Tag

Văn hóa đọc - nét đẹp người Hà Nội

Người Hà Nội 05/10/2023 11:22
aa
TTTĐ - Là trung tâm chính trị, văn hóa nhiều đời, Thăng Long xưa, Hà Nội nay luôn tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Với môi trường đậm đà văn hóa và bản sắc riêng, văn hóa đọc đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bồi đắp tâm hồn, tính cách và tri thức cho những công dân Thủ đô.
Lan tỏa văn hóa đọc với tủ sách thiếu nhi ở khu chung cư Hà Nội Hà Nội miễn phí sử dụng thư viện để phát triển văn hóa đọc "Lớp học" ngoại ngữ và văn hóa độc đáo mang tên hướng dẫn viên du lịch "0 đồng"

Nếp nhà, nếp người

Thăng Long - Hà Nội có bề dày ngàn năm văn hiến. Thành phố ẩn chứa trong mình những nét đẹp văn hóa được duy trì qua từng nếp nhà, nếp người. Đó là truyền thống hiếu học, ham mê đọc sách, khám phá những chân trời kiến thức.

Bởi không có một người nào muốn giỏi, nắm bắt được tri thức "túi khôn" của nhân loại mà không thông qua con đường học tập và đọc sách. Dù xã hội có hiện đại đến đâu, dù các phương tiện nghe nhìn có phát triển đến đâu thì đối với những người ham đọc, ham học vẫn có những phương pháp, cách thức để thu nhận kiến thức của mình dưới nhiều hình thức.

Tủ sách được duy trì trong các gia đình Hà Nội
Tủ sách được duy trì trong các gia đình Hà Nội

Chẳng hạn, hiện nay, sách nói cũng khá phổ biến và cung cấp thêm một kênh cho những người bận rộn, tranh thủ nghe sách khi làm việc nhà, thư giãn trước khi ngủ, tránh hại mắt khi phải nhìn quá lâu vào thiết bị điện tử. Chị Thu Lê (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết có một thời gian dài thị lực chị kém, chị rất buồn khi tưởng mình phải từ bỏ thói quen đọc sách hàng ngày. Vậy nên khi tìm được sách nói chị mừng rỡ "như bắt được vàng".

"Giống như chương trình "Đọc truyện đêm khuya", giống như có một người đọc sách hộ mình vậy. Vừa làm việc nhà, vừa đi bộ thể dục hoặc tranh thủ trước khi ngủ, nghe sách mình cảm thấy vừa thu nạp thêm được kiến thức vừa như có người trò chuyện cùng, rất thú vị", chị Lê tâm sự.

Dù vậy, sau khi chạy chữa, mắt chị đã phục hồi trở lại, chị vẫn ưu tiên quay trở về cách đọc truyền thống. Chị cho biết: "Cầm trực tiếp quyển sách, mở từng trang, mắt đọc, trí não tiếp nhận và suy nghĩ, cảm giác vẫn "thấm" hơn. Mình vẫn duy trì cả hai cách đọc sách bằng mắt và nghe bằng tai. Mỗi thứ có một sự thú vị riêng. Sách với mình như một người bạn không thể thiếu hàng ngày".

Thói quen đọc sách mọi lúc mọi nơi
Thói quen đọc sách mọi lúc mọi nơi

Với nhiều gia đình tại Hà Nội dù diện tích căn nhà khá khiêm tốn nhưng vẫn luôn giành trang trọng một góc cho chiếc tủ sách. Nơi đó không phải chỉ là một nơi để trưng bày mà là nơi ghé thăm thường xuyên. Chị Hoàng Oanh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết cứ mỗi cuối tuần chị và các con lại cùng nhau dọn dẹp tủ sách.

"Tôi sẽ hỏi các con về những cuốn sách đọc được trong tuần, cùng bàn luận xem có điều gì hay, điều gì khác những cuốn mà cả nhà đã đọc trước đó. Rồi sau đó chúng tôi dọn những cuốn sách đã đọc, có thể là cất đi để đọc lại, cũng có thể sẽ mang quyên góp, tặng các bạn khác. Tuần nào nhà tôi cũng bổ sung thêm những cuốn sách mới vào giá sách. Chỉ mất khoảng 30 phút thôi nhưng đó là nếp sinh hoạt duy trì đều đặn nhiều năm nay và các con tôi rất thích điều này", chị Hoàng Oanh cho biết.

Với nhiều gia đình Hà Nội, tủ sách là nơi "phân chia thế hệ" và thể hiện truyền thống văn hóa trong gia đình rất rõ rệt. Hàng sách về nghiên cứu, văn học kinh điển thường sẽ là của ông bà, bố mẹ. Các phương pháp gìn giữ tổ ấm gia đình, dạy con tuổi dậy thì, dinh dưỡng, làm đẹp thường là của các bậc phụ huynh. Những tác phẩm văn học thiếu nhi, khám phá khoa học kì thú... sẽ là của các cháu nhỏ.

Các thế hệ cùng nhau đọc sách
Các thế hệ cùng nhau đọc sách

"Phân chia là thế nhưng đôi khi chính các con tôi cũng đọc sách nghiên cứu của ông bà và bản thân tôi cũng phải đọc sách thiếu nhi để biết các con đọc gì, nắm bắt được tâm lý, tình cảm của các con", anh Tuấn Linh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Bồi đắp tâm hồn

"Không thể duy trì thói quen đọc sách, nề nếp đọc sách trong các gia đình nếu như ông bà, bố mẹ không nêu gương. Vì thế, mua sách bất cứ lúc nào có cơ hội và đặc biệt cuối tuần đi nhà sách đã thành thông lệ của nhà mình", chị Hồng Ánh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) tâm sự. Thực tế cho thấy, vào những ngày cuối tuần, rất đông các gia đình Hà Nội, đặc biệt là gia đình trẻ tìm đến với các nhà sách, không gian đọc sách và mua sắm sách.

Sách - cây cầu nối đến tri thức
Sách - cây cầu nối đến tri thức

Những địa điểm lý tưởng cho việc bồi đắp văn hóa đọc của người Thủ đô là Phố Sách Hà Nội, Nhà sách Tân Việt (Roal City), Nhà sách Kim Đồng (55C Quang Trung), phố Đinh Lễ... Đặc biệt, không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm từ lâu đã thành một điểm hẹn, một nơi đọc sách, thư giãn lý tưởng với người Hà Nội.

Rất nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ mua sách tại Đinh Lễ xong mang sách ra lòng đường ngồi đọc. Mặc kệ sự ồn ào náo nhiệt xung quanh kia, mặc kệ những hoạt động tưng bừng mang tính tập thể, đọc sách là chìm vào một thế giới riêng. Chính vì thế, không gian phố đi bộ càng trở thành một địa điểm lý tưởng để người Hà Nội trải qua những ngày nghỉ cuối tuần quý báu của mình.

Hồ Gươm cũng là nơi lý tưởng cho việc đọc
Hồ Gươm cũng là nơi lý tưởng cho việc đọc

Năm nay, Hội sách Hà Nội được tổ chức tại đây vào 3 ngày cuối tuần cho thấy thành phố mang tinh hoa hội tụ, tô thêm nét đẹp cho phố đi bộ nói riêng và văn hóa người Hà Nội nói chung. Năm nào cũng vậy, háo hức mong chờ Hội sách từ những kì tổ chức ở Công viên Thống Nhất, Hoàng thành Thăng Long, năm nay nhóm bạn của chị Hồng Lam (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại ríu rít rủ nhau "đi Hội sách".

"Đi Hội sách giống như là một dịp hẹn hò, vừa thoải mái lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích vừa có thể cùng bạn bè ngồi lại bên nhau, kể về những cuốn sách mình mua được, đọc được trong thời gian qua, tâm tình bao nhiêu chuyện đời. Mình nghĩ đó là một nét sinh hoạt văn hóa rất đáng tự hào của người Thủ đô", chị Hồng Lam tâm sự.

Hội sách - ngày hội để phát triển văn hóa đọc
Hội sách - ngày hội để phát triển văn hóa đọc

Bạn trẻ Hải Yến, sinh viên Đại học Hà Nội cũng chia sẻ rằng cuộc sống hiện nay có quá nhiều điều vội vã, gấp gáp. Ai nấy đều cắm mặt vào cái điện thoại, sống nhanh, cảm xúc nhanh, mọi thứ cứ trôi tuột đi rất nhanh, chẳng để lại điều gì. Nếu không thong thả chậm rãi đọc sách thì chẳng những kiến thức của mình ngày càng hạn hẹp mà tâm hồn cũng chai cứng, thô sần đi, không còn biết rung cảm nữa. Bởi thế, rất cần những Hội sách để thêm một dịp chúng ta được tăng cường văn hóa đọc.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm