàn

Lo sợ lây virus

Adam Reza, 29 tuổi, ở Malaysia ước tính việc sử dụng đồ nhựa của mình đã tăng lên đến 80% trong thời gian nước này áp dụng lệnh phong tỏa, hầu hết người dân phải ở trong nhà hơn 90 ngày.

“Tôi không phải là người luôn ý thức về môi trường nhưng trước khi có lệnh phong tỏa, tôi đã cố gắng lưu tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, bây giờ tôi thực sự không quan tâm nhiều đến nó. Tại các khu vực công cộng hay nhà hàng, tôi muốn sử dụng đồ dùng bằng nhựa dùng một lần vì tôi lo sợ sự lây lan của virus”, anh kể.

Người tiêu dùng trên khắp thế giới bị “mắc kẹt” ở nhà trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 22 triệu và hơn 790.000 người tử vong. Việc sử dụng nhựa dùng một lần đã tăng vọt làm dấy lên lo ngại về tái chế và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Nhiều người phụ thuộc vào các dịch vụ giao đồ ăn và các nền tảng mua sắm trực tuyến để mua hàng và duy trì kết nối dẫn đến sự gia tăng của các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo ước tính của nhóm bảo vệ môi trường Ocean Conservancy (Mỹ) hơn 50% trong số 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm đến từ Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan, một phần vì những nước như Australia, Canada, Anh và Mỹ gửi lượng rác thải khổng lồ đến khu vực Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ qua.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi năm ngoái đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ottawa nếu Canada không chuyển trở lại lượng rác thải đã xuất khẩu sang quốc gia này.

Sau đó, các quốc gia đã tranh giành địa điểm đổ rác thay thế. Malaysia là một trong những quốc gia nằm trong danh sách thay thế đó cho đến khi Chính phủ nước này cũng có một động thái rõ ràng vào tháng 5/2019. Malaysia tuyên bố sẽ hồi hương 3.000 tấn rác thải nhựa về các nước như Mỹ, Nhật Bản và Pháp.

0411 anh 4
Một chiếc thuyền chuẩn bị cập bến đầy rác ở Manila vào năm 2019 (Ảnh: Reuters)

Nhu cầu tăng trở lại

Dường như vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa một lần nữa lại bị lãng quên khi các nước đang phải đau đầu chống dịch.

Ở Philippines, một phần rác thải nhựa xuất phát từ các dịch vụ giao nhận thực phẩm và hoạt động thương mại điện tử. Với hàng triệu người phải hạn chế di chuyển khi nước này ban hành lệnh phong tỏa, người tiêu dùng một lần nữa phải phụ thuộc rất nhiều vào việc giao hàng cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Điều này trở thành mối quan ngại với các nhà hoạt động môi trường.

Trước đó, một số thành phố thuộc vùng thủ đô Manila đã thu hẹp cuộc chiến chống rác thải nhựa. Ví dụ như thành phố Parañaque đã hoãn việc thực thi lệnh cấm dùng đồ nhựa sử dụng một lần từ tháng 6/2020 sang tháng 1/2021 do các doanh nghiệp phàn nàn về những khó khăn từ các biện pháp phong tỏa.

Quezon, thành phố lớn nhất Philippines, là nơi sinh sống của 3 triệu người cũng đã nới lỏng chính sách cấm sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần. Thay vì thực hiện lệnh cấm hoàn toàn bắt đầu từ tháng 7, chính quyền thành phố cho phép các doanh nghiệp sử dụng hết nguồn tài nguyên bao bì nhựa còn tồn kho miễn là họ thông báo cho cơ quan bảo vệ môi trường và quản lý chất thải.

Trung bình mỗi năm Indonesia tạo ra khoảng 6,8 triệu tấn rác thải nhựa, ước tính tăng 5% từng năm. “Việc gia tăng lượng rác thải nhựa chắc chắn rất đáng lo ngại, đặc biệt nếu không được quản lý và bị rò rỉ ra môi trường. Ngay cả rác thải y tế dùng một lần, chẳng hạn như khẩu trang, cũng được phát hiện là gây ô nhiễm các dòng sông”, ông Muharram Atha Rasyadi, nhà hoạt động môi trường tại tổ chức Greenpeace Indonesia cho biết.

Theo ông Siti Nurbaya Bakar, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia: “Chỉ trong vòng từ tháng 3 đến tháng 6, Indonesia đã thải ra hơn 1.100 tấn chất thải y tế”.

Bà Pichmol Rugrod thuộc tổ chức Greenpeace ở Đông Nam Á, cho biết, tại thủ đô Bangkok lượng rác thải từ đồ nhựa dùng một lần trung bình khoảng 2.115 tấn/ngày đã tăng lên 3.400 tấn/ngày trong tháng 4 kể tử khi Thái Lan áp dụng lệnh phong tỏa. Trên toàn đất nước, lượng rác thải nhựa tăng từ 5.000 tấn/ngày lên 6.300 tấn.Từ đầu năm 2020, Thái Lan bắt đầu thực hiện lệnh cấm dùng túi nhựa sử dụng một lần tại các cửa hàng lớn và các nhà bán lẻ. Quốc gia này hướng tới một lệnh cấm hoàn toàn vào năm 2021 nhằm giảm nạn ô nhiễm rác thải nhựa. Tuy nhiên, Thái Lan đang có xu hướng quay lại sử dụng đồ nhựa dùng một lần kể từ khi bắt đầu áp đặt lệnh phong tỏa hồi cuối tháng 3.

0410 anh 3
Rác thải nhựa lấp đầy một dòng kênh

Thái Lan thải khoảng 2 triệu tấn chất thải nhựa trong năm 2018 nhưng chỉ có 500.000 tấn được tái chế, phần lớn là chai nhựa. Khoảng 1,2 triệu tấn còn lại không được tái chế là túi nhựa, nắp chai, hộp nhựa.

“Người Thái không có thói quen phân loại rác thải. Khoảng 80% các loại rác này sẽ không được tái chế vì chúng bị ô nhiễm bởi thực phẩm bên trong”, bà Pichmol Rugrod nhận định.

Còn tại Singapore, rác thải nhựa cũng được tạo ra trong quá trình cách ly xã hội. Các bữa ăn do Chính phủ cung cấp 3 lần một ngày luôn được bọc chặt trong túi nhựa. “Tôi rất cảm kích những gì đã được cung cấp nhưng thật đáng lo ngại khi lượng nhựa đã được sử dụng bao gồm: Chai nước nhựa, bao bì thực phẩm, bao bì xà phòng vẫn tiếp tục tăng”, anh Ryan Chua, người dân tại nước này chia sẻ.

Vấn đề tương lai

Trong khi những vấn đề về môi trường đã được đặt sau những lo ngại về dịch bệnh, các nhà hoạt động và cơ quan giám sát môi trường cho rằng điều này có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn trong tương lai.

Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Malaysia, chất thải y tế trong giai đoạn vừa qua cũng tăng vọt. Bên cạnh đó, hiệp hội tái chế chất thải nhựa Malaysia cho rằng tình trạng thiếu các hoạt động tái chế trong thời kỳ phong tỏa sẽ làm gia tăng lượng rác tải nhựa ở nước này.

Ông Alizan Mahadi thuộc bộ phận công nghệ đổi mới và môi trường bền vững tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia, cho biết, các mối quan tâm trung và dài hạn liên quan đến rác thải nhựa phải được xem xét ngay cả khi các quốc gia đang đối mặt với đại dịch.

Ông Alizan cho rằng các nhà hoạch định chính sách phải tuân theo kế hoạch đã đưa ra trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, trong đó có việc mở rộng trách nhiệm của các nhà sản xuất trong nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, nhà sản xuất sẽ hướng tới các thiết kế thân thiện môi trường và quản lý tác động của các sản phẩm nhựa.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá Thế giới 24h

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập".
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng Thế giới 24h

Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đề xuất 3 nội hàm chính của hành lang kinh tế thế hệ mới.
Tăng cường giao lưu, gặp gỡ giữa lãnh đạo trẻ và thế hệ trẻ Việt Nam - Campuchia Thế giới 24h

Tăng cường giao lưu, gặp gỡ giữa lãnh đạo trẻ và thế hệ trẻ Việt Nam - Campuchia

Chiều 6/11, nhân dịp tham dự các hội nghị đa phương tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet.
Thủ tướng đề nghị công ty hoa hàng đầu thế giới hợp tác với Việt Nam Thế giới 24h

Thủ tướng đề nghị công ty hoa hàng đầu thế giới hợp tác với Việt Nam

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tào Vinh Căn, Chủ tịch Công ty TNHH Trung tâm Thương mại và Đấu giá Hoa Quốc tế Côn Minh (KIFA) cùng các lãnh đạo cấp cao của Công ty.
Đề nghị ADB hỗ trợ vốn cho các dự án lớn và khu vực tư nhân của Việt Nam Thế giới 24h

Đề nghị ADB hỗ trợ vốn cho các dự án lớn và khu vực tư nhân của Việt Nam

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn điện lực, năng lượng hàng đầu Trung Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam Thế giới 24h

Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn điện lực, năng lượng hàng đầu Trung Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 2 tập đoàn hàng đầu của nước này trong lĩnh vực điện, năng lượng, gồm Tập đoàn Huadian (Hoa Điện) và Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.
Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN Thế giới 24h

Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.
Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025.
Xem thêm